3.2. Giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động huy động vốn tại MSB – CN
3.2.5. Gắn liền việc tăng cường huy động vốn với sử dụng vốn có hiệu quả:
Trong hoạt động ngân hàng, giữa nguồn vốn và sử dụng vốn có quan hệ thường xuyên, tác động hỗ trợ lẫn nhau, chi phối lẫn nhau. Nguồn vốn là cơ sở, là tiền đề để ngân hàng thực hiện công tác sử dụng vốn. Nhưng chỉ khi ngân hàng tiến hành cho vay quay vịng vốn thì nguồn vốn mới sinh lời. Do đó, sử dụng vốn là căn cứ quan trọng để ngân hàng xác định nguồn vốn cần huy động.
Nước ta đang trong giai đoạn trong cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước nên việc đầu tư tín dụng có chiều hướng tăng trưởng mạnh. Nhưng việc mở rộng tín dụng phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn vốn và tăng trưởng. MSB Đống Đa cần đưa ra các giải pháp thích hợp cho việc huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả:
Thường xuyên bám sát chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội của thành phố, bám sát mục tiêu, biện pháp của ngành. Nắm chắc thị trường, cả thị trường hiện tại và thị trường dự báo để xây dựng chiến lược tổng thể về bề rộng của thị trường.
Thực hiện phương châm cho vay an tồn - hiệu quả. Kế tốn cho vay phải tuân thủ nghiêm ngặt các tỷ lệ giới hạn an toàn vốn trong kinh doanh được qui định trong Luật NHNN và Luật Các TCTD bao gồm: tỷ lệ đảm bảo an toàn về khả năng chi trả gồm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh tốn theo qui định của NHNN; tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu; tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay trên vốn huy động; tỷ lệ cho vay tối đa trên vốn tự có; tỷ lệ chuyển hố vốn; tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ...
MSB cần làm tốt vai trị trung gian tài chính, một mặt tăng cường tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, mặt khác cần nâng cao chất lượng tín dụng, tăng thị phần vào các Tổng cơng ty đã có tín nhiệm trong thị trường vay vốn với ngân hàng, chú trọng cho vay tiêu dùng trong cán bộ công nhân viên... Việc cho vay phải đảm bảo cân đối giữa tiền gửi và tiền vay. Tính tốn lợi ích nhiều mặt nhưng cho vay phải bù đắp chi phí, trích lập quĩ rủi ro và có lợi nhuận. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra, phân tích chất lượng những khoản cho vay, kịp thời xử lý những phát sinh ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh của MSB.
MSB Đống Đa cần cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn, đảm bảo sự tương ứng về thời hạn và lãi suất cho nguồn vốn nào thì cho vay loại hình đó. Tuy nhiên, trong điều kiện có chênh lệch giữa nguồn vốn huy động và cho vay, ngân hàng có thể cân đối vốn cho vay bằng cách: nếu có nguồn vốn ngắn hạn có tính ổn định cao hoặc nguồn vốn thường xuyên luân chuyển ngân hàng có thể sử dụng để cho vay trung dài hạn. Việc sử dụng tất nhiên phải chú ý đến một tỷ lệ nhất định.