Tình hình tài sản bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạt động cho vay vốn TDĐT của nhà nƣớc tại NHPT chi nhánh hải phòng (Trang 64 - 98)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch

2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) 1.Tổng số dự án cho vay 91 100 90 100 84 100 2.Số dự án có TSĐB 82 90,10 89 98,89 81 96,42 . 3.Gía trị TSĐB theo đánh giá của Chi nhánh

7.211.898 98,94 6.900.720 101,33 6.524.700 104,15 (311.178) (4,31) (376.020) (5,45)

4.Dư nợ TDĐT 7.288.681 100 6.809.589 100 6.264.347 100 (479.092) (6,57) (545.242) (8,01)

Nhìn chung, số các dự án có tài sản bảo đảm là tương đối cao.Nhìn vào bảng số liệu 2.12 có thể nhận năm 2014 giá trị tài sản đảm bảo theo đánh giá của Chi nhánh là 6.900.720 triệu đồng, so với dư nợ tín dụng của năm đã tăng lên đến 101,33%. Đến năm 2015 giá trị tài sản đảm bảo là 6.524.700 triệu đồng , so với dư nợ tín dụng đã tăng đến 104,15 triệu đồng Đến hết năm 2015, ngoại trừ chương trình kiên cố hóa kênh mương, Chi nhánh cịn 3 dự án khơng có tài sản bảo đảm trong đó 2 dự án thuộc chương trình đánh cá xa bờ (đã xử lý tài sản) và 1 dự án Nuôi tôm thương phẩm phát sinh vay từ năm 1997. Về giá trị, theo đánh giá của Chi nhánh giá trị tài sản bảo đảm luôn đảm bảo dư nợ vay. Tuy nhiên, công tác đánh giá giá trị tài sản bảo đảm định kỳ theo quy định đôi khi cịn nặng về hình thức, chưa nhìn nhận đúng bản chất của vấn đề

+ Số dự án có nợ quá hạn/Tổng số dự án cho vay

Qua thống kê tại Bảng 2.11 cho thấy, số dự án có nợ q hạn (gốc, lãi) khơng có xu hướng giảm nhiều. Tỷ lệ dự án có nợ quá hạn so với tổng số dự án do Chi nhánh quản lý luôn ở mức từ 30-37% trong cả giai đoạn nghiên cứu. Có dự án khơng trả nợ trong nhiều năm. Khá nhiều các dự án thuộc khối kinh tế địa phương có phát sinh trả nợ nhưng khơng đầy đủ theo HĐTD. Xét trong số 24 dự án khơng có nợ q hạn (gốc, lãi) thời điểm năm 2013 cũng cần loại trừ 13 dự án thuộc SBIC đang hạch tốn khoanh nợ như vậy chỉ có 11 dự án trả nợ đầy đủ (chiếm tỷ lệ 12% tổng số dự án Chi nhánh đang quản lý) cho thấy hiệu quả chưa cao trong công tác thu nợ của Chi nhánh.

2.3. Các kết luận, phát hiện qua nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vayvốn TDĐT của Nhà nước tại Ngân hàng phát triển Chi nhánh Hải Phịng: vốn TDĐT của Nhà nước tại Ngân hàng phát triển Chi nhánh Hải Phịng:

2.3.1.Thành cơng:

Để thực hiện CNH-HĐH đất nước cần phải đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, tăng hàm lượng khoa học trong sản xuất kinh doanh, tạo nên những bước chuyển biến về chất và lượng của lực lượng sản xuất, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng hố, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong thời gian qua, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đã được các Bộ ngành, các địa phương và các đơn vị, cá nhân trong nền kinh tế triển khai thực hiện

Hoạt động cho vay vốn TDĐT của Nhà nước qua Chi nhánh NHPT Hải Phịng đã góp phần thúc đẩy đầu tư cho các dự án quan trọng và then chốt của nền kinh tế và các chương trình kinh tế lớn của Chính phủ phát triển cơng nghiệp cơ khí, cơng nghiệp phân bón hóa chất, tăng năng lực vận tải biển và trẻ hóa đội tàu của các doanh nghiệp vận tải biển trong nước, phát triển cơ sở hạ tầng kiên cố hóa kênh mương và đường giao thơng nơng thơn.

Với vai trị là một cơng cụ của Chính phủ trong việc thực thi chính sách TDĐT của Nhà nước trên địa bàn, Chi nhánh NHPT Hải Phịng đã ln bám sát thực tiễn kinh tế đất nước, đáp ứng nhu cầu vốn và hỗ trợ vốn cho nhiều dự án lớn quan trọng có tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố và hiện đại hố.

Có thể nhận thấy một số kết quả cơ bản trong giai đoạn 2013-2015 của Chi nhánh NHPT Hải Phòng thể hiện ở các mặt cụ thể sau:

a. Thông qua việc cho vay vốn TDĐT của Nhà nước đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế - xã hội, thu hút và tạo việc làm cho người lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước.

Tính đến thời điểm năm 2015, Chi nhánh NHPT Hải Phòng đã thực hiện cho vay gần 100 dự án với tổng số vốn cam kết lên đến 14.500 tỷ đồng, các dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, sản xuất kinh doanh đã phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội rất thiết thực, tạo việc làm trực tiếp cho gần 15.000 lao động và hàng ngàn lao động gián tiếp, tăng thu cho Ngân sách Nhà nước hàng năm gần 100 tỷ đồng.

Vốn TDĐT của Nhà nước qua Chi nhánh NHPT Hải Phòng quản lý tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn, nếu như trước năm 2000 nguồn vốn TDĐT của Nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phịng cịn khiêm tốn thì trong giai đoạn 2001-2006 vốn tín dụng đã đạt 3,1% và giai đoạn 2013-2015 đạt 4,2% tổng vốn đầu tư tồn xã hội. Qua đó góp phần làm tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội thể hiện qua việc tăng tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP.

b. Vốn TDĐT của Nhà nước góp phần nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp, tăng thu cho NSNN và giải quyết việc làm cho người lao động

Nhờ có nguồn vốn đầu tư dài hạn với hiệu ứng khuyến khích thơng qua lãi suất mà các doanh nghiệp có thể đầu tư phát triển cơ sở vật chất và năng lực sản xuất với máy móc, trang thiết bị, cơng nghệ hiện đại, giảm chi phí sản xuất. Các dự án được đầu tư bằng vốn TDĐT của Nhà nước đã giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, có thể thấy rõ nhất trong ngành cơng nghiệp đóng tàu, xi măng, phân bón.

c. Tạo tiền đề thúc đẩy các nguồn vốn khác tham gia đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội

Ngay từ khi triển khai các Nghị định của Chính phủ về TDĐT phát triển của Nhà nước, Chính phủ đã coi nguồn vốn TDĐT là nguồn vốn mồi, với mục tiêu thông qua việc được thẩm định và chấp thuận cho vay đầu tư thì các dự án có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn vốn khác cùng tham gia đầu tư dự án. Thực tế hoạt động TDĐT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Hải Phòng cho thấy đến thời điểm 31/12/2015 tổng mức đầu tư các dự án được Chi nhánh ký hợp đồng tín dụng cho vay đầu tư khoảng 22.252 tỷ đồng, trong đó số vốn vay đã ký hợp đồng tín dụng với Chi nhánh là 13.768 tỷ đồng (khoảng 61,7% TMĐT) (trong đó đã giải ngân 11.165 tỷ đồng), các nguồn vốn khác đã tham gia trên 38% TMĐT dự án (bao gồm nguồn vốn tự có của các chủ đầu tư (khoảng 15% tổng mức đầu tư), nguồn vốn vay thương mại và các nguồn vốn ODA khác…). Điều này cho thấy ý nghĩa của nguồn vốn TDĐT trong việc thu xếp vốn cho các dự án của chủ đầu tư.

d. Góp phần đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội:

Trong điều kiện của nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu vốn dành cho đầu tư ln có một vị trí đặc biệt quan trọng. Với Việt Nam, vốn đó trở thành một yếu tố mang tính then chốt nhất đáp ứng yêu cầu tăng trưởng trong những năm qua. Đối với địa bàn thành phố Hải Phòng, nguồn vốn TDĐT của Nhà nước đã thực sự là kênh huy động vốn quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội của thành phố.

Tỷ trọng vốn đầu tư bằng nguồn vốn TDĐT của Nhà nước tăng dần qua các năm, nguồn vốn quan trọng này đã hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất theo định hướng mục tiêu của Đảng và Nhà nước, đã đưa nhiều doanh nghiệp bước qua giai đoạn khó khăn do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực năm 1997 và tạo cơ sở vật chất quan trọng đối với

doanh nghiệp để có khả năng cạnh tranh khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân:

2.3.2.1.Hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động TDĐT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Hải Phòng vẫn còn tồn tại những hạn chế thể hiện trên các mặt sau:

a. Mức tăng dư nợ vay chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư trên địa bàn đặc biệt là trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng xã hội:

Dư nợ vay tuy có tăng nhưng khơng lớn, số dự án triển khai cho vay mới rất ít chưa tương xứng với tiềm năng của Chi nhánh. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế trên địa bàn Hải Phòng rất lớn nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn để cho vay đầu tư còn hạn chế, tổng số vốn cho vay đầu tư phát triển của Chi nhánh NHPT Hải Phòng đến thời điểm 31/12/2015 chưa đạt 5% nhu cầu đầu tư trong nước trên địa bàn. Việc cho vay đầu tư trước đây chủ yếu tập trung vào các dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tỷ trọng đầu tư cho các dự án hạ tầng kinh tế và dự án hạ tầng xã hội cịn thấp nên đóng góp cho việc giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội trong các lĩnh vực như xã hội hóa y tế, giáo dục, nhà ở dành cho người có thu nhập thấp cịn hạn chế; thậm chí một số lĩnh vực như xử lý mơi trường, cấp thốt nước, hạ tầng giao thơng cịn chưa được sử dụng vốn TDĐT của Nhà nước.

- Số lượng dự án mới đủ điều kiện để thẩm định cho vay còn hạn chế:

Do nhiều nguyên nhân khách quan, tuy nhiên cũng có những ngun nhân chủ quan do cịn nhiều vướng mắc trong thủ tục cũng như khả năng bảo đảm tiền vay và khả năng tài chính của các chủ đầu tư và các dự án dẫn đến hạn chế việc mở rộng cho vay của Chi nhánh.

- Công tác thẩm định dự án chưa mang tính chuyên nghiệp cao:

Chất lượng thẩm định về tính đầy đủ, hợp lý, hợp lệ của hồ sơ dự án, về việc tuân thủ đúng trình tự, thủ tục về đầu tư, về sự hợp lý của tổng mức đầu tư cũng như phân tích đánh giá năng lực tài chính của Chủ đầu tư cịn hạn chế. Hầu hết các dự án đều chưa khẳng định được số vốn tự có thực tế mà chủ đầu tư có thể tham gia dự án.

Khả năng hiểu biết, chuyên sâu về các lĩnh vực kỹ thuật, các ngành nghề cũng còn hạn chế dẫn đến việc xác định các thông số, các điều kiện tính tốn hiệu qua dự án bị hạn chế, chưa sát với thực tế thực hiện. Việc xác định tổng mức đầu tư, suất đầu tư chưa phù hợp với thực tế triển khai dự án.

Khả năng tiếp cận, cập nhật chương trình, cập nhật các thơng tin thực tế về dự án (như tình hình triển khai thực hiện dự án, tình hình liên quan tới địa điểm dự án…) cũng hạn chế. Tính chun nghiệp trong cơng tác thẩm định chưa cao, cũng ảnh hưởng tư tưởng chủ quan, xét đốn theo cảm tính dẫn đến một số kết luận thẩm định thiếu căn cứ, thậm chí khơng phù hợp với quy định.

Công tác dự báo trong dài hạn chưa thực sự hiệu quả cao, dẫn đến trong một số trường hợp Chi nhánh NHPT Hải Phòng còn ở thế bị động trước diễn biến bất thường của thị trường.

Đồng thời, khả năng thu thập, xử lý, đánh giá thơng tin của cán bộ tín dụng cịn hạn chế nên chất lượng thẩm định chưa cao, một số kết luận thẩm định còn mang yếu tố chủ quan, chưa đầy đủ các căn cứ.

b. Nợ quá hạn vẫn còn chiếm tỷ lệ cao:

Mục tiêu hoạt động của tất cả các tổ chức tín dụng là phải tạo ra lợi nhuận, NHPT là một tổ chức tài chính Nhà nước được Chính phủ thành lập nhằm mục tiêu hỗ trợ cho các lĩnh vực, chương trình, dự án trọng điểm của Nhà nước, hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận nhưng phải bảo tồn vốn, tuy nhiên tình trạng nợ q hạn tại Chi nhánh NHPT Hải Phịng ngày càng gia tăng, trong cả giai đoạn nghiên cứu luôn ở mức >4%/năm.

c. Công tác quản lý, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay cịn yếu kém:

Trước đây cơng tác bảo đảm tiền vay chưa được chú trọng nên nhiều dự án đã ký Hợp đồng bảo đảm tiền vay nhưng chưa được đăng ký giao dịch bảo đảm. Điều này đã gây khó khăn rất lớn trong việc thu hồi nợ khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm. Nhận thấy những tồn tại này, Chi nhánh đã tập trung khắc phục những vấn đề về hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay để đảm bảo quyền và lợi ích của NHPT nếu có tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên, do phần lớn dự án đang trong giai đoạn trả nợ nên CĐT thiếu thiện chí phối hợp hồn thiện hồ sơ. Hồ sơ cung cấp khơng đầy đủ, phần lớn các dự án có đầu tư tài sản gắn liền với đất đều không thể tiến hành đăng ký

giao dịch bảo đảm do khơng có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc chủ đầu tư chưa đăng ký sở hữu cơng trình gắn liền với đất.

Khó khăn lớn nhất trong cơng tác xử lý, thu hồi nợ hiện nay đối với Chi nhánh là các dự án có hồ sơ thủ tục về bảo đảm tiền vay không đảm bảo, những dự án không thực hiện việc đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định của Nhà nước và các dự án không nắm giữ được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên gặp nhiều khó khăn, thua thiệt trong trường hợp xử lý tài sản để thu hồi nợ.

Bên cạnh đó, cơng tác định giá, đánh giá lại tài sản bảo đảm cũng cịn mang tính hình thức. Cán bộ tín dụng vẫn có tâm lý e ngại khi giá trị tài sản qua đánh giá < dư nợ vay của dự án dẫn đến đa phần kết quả theo đánh giá là giá trị tài sản đều đảm bảo với mức dư nợ cùng thời điểm đánh giá. Về lâu dài, từ cán bộ chuyên quản đến các cấp quản lý đều nhìn nhận theo các con số đánh giá như vậy thì cơng tác định giá, đánh giá lại tài sản bảo đảm sẽ khơng cịn đạt được mục đích, ý nghĩa cũng như đáp ứng được yêu cầu quản lý đã đề ra.

2.3.2.2. Nguyên nhân :

a) Nguyên nhân khách quan

* Về cơ chế chính sách của Nhà nước

- Sự điều chỉnh liên tục các định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

của Nhà nước

Sự điều chỉnh này đã làm thay đổi trọng tâm ưu tiên phát triển kinh tế dẫn đến thay đổi đối tượng được hưởng và chính sách ưu đãi của Nhà nước. Hơn nữa các định hướng chiến lược phát triển lâu dài thường hướng tới mục tiêu xã hội mà chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả dự án nhưng xét thấy rằng, ưu tiên ĐTPT khơng có nghĩa là cứ phải mang vốn đến các vùng, các ngành khó khăn bởi vì sự phát triển mạnh của một ngành kinh tế ln có tác dụng lơi kéo các ngành kinh tế khác phát triển theo.

- Chính sách TDĐT của Nhà nước về lãi suất thay đổi qua các thời kỳ dẫn đến những khó khăn trong cơng tác thu hồi nợ

Theo quy định trước đây, lãi suất vay vốn được cố định trong suốt thời gian vay vốn điều này đã dẫn đến tình trạng nhiều chủ đầu tư cố tình chiếm dụng vốn do được vay với lãi suất thấp. Đến thời điểm hiện nay tỷ lệ nợ quá hạn tập trung vào

đối tượng được hưởng lãi suất 3%/năm, 5,4%/năm và 6,6%/năm cao hơn so với tỷ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạt động cho vay vốn TDĐT của nhà nƣớc tại NHPT chi nhánh hải phòng (Trang 64 - 98)