Giải pháp khác:

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạt động cho vay vốn TDĐT của nhà nƣớc tại NHPT chi nhánh hải phòng (Trang 87 - 90)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp:

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay vốn tín dụng đầu tư tại Ch

3.3.3. Giải pháp khác:

* Nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư bằng các đề xuất, các chế tài tín dụng thích hợp:

Việc mức lãi suất giữ một khoảng cách xa so với lãi suất của hệ thống NHTM nên quy định mức lãi suất phạt quá hạn đối với chủ đầu tư khơng hồn thành nghĩa vụ trả nợ bằng 150% lãi suất trong hạn trở thành một quy định thiếu thuyết phục. Vì lãi suất quá hạn 150% vẫn thấp hơn lãi suất cho vay trong hạn tại các ngân hàng thương mại. Chủ đầu tư sẽ thà chịu lãi phạt còn hơn trả nợ. Trong tương lai, NHPT cần có các biện pháp chế tài tín dụng với liệu pháp mạnh để nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư. NHPT cần đề xuất với Chính phủ cơ chế nâng lãi suất phạt nợ quá hạn, đây là một trong những liệu pháp tiên quyết để ngăn chặn tâm lý chiếm dụng vốn giá rẻ. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy lãi suất phạt quá hạn nguồn vốn ODA vay của Kho bạc Pháp tài trợ cho các dự án cấp nước đô thị: Lãi suất cho vay rất ưu đãi (1%/năm) nhưng phần lãi suất phạt quá hạn rất nặng (cộng thêm 05 lần lãi suất trong hạn). Với lãi suất phạt nặng như vậy các đối tác vay vốn không thể tồn tại ý định chiếm dụng vốn, thậm chí ý thức sử dụng vốn vay cũng phải tính tốn kỹ lưỡng.

- Ưu đãi về bảo đảm nợ vay, các chủ dự án, chủ doanh nghiệp vi phạm hợp đồng tín dụng, mất uy tín trong quan hệ vay trả sẽ khơng cịn được hưởng tối đa các quyền ưu đãi về điều kiện đối với tín dụng nhà nước, đặc biệt là điều kiện bảo đảm nợ vay. Tuỳ từng mức độ vi phạm, chủ dự án, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bảo đảm các món nợ bằng tài sản khác cao hơn so với mức quy định tối thiểu hiện nay.

- Ưu đãi về việc cấp vốn tín dụng cho các dự án mới hoặc mở rộng. Các chủ đầu tư, tuỳ theo mức độ vi phạm, chủ dự án, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bảo đảm các món nợ bằng tài sản khác cao hơn so với mức quy định tối thiểu. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ không được tiếp tục xem xét đầu tư mới, đầu tư mở rộng và bảo lãnh tín dụng nếu vi phạm các cam kết tín dụng trước đây.

- Chịu sự kiểm sốt đặc biệt của NHPT trong q trình sử dụng vốn vay và quản lý nguồn thu từ dự án.

* Đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng:

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, số lượng ngân hàng ngày càng nhiều lên, trên bản đồ ngân hàng Việt Nam sẽ tăng thêm các ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động cùng cạnh tranh mạnh mẽ với các ngân hàng trong nước thì nhu cầu nhân lực chất lượng cao càng trở nên nóng bỏng. Ngồi việc giành giật các nhân tài ở các ngân hàng khác thì việc giữ nhân tài đã thu hút được ở ngay ngân hàng mình là một cơng việc hết sức khó khăn.

Cũng vì thực trạng “chảy máu” chất xám này mà nhiều ngân hàng phải đau đầu và tìm nhiều biện pháp để thu hút và giữ nhân tài. Trước hết chúng ta phải kịp thời phát hiện ra những nhân viên có dao động tâm lý cần tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân của việc ra đi, từ đó đưa ra biện pháp cho phù hợp để níu giữ các nhân tài. Bởi vì như chúng ta đã biết nguồn nhân lực chất lượng cao ở bất cứ thời đại nào cũng là nguồn tài sản vô giá. Trân trọng nhân tài và tạo điều kiện để họ cống hiến hoặc có cơ hội thảo luận, trao đổi về việc làm thế nào để họ có thể phát triển cơng việc của mình và giải quyết các vướng mắc, thử thách.

Cần xây dựng mối quan hệ giữa các nhân viên chủ chốt. Cho phép họ làm việc theo phong cách riêng, miễn là không vi phạm pháp luật và mục tiêu cuối cùng là đạt được hiệu quả đề ra. Nên lấy hiệu quả công việc làm cơ sở sắp xếp, đề bạt.

Hãy để cho nhân tài hiểu rằng họ đang được đầu tư và đang được cất nhắc vào vị trí cao hơn trong thời gian sớm nhất, rằng với vị trí mới họ sẽ phát huy được hết năng lực, sở trường cùng với mức lương cao hơn. Nên để cho họ cảm thấy rằng tương lai của họ cũng là mối quan tâm của lãnh đạo và lòng trung thành của nhân viên sẽ được đền đáp xứng đáng.

Bên cạnh việc giữ nhân tài và hạn chế tình trạng “chảy máu” chất xám, NHPT cần có giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Bởi vì, trình độ và năng lực cán bộ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động tín dụng của NHPT. Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của NHPT, cần thực hiện những việc sau:

- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo đáp ứng u cầu cơng việc trong tồn hệ thống:

+ Đào tạo đối với cán bộ mới, các cán bộ từ nghiệp vụ khác chuyển sang giúp cho các cán bộ này có hiểu biết chung nhất về nghiệp vụ tín dụng của NHPT;

+ Đào tạo chun sâu: để hoạt động tín dụng có chất lượng cao cần có các chương trình đào tạo chun sâu cho cán bộ tín dụng. Các chương trình này sẽ cung cấp các kỹ năng cần thiết, cơ bản và chuyên sâu cho cán bộ trong việc thẩm định khách hàng, thẩm định năng lực tài chính và khả năng trả nợ cũng như thẩm định hiệu quả của dự án. Thêm vào đó, cần cung cấp các kinh nghiệm thực tế cho cán bộ trong việc kịp thời tìm ra sai sót của khách hàng trong q trình cung cấp các tài liệu chứng minh năng lực của chủ đầu tư.

- Đào tạo tại nước ngoài: xu thế hội nhập, tồn cầu hóa là xu thế chung của thế giới. Cơng tác đào tạo không chỉ chú trọng đến hoạt động trong nước mà cần phải liên kết với các cơ sở đào tạo ở những nước có nền tài chính phát triển như Anh, Mỹ, Pháp… vừa để nâng cao trình độ cho cán bộ vừa giúp quảng bá hình ảnh của NHPT để có thể mở rộng phạm vi hoạt động của ngân hàng trong tương lai. Công tác đào tạo không chỉ với cán bộ mà còn cần phải chú trọng đến đào tạo lãnh đạo các cấp cao hơn bởi khi đó, lãnh đạo và cán bộ có thể tham mưu lẫn nhau, đưa ra những giải pháp, chính sách hợp lý để hoạt động tín dụng có hiệu quả.

- Chú trọng cơng tác tuyển dụng, tuyển chọn: có chính sách thu hút nhân tài đặc biệt là những người có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ được đào tạo ở các nước phát triển như ưu đãi về lương, thưởng, cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc. Điều này sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh của NHPT với các ngân hàng khác về con người.

- Khuyến khích nghiên cứu khoa học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. NHPT cần có những quy định bắt buộc và khen thưởng về vật chất, tinh thần cho những cán bộ thực hiện việc nghiên cứu khoa học.

* Tăng cường công tác giám sát khách hàng:

Một trong nguyên nhân dẫn tới các khoản nợ xấu, nợ quá hạn của các doanh nghiệp vay vốn có thể xuất phát từ khoảng cách giữa dự án, phương án kinh doanh khả thi kỳ vọng của doanh nghiệp và việc thực hiện dự án. Sự sai lệch này có thể từ các nguyên nhân khách quan như thị trường gặp biến động lớn, nền kinh tế khủng

hoảng tạo sức ép về đầu ra lên doanh nghiệp, rủi ro doanh nghiệp chưa dự tính được khi lập dự án. Tuy nhiên cũng có thể xuất phát từ chính doanh nghiệp khi họ thay đổi mục đích sử dụng vốn vay, sử dụng vốn vay cho một dự án khác mà họ kỳ vọng rằng lợi nhuận có thể cao hơn mặc dù rủi ro cũng sẽ cao hơn. Chính vì vậy, khả năng ngân hàng bị mất vốn cũng sẽ tăng cao.

Để giảm thiểu rủi ro nói trên thì hoạt động giám sát khách hàng là hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ ngân hàng nào và để làm tốt công tác giám sát khách hàng cần tiến hành một số công việc sau:

- Kiểm tra thực tế nơi thực hiện dự án, thu thập thông tin liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của khách hàng như hóa đơn, chứng từ mua bán vật tư, thiết bị, hàng hóa… và đối chiếu với mục đích vay vốn ghi trong hợp đồng tín dụng;

- Theo dõi, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ;

- Kiểm tra chặt chẽ tài sản bảo đảm tiền vay về khấu hao, giá trị còn lại, quyền sở hữu, các giấy tờ liên quan.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạt động cho vay vốn TDĐT của nhà nƣớc tại NHPT chi nhánh hải phòng (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)