Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạt động cho vay vốn TDĐT của nhà nƣớc tại NHPT chi nhánh hải phòng (Trang 59 - 62)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch

2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) 1.Dư nợ TDĐT 7.288.681 100 6.809.589 100 6.264.347 100 (479.092) (6,57) (545.242) (8,01) 2.Nợ quá hạn 400.707 5,50 347.289 5,10 388.389 6,20 (53.418) (13,33) 41.100 11,83 3.Nợ xấu 801.898 11,00 578.820 8,5 634.777 10,13 (223.078) (27,81) 55.957 9,67

+ Tỉ lệ nợ quá hạn:

Dựa vào bảng 2.10 có thể nhận thấy tỉ lệ nợ quá hạn tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2014 tỉ lệ này là 5,1% giảm 0,4% so với năm 2013 là 5,5%. Đến năm 2015 thì tỉ lệ này là 6,2% tăng 1,1% so với năm 2014. Chỉ tiêu này của Chi nhánh tăng giảm không đồng đều trong khoảng trên dưới 5% bới trong hoạt động tín dụng có những rủi ro khơng tránh khỏi. Tuy nhiên có nhận thấy khoảng dao động của tỉ lệ nợ quá hạn vẫn có thể chấp nhận được theo khuyến nghị của Ngân hàng thế giới

+ Tỉ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ:

Từ bảng số liệu 2.10 cho thấy, nợ xấu của Chi nhánh tăng lên từ năm 2015, nhưng lại giảm trong 2 năm 2013, 2014. Nợ xấu năm 2013 từ mức 801.898 triệu đồng chiếm tỷ trọng 11% dư nợ đến năm 2014 đã giảm còn 578.820 triệu đồng chiếm tỷ trọng 8,5%dư nợ. Năm 2015 có nợ xấu là 634.777 triệu đồng ,tăng so với năm 2014, chiếm tỉ trọng 10,13%. Năm 2013, 2014 số nợ xấu giảm mạnh đến 65% còn 578.820 triệu đồng, tỷ lệ chỉ còn chiếm 8,5% dư nợ. Tỉ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ năm 2014 là 8,5% giảm 2,5% so với năm 2013 là 11%. Đến năm 2015 tỉ lệ này là 10,13% tăng so với năm 2014 là 1,63%. Kết quả này không phản ánh đúng bản chất hiệu quả hoạt động cho vay vốn TDĐT của Chi nhánh do các dự án thuộc Vinashin và Vinalines được chuyển từ nợ nhóm 5 sang nợ nhóm 2 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Tổng Giám đốc NHPT tại công điện số 05/NHPT-VP ngày 28/6/2012. Nhiều dự án có dư nợ lớn như: Xây dựng nhà máy xi măng Hải Phòng (133.673 triệu đồng), Nhà máy sản xuất ống gang graphit cầu bằng phương pháp đúc ly tâm (82.875 triệu đồng), Đóng mới tàu hút bụng mớn nông cần cứng 1.500 m3/h (31.179 triệu đồng), Nhà máy dệt kim (64.193 triệu đồng), Đầu tư nhà máy sản xuất sắt xốp luyện kim fero hợp kim sắt công suất 28.000 tấn/năm theo công nghệ luyện kim không dùng KOKC (75.414 triệu đồng), Nhà máy chế biến cà chua cô đặc Hải Phòng (28.280 triệu đồng), Nhà máy mạ hợp kim sơn màu thép lá cuộn (236.691 triệu đồng), Sản xuất và lắp ráp động cơ xe hai bánh gắn máy (19.580 triệu đồng), Nâng cấp nhà máy đông lạnh F42(17.679 triệu đồng), Đầu tư xây dựng nhà máy gia công hàng may mặc, giày dép xuất khẩu (20.130 triệu đồng).

+ Lãi còn phải thu/ Tổng số lãi phải thu

Nguyên tắc thu nợ đối với TDĐT là thu lãi trước (trong đó thu lãi quá hạn trước) và thu nợ gốc sau (trong đó thu nợ gốc quá hạn trước). Tuy nhiên, tùy theo phương châm chỉ đạo điều hành hàng năm của Tổng Giám đốc NHPT mà thứ tự nêu trên có thể thay đổi. Thực tế các năm gần đây ln có xu hướng ưu tiên thu nợ gốc để bảo toàn vốn TDĐT cho Nhà nước. Đến hết năm 2013, số lãi chưa thu được của Chi nhánh đã ở con số trên 461 tỷ đồng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạt động cho vay vốn TDĐT của nhà nƣớc tại NHPT chi nhánh hải phòng (Trang 59 - 62)