Kiến nghị với ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và UBND Quận Hoàn

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện nghiên cứu thị trƣờng của khách sạn hanoi pearl, công ty TNHH khách sạn ngọc hà nội, hà nội (Trang 39 - 46)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CỦA

3.3 Một số kiến nghị

3.3.3. Kiến nghị với ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và UBND Quận Hoàn

Kiếm

- UBND quận Hồn Kiếm cần có các chính sách hỗ trợ và giúp đỡ các khách sạn trong việc tiến hành nghiên cứu thị trường như: hỗ trợ về mặt thủ tục hành chính, các chính sách pháp luật liên quan tới hoạt động nghiên cứu thị trường; hỗ trợ về tài chính, nghiệp vụ như trích một phần kinh phí phối hợp với một số khách sạn thực hiện nghiên cứu nhu cầu khách hàng qua nhiều hình thức: lấy ý kiến khách hàng thông qua các công ty lữ hành, các khách sạn, lấy ý kiến trong mùa lễ hội, fesival hoặc trong một tour du lịch nhất định. Chú trọng các cuộc phỏng vấn trực tiếp hoặc là thành lập nhóm để phỏng vấn nhằm có sự hiểu biết sâu sắc và cặn kẽ về nhu cầu của du khách, trên cơ sở đó xây dựng các sản phẩm dịch vụ thật sự có chất lượng và đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng. - UBND quận Hoàn Kiếm cần thiết lập hệ thống thơng tin đầy đủ về tình hình thị trường trong và ngoài tỉnh để tạo điều kiện cho khách sạn thuận lợi trong việc tiến hành công tác nghiên cứu thị trường. Ban hành cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư thu hút vào lĩnh vực phát triển dịch vụ du lịch tại địa phương, như thế sẽ thu hút thêm nhiều đơn vị tiến hành nghiên cứu thị trường tại khu vực, giúp nguồn dữ liệu thị trường du lịch của địa phương sẽ đầy đủ và chính xác hơn. UBND thành phố Hà Nội có thể tạo điều kiện cho khách sạn có thể tiếp cận với nguồn thông tin được công bố rộng rãi của đối thủ cạnh tranh. Bất cứ công ty nào có tư cách pháp nhân đều sẽ phải cơng khai nhiều thơng tin cho cơ quan chính phủ, các thơng tin này có thể được tiếp cận dễ dàng tại các cơ quan chức năng, điều này giúp khách sạn biết thêm nhiều điều về mục tiêu, chiến lược kinh doanh và công nghệ của các đối thủ cạnh tranh.

- Phát huy vai trò của Ban chỉ đạo du lịch, củng cố nhân sự của hiệp hội du lịch với sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch, khách sạn đặc biệt là các doanh nghiệp chuyên về nghiên cứu thị trường nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phối hợp liên ngành. Xây dựng chính sách hỗ trợ xúc tiến quảng bá trong và ngoài nước đặc biệt là hoạt động nghiên cứu thị trường, cơ chế tham gia xã hội hóa trong quảng bá xúc tiến

và đào tạo du lịch.

- Để du lịch Hà Nội phát triển, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh, một đòi hỏi bức thiết đặt ra là cần quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch trên các mặt:

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và nhân lực nghiên cứu thị trường

Thứ nhất, rà soát đánh giá số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ công chức tại các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch từ tỉnh xuống huyện, các ban quản lý khu du lịch nhằm tham mưu cho cấp ủy chính quyền tăng cường cơng tác quản lý Nhà nước về du lịch nói chung và phát triển nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn mình quản lý.

Thứ hai, huy động đa dạng các nguồn kinh phí cho cơng tác đào tạo (ngân sách trung ương, địa phương, tài trợ trong và ngoài nước).

Đẩy mạnh việc bồi dưỡng, đào 40 tạo lại chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, cơng chức thơng qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng do Thành phố tổ chức và cử cán bộ chuyên viên tham gia các khóa học về du lịch ở trong và ngoài nước.

Thứ ba, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, liên kết với các cơ sở đào marketing và nghiên cứu thị trường ở nước ngồi trong việc trao đổi, tập huấn cơng tác làm nghiên cứu thị trường du lịch.

Bồi dưỡng doanh nghiệp về công tác nghiên cứu thị trường

Thứ nhất, UBND quận Hồn Kiếm cần khuyến khích các doanh nghiệp mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về nghiên cứu thị trường cho các cán bộ kinh tế của các doanh nghiệp. Khuyến khích các khách sạn có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên ngành, ngoại ngữ cho nhân viên, đặc biệt là các nhân viên marketing và nghiên cứu thị trường.

Thứ hai, các khách sạn liên kết đào tạo với các trường chuyên ngành để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của mình, đồng thời các trường cũng nắm bắt được nhu cầu thực tiễn để cải tiến chương trình cho phù hợp với thực tế.

Thứ ba, cần có chế độ khuyến khích các hình thức tự học đối với cán bộ, nhân viên nhằm phát huy hơn nữa tinh thần tự bồi dưỡng nguồn nhân lực cho đơn vị.

Chú trọng công tác bồi dưỡng và đào tạo nghiệp vụ quản lý về nghiên cứu thị trường Thứ nhất, từng bước chuẩn hóa, nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của

đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, các cơ sở đơn vị kinh doanh khách sạn, du lịch; tăng cường đầu tư của nhà nước và đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực marketing và nghiên cứu thị trường, gắn công tác đào tạo với nhu cầu xã hội.

cứu thị trường nổi tiếng trên thế giới để bồi dưỡng nghiệp vụ cho nguồn cán bộ.

KẾT LUẬN

Ngày nay, du lịch đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của mỗi quốc gia. Để du lịch thật sự phát triển thì sự đóng góp của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn là một phần không thể thiếu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn của Việt Nam lại đang còn nhiều hạn chế trong hoạt động nghiên cứu thị trường ,

trong khi với thị trường kinh doanh ln thay đổi nhanh chóng thì hoạt động nghiên cứu thị trường đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi khách sạn. Do đó, hồn thiện hoạt động nghiên cứu thị trường là yếu tố tất yếu mà các khách sạn phải thực hiện. Trong bài khóa luận, em đã đưa ra các lý thuyết cơ bản nhất về kinh doanh khách sạn cũng như hoạt động nghiên cứu thị trường trong khách sạn, phân tích các nhân tố mơi trường ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu thị trường. Từ việc tìm hiểu, thống kê, quan sát thực tế em cũng đã đưa ra thực trạng hoạt động của khách sạn Hanoi Pearl, công ty TNHH khách sạn Ngọc Hà Nội, đánh giá khách quan điểm mạnh và điểm hạn chế trong các hoạt động nghiên cứu thị trường của khách sạn, đồng thời tìm ra các giải pháp hợp lý, các kiến nghị với các chủ thể liên quan để thúc đẩy sự hoàn thiện hoạt động nghiên cứu thị trường của khách sạn.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng song với khả năng còn hạn chế, đề tài cịn nhiều sai sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để đề tài được hồn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Xuân Nhàn (2009), Giáo trình Marketing Du lịch, Đại học Thương Mại, Hà Nội 2. Vũ Đức Minh (2008), Giáo trình tổng quan về Du lịch, NXB Thống Kê, Hà Nội 3. Philip Kotler (2005), Quản trị Marketing, NXB Đồng Thống Kê, Hà Nội

4. Luật du lịch Việt Nam (2005), NXB Đồng Nai, Đồng Nai 5. Các website

Tổng cục du lịch, https://www.vietnamtourism.gov.vn/ Tổng cục thống kê, https://www.gso.gov.vn/

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

KỊCH BẢN PHỎNG VẤN NHÀ QUẢN TRỊ

Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh Phúc

PHIẾU PHỎNG VẤN

Kính thưa chị!

Để thu thập thơng tin hồn thành nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện nghiên cứu thị trường tại khách sạn Hanoi Pearl, Công ty TNHH khách sạn Ngọc Hà Nội, Hà Nội.” Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của chị và quý công ty. Trước tiên xin chị cho biết một số thông tin cơ bản về doanh nghiệp:

Họ và tên: Nguyễn Thị Vân Hoa Chức vụ: Tổng giám đốc

Tên công ty: Công ty TNHH khách sạn Ngọc Hà Nội, Hà Nội.

Địa chỉ: Số 6 ngõ Bảo Khánh, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nội dung phỏng vấn

1. Xin chị cho biết tần suất nghiên cứu thị trường khách sạn Hanoi Pearl đã thực hiện trong 2 năm 2016 và 2017 là bao nhiêu?

2. Khách sạn Hanoi Pearl đã và đang lựa chọn kích thước mẫu là bao nhiêu và thực hiện theo quy trình lấy mẫu nào?

3. Theo chị, phương pháp nghiên cứu thị trường nào có hiệu quả rõ ràng nhất đối với hoạt động nghiên cứu thị trường của khách sạn?

4. Khách sạn Hanoi Pearl đã sử dụng nguồn nhân lực nào cho hoạt động nghiên cứu thị trường?

5. Chị đánh giá thế nào về các đối thủ cạnh tranh trong khu vực lân cận và vị thế của khách sạn Hanoi Pearl hiện nay trong thị trường du lịch?

6. Trong tương lai, khách sạn Hanoi Pearl có định hướng hồn thiện nghiên cứu thị trường như nào? Đó là những giải pháp gì?

Sơ đồ 2.1 Mơ hình cơ cấu tổ chức của khách sạn Hanoi Pearl PHỤ LỤC 3 Tổng giám đốc Bộ phận sales & marketing Bộ phận tàichính kế tốn Bộ phận nhà hàng Bộ phận bếp Bộ phận bảo vệ & kĩ thuật Bộ phận buồng phòng Bộ phận lễ tân & chăm sóc khách hàng Giám đốc Trợ lí giám đốc

ST T Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 So sánh 2017/2016 +/- % 1 Tổng doanh thu Trđ 15360 17745 2385 115,52

1. Doanh thu lưu trú Trđ 9760 10590 830 108,50

Tỷ trọng % 63,54 59,67 (-3,87) -

1. Doanh thu ăn uống Trđ 4790 6125 1335 127,87

Tỷ trọng % 31,18 34,51 3,33 - 2. Doanh thu dịch vụ khác Trđ 810 1030 220 127,16 Tỷ trọng % 5,27 5,80 0,53 - 2 Tổng chi phí Trđ 4570 5240 670 114,66 Tỷ suất chi phí % 29,75 29,52 (-0,23) -

1. Tổng quỹ lương nhân

viên Trđ 1770 2030 260 131,63

Tỉ suất % 11,52 11,43 (-0,09) -

3. Chi phí lưu trú Trđ 1260 1359 99 107,85

Tỷ suất % 8,20 7,65 -0,55 -

4. Chi phí ăn uống Trđ 1020 1237 217 121,27

Tỷ suất % 6,64 6,97 0,33 -

5. Chi phí khác Trđ 520 614 94 118,07

Tỷ suất % 3,38 3,46 0,08 -

3 Thuế GTGT Trđ 1536 1774,5 238,5 115,52

Tỷ suất thuế GTGT % 10 10 0 -

4 Lợi nhuận trước thuế Trđ 3388,66 4159,1 770,44 122,73

Tỷ suất LNTT % 22,06 23,42 1,36 -

5 Thuế thu nhập DN Trđ 677.73 831.82 154,09 122,73

6 Lợi nhuận sau thuế Trđ 2710.9 3327.2 616,3 122,73

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện nghiên cứu thị trƣờng của khách sạn hanoi pearl, công ty TNHH khách sạn ngọc hà nội, hà nội (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)