tô
Hiện nay TPBank – chi nhánh Hà Nội đã thiết lập mối quan hệ hợp tác với các hãng bán xe lớn bằng các hợp đồng liên kết như Toyota, Mercedes Benz… để các hãng này giới thiệu khách hàng đến ngân hàng vay tiền mua ơ tơ. Tuy đã có hợp đồng liên kết nhưng mối quan hệ này mới chỉ là hai bên hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, TPBank – chi nhánh Hà Nội và các hãng bán xe này nên ký hợp đồng mua bán nợ, đồng thời phải đưa ra văn bản quy định cụ thể phương thức tài trợ giữa hai bên và có quy định ràng buộc trách nhiệm chặt chẽ
của mỗi bên. Như vậy sẽ khắc phục được nhược điểm của hình thức cho vay gián tiếp và hạn chế rủi ro cho ngân hàng cũng như tăng thêm mối quan hệ giữa TPBank – chi nhánh Hà Nội và các đại lý xe.
3.2.7.Tăng cường hợp tác giữa khách hàng, các đại lý bán xe ô tô,ngân hàng và công ty bảo hiểm ngân hàng và công ty bảo hiểm
Trong phương thức cho vay mua ô tô, TPBank – chi nhánh Hà Nội đặt ra yêu cầu bắt buộc đối với người đi vay là “Bên vay phải mua bảo hiểm vật chất cho tài sản mua bằng vốn vay trong suốt thời gian vay vốn và người thụ hưởng là ngân hàng”. Điều này làm tăng tính an tồn cho món vay của ngân hàng. Vì vậy để tăng cường hoạt động cho vay mua ô tô, TPBank – chi nhánh Hà Nội nên chú trọng đến việc hợp tác với các công ty bảo hiểm.
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khách hàng vừa là người cung cấp nguồn vốn đồng thời cũng là ngƣời sử dụng nguồn vốn này, do vậy khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng. Thiết lập mối quan hệ tốt và bền vững với khách hàng giúp ngân hàng nắm đúng và vững các thông tin liên quan tới khách hàng như chu kỳ sử dụng vốn, tiền mặt, quan hệ tín dụng của khách hàng, nhu cầu tín dụng..., từ đó có chính sách thích hợp để giữ chân khách hàng đồng thời giúp ngân hàng tiết kiệm đƣợc các chi phí thẩm định và kiểm tra giám sát cho các món vay sau này.
Bên cạnh đó, các đại lý cũng đóng góp một vai trị rất quan trọng đó là cung
cấp khách hàng cho ngân hàng. Bằng việc thiết lập quan hệ tốt với các hãng xe, đại lý, showroom thì Chi nhánh sẽ có một lượng khách hàng nhất định mà khơng cần phải tốn nhiều chi phí tìm kiếm khách hàng
KIẾN NGHỊ
Đối với NHNN:
- NHNN nên xây dựng sân chơi bình đẳng: thực tế cho thấy, thời gian qua NHNN vẫn có những ưu ái đối với các NHTM quốc doanh, nhất là cho phép các NHTM quốc doanh được tiếp cận với nguồn vốn ngân sách. Còn các NHTM cổ phần thì khơng, trong khi vốn tự có của các ngân hàng này vẫn cịn rất nhỏ. Điều
này gay khó khăn cho các NHTM cổ phần cũng như TPBank- chi nhánh Hà Nội phải hoạt động trong điều kiện cạnh tranh không cân sức trên thị trường nội địa. Do vậy, NHNN cần đối xử cơng bằng hơn và có sự hỗ trợ hợp lý đối với các NHTM cổ phần đề tạo ra một sân chơi cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các ngân hàng.
- NHNN cần nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thơng tin tín dụng: CIC đóng vai trị rất quan trọng giúp NHNN quản lý và kiểm sốt hoạt động của các tổ chức tín dụng. Khi muốn tìm hiểu về khách hàng, ngân hàng có thể tìm kiếm các thơng tin tin cậy trên CIC một cách dể dàng và nhanh chóng. Vì vậy, để hoạt động của CIC ln đạt hiệu quả và độ chính xác tuyệt đối, NHNN phải nâng cao chất lượng tin học và trình độ chun mơn của nhân viên trung tâm.
Đối với Chính phủ:
- Nhiều ý kiến cho rằng: “Việc tăng thuế với xe nhập nguyên chiếc là tiếp tục bảo hộ cho các doanh nghiệp lắp ráp xe trong nước hơn là để giảm thiểu ách tắc giao thơng”. Vì nếu để giảm thiểu ách tắc giao thơng thì các cơ quan chức năng phải thực hiện giải pháp đồng bộ, điều chỉnh thuế tăng đồng loạt cho cả xe nhập và xe lắp ráp trong nước. Do đó, giá ơ tô nhập khẩu và giá xe lắp ráp trong nước ngày một tăng.
- Điều này đặt ra một yêu cầu đối với Chính phủ trong thời gian tới là phải có chính sách thuế phù hợp theo hướng cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô xuống chứ không phải tăng như hiện nay. Để đưa giá xe ô tô trong nước giảm xuống theo đúng giá trị thực của nó, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, khuyến khích dân mua ơ tơ nhiều hơn, đẩy mạnh tăng cường hoạt động cho vay mua ô tô. Vì hoạt động này khơng những đem lại những lợi ích to lớn cho người mua xe, các hãng xe, NHTM mà cịn có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Do đó, Chính phủ cũng như các cơ quan quản lý cần tạo điều kiện hỗ trợ mọi mặt để loại hình cho vay này ngày càng phát triển.
KẾT LUẬN
Cho vay mua ô tô là một hoạt động đem lại lợi nhuận hấp dẫn cho các NHTM, hứa hẹn tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. Với sự góp mặt của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đươc phép thành lập ở Việt Nam để phân phối ô tô nhập khẩu, nền công nghiệp ô tô nước ta sẽ ngày càng phát triển, người dân sẽ được hưởng lợi nhiều hơn do được lựa chọn nhiều sản phẩm ô tô đa dạng, phong phú với nhiều kiểu dáng, tính năng hiện đại và giá cả hợp lý. Do đó, các NHTM nên có những biện pháp cần thiết để tăng cường cho vay mua ô tô. Điều này, vửa làm tăng lợi nhuận cho các NHTM, đồng thời góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế đất nước trong quá trình hội nhập.
1. Bộ mơn ngân hàng chứng khốn, Giáo trình quản trị tác nghiệp ngân hang thương mại, trường ĐH Thương Mại
2. Bộ mơn Ngân hàng – Chứng khốn, Bài giảng Quản trị tác nghiệp ngân hang thương mại
3. Nguyễn Thị Phương Liên, Giáo trình quản trị tài chính tài chính, Nhà xuất bản thống kê.
Tài liệu nội bộ - Tạp chí
1. Báo cáo tài chính của TPBank giai đoạn 2014-2016
2. Báo cáo thường niên của TPBank – chi nhánh Hà Nội năm 2014-2017 3. Tạp chí thong tin tín dụng, đánh giá về hoạt động tín dụng
Trang web