những nước nhập khẩu để tìm ra những thuận lợi và khó khăn. Nếu là thuận lợi cơng ty phải tận dụng triệt để cịn nếu là khó khăn thì cơng ty sẽ có hướng giải
quyết dễ dàng hơn.
Đối với thị trường EU:
EU là thị trường lớn nhất của cơng ty vì vậy việc đáp ứng tốt mọi yêu
cầu về sản phẩm của thị trường này sẽ quyết định sự tồn tại của công ty. Công ty phải thường xuyên cập nhật những thông tin về mức thuế nhập khẩu, thủ tục hải quan theo từng mã hàng cụ thể trên tranh web: http://exporthelp.europa.eu/. Đây là trang web hỗ trợ cho các doanh nghiệp để tìm hiểu về các quy định khi muốn thâm nhập vào thị trường này.
• Yêu cầu pháp lý:
Yêu cầu pháp lý của EU đối với các sản phẩm là bắt buộc đối với tất cả các nguyên liệu và sản phẩm giày dép được xuất sang EU. Các yêu cầu này bao gồm tiêu chuẩn về dán nhãn mác và bao gói phù hợp với sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng.
Về nhãn mác: nhãn mác phải miêu tả rõ những nguyên vật liệu của 3 phần chính trên mặt hàng giày dép (phần mặt trên, phần vải lót và đế giày), nêu rõ trong từng trường hợp là “da”, “da thuộc”, “vải” hay “loại khác”.
Về ngôn ngữ: công ty phải chọn lựa sử dụng ký hiệu hay ngôn ngữ chữ viết trên nhãn mác của sản phẩm phù hợp với quy định của từng nước nhập khẩu.
Về vị trí đặt nhãn mác: Nhãn mác phải được đặt trên giày dép, có thể
bằng cách in, dính, thêu hoặc sử dụng nhãn đính kèm. Nhãn mác phải được nhìn thấy rõ, được đính kèm chắc chắn và dễ tiếp cận, kich thước của các ký hiệu phải
đủ lớn để người sử dụng dễ dàng hiểu được.
Về nhãn sinh thái: nhãn sinh thái hay còn được gọi là “lo-go hoa” là nhãn hiệu chính thức ở EU đối với sản phẩm có tác động thấp với mơi trường. Mục đích của nhãn này nhằm quảng bá và giúp người tiêu dùng xác định những sản phẩm có đóng góp đáng kể trong việc cải thiện mơi trường. Nhóm sản phẩm
làm bằng vải. Với việc tham gia chương trình nhãn sinh thái, cơng ty sẽ giúp khách hàng có cái nhìn tốt hơn về sản phẩm của cơng ty.
Về bao gói: tất cả các sản phẩm phải tuân thủ tiêu chuẩn bao gói của EU trên cơ sở pháp lý đó là bao gói có thể tái sử dụng, tái chế, thu hồi nhiên liệu hoặc tự hủy, có trọng lượng và khối lượng phù hợp độ an toàn, vệ sinh theo yêu cầu của người tiêu dùng, bảo đảm lượng kim loại nặng hoặc các chất độc hai
khác ở mức tối thiểu, đảm bảo mức độ tối đa và các yêu cầu đặc thù đối với bao gói ngun liệu gỗ.
• u cầu về thuế quan:
Từ ngày 06/10/2006 đến ngày 06/10/2008, EU áp đặt thuế chống bán phá giá giầy mũ da sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang EU là 10%. Các nhóm giày khác chưa bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2009, các nhà xuất khẩu Việt Nam khơng cịn được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GPS nữa.
• Yêu cầu về thị trường:
Về chất lượng sản phẩm: công ty phải đảm bảo cung ứng thường xuyên với số lượng sản phẩm nhất định. Thị trường mỗi nước trong EU có những yêu cầu khác nhau về chất lượng, màu sắc và vật liệu của giày dép, các phương pháp kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm phải tuân thủ chuẩn của EU, nước nhập khẩu hoặc chuẩn ISO. Quan trọng hơn, sản phẩm phải đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng , có thể được truy xét theo chuỗi cung ứng, theo những trình tự và quy trình thực hiện được kiểm sốt chặt chẽ.
Về độ tin cậy: đặc trưng của thị trường EU là yêu cầu cao về phân phối và hậu cần. Công ty phải hết sức linh hoạt trong hoạt động sản xuất của mình nhằm đảm bảo việc cung cấp hàng đúng hạn theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Vì vậy ngay từ khâu thu mua nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất đến việc bắt tay vào sản xuất, cơng ty cũng phải tính tốn sao cho khơng ảnh hưởng tới thời gian giao hàng cho đối tác.
Về giá cả: các nhà phân phối hoặc bán lẻ ở EU thường yêu cầu về một mức giá rất cạnh tranh. Tuy nhiên, giá quá thấp sẽ ảnh hưởng tới quan niệm của
người tiêu dùng là chất lượng sản phẩm không cao và ảnh hưởng tới lợi nhuận của cơng. Do đó, giá cả là yếu tố rất nhạy cảm, công ty nên tham khảo giá cả của các nhà xuất khẩu khác trên thế giới vào thị trường này để đưa ra mức giá phù
hợp.
Về phong cách làm việc: để tiếp cận với thị trường này, đội ngũ nhân
viên công ty cần cởi mở và rõ ràng trong cách trình bày và giao tiếp của mình cũng như việc giữ đúng hẹn và phản hồi kịp thời, chính xác, thỏa đáng những
thắc mắc của khách hàng. Điều này sẽ góp phần tăng độ tin cậy trong kinh doanh với các đối tác trong thị trường cao cấp EU. Bên cạnh đó, đại diện của cơng ty khi tiếp xúa với khách hàng phải nói thơng thạo một trong các ngơn ngữ kinh doanh phổ biến là tiếng Anh và tiến Pháp.
Đối với thị trường Mỹ:
Các yêu cầu với xuất khẩu giày dép sang Mỹ có nhiều điểm tương đồng với thị trường EU nhưng cũng có những khác biệt nhất định. Thị trường Mỹ có vơ số các quy định mới với giấy chứng nhận đòi hỏi khắt khe và các yêu cầu điều tra an ninh. Hơn nữn, nhiều thông tin do các nhà chức trách Mỹ yêu cần nhà xuất khẩu phải xử lý và gửi theo đường điện tử. Có rất nhiều quy định do mỗi bang ở Mỹ đặt ra nên công ty không chỉ chú ý tới pháp luật liên bang mà phải đặc biệt quan tâm tới pháp luật của mỗi bang nơi sản phẩm của công ty được bán ra.
Cơng ty có thể tham khảo những luật và quy định hiện hành khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ thơng qua trang web: http://www.access.gpo.gov và http://www.gpo.gov.
• Yêu cầu về pháp lý:
Các vấn đề y tế, an tồn và mơi trường đang được quan tâm hơn bao giờ hết tại Mỹ. Đặc biệt là sau sự kiện Mỹ bị tấn công khủng bố ngày 11 tháng 09
năm 2001, các mối lo ngại về y tế cộng đồng ngày càng tăng vì các nhà chức
trách Mỹ phải đối mặt với mọi nguy cơ có thể có các cuộc tấn cơng khủng bố đe dọa tới an ninh công cộng, đặc biệt liên quan đến việc nhập khẩu.
Từ khi Việt Nam có hiệp định song phương với Mỹ và là thành viên
chính thức của WTO, giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ được hưởng mức thuế tối huệ quốc (MFN) hay còn gọi là mức thuế dành cho các nước có quan hệ thương mại bình thường (NTR). Bên cạnh đó, cơng ty cũng cần thường xuyên tra cứu mức thuế cập nhật cụ thể đối với từng mặt hàng trên trang web http://hts.usitc.gov/ của Cơ quan thương mại quốc tế của chính phủ Mỹ.
• u cầu về thị trường:
Bên cạnh những yêu cầu tương tự như thị trường EU, các nhà mua hàng có thể đặt ra các yêu cầu cụ thể. Công ty cần trao đổi trực tiếp với khách hàng để biết rõ những yêu cầu của họ.
Đối với thị trường Canada:
Tương tự như EU, Canada cũng có một cơ quan hỗ trợ thông tin xuất khẩu và kết nối với các nhà nhập khẩu với các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển, TPO: http://www.tfocanada.ca/docs.php. Thông qua trang web này, cơng ty sẽ tìm được những thơng tin về thuế nhập khẩu sản phẩm, tra cứu các yêu cầu về nhãn mác sản phẩm, các yêu cầu về tiêu chuẩn sản phẩm, cách thức thanh toán tiền hàng thông thường của các nhà nhập khẩu Canada.
Yêu cầu về thị trường: các doanh nghiệp Canada khi tiến hành nhập khẩu, bán và phân phối sản phẩm đều mong đợi sự hỗ trợ kinh doanh cũng như sự tuân thủ các quy định pháp luật, các nỗ lực tiếp thị và quảng bá của các nhà cung cấp nước ngoài. Hiện nay, Canada đang là thị trường rất tiềm năng, vì vậy
để việc thâm nhập vào thị trường này ngày sâu hơn, công ty cần nỗ lực để đưa ra
dịng sản phẩm hồn tồn mới, ln sẵn sàng cạnh tranh với các đối thủ khác về chất lượng, giá cả, bao bì hoặc dán nhãn của sản phẩm.
Đội ngũ nhân viên chịu trách nhiệm với nhóm khách hàng tại thị trường
Canada phải thường xuyên liên hệ với khác hàng, có khả năng nói tiếng Anh và hoặc tiến Pháp lưu loát.
Yêu cầu về thuế quan và hạn ngạch: Ngày 25/12/2008, Việt Nam và Nhật Bản đã ký Hiệp định đối tác kinh tế, trong đó 95% dịng sản phẩm nhập
khẩu từ Việt Nam sẽ được giảm thuế với thuế suất bình quân xuống còn 2,8% đến năm 2018.
Yêu cầu về nhãn mác: khơng có luật lệ quy định cụ thể về dán nhãn, mác nhưng có những hướng dẫn tự nguyện dán nhãn theo cỡ giày dép do Viện tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật Bản qui định (JIS). Nhật Bản có quy định về dán nhãn cho cỡ giày dép khác với Châu Âu và Châu Mỹ. Số đo của Nhật Bản tính bằng cm, số đo của Châu Âu và Châu Mỹ tính bằng inch và hiện nay giày dép từ nước ngoài muốn nhập khẩu vào Nhật Bản phải được sản xuất theo cỡ chân của người Nhật.
Công ty cần lưu ý những điểm khác biệt giữa các thị trường để có thể đáp ứng cho người tiêu dùng những sản phẩm phù hợp nhất.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Thực tế đã chứng minh việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO đã có những ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội và kinh tế. Đó có thể là những ảnh hưởng tích cực nhưng cũng có thể là
những tác động tiêu cực. Việc tận dụng, phát huy những mặt tốt và hạn chế, điều chỉnh những mặt hạn chế khơng phải có thể làm một sớm một chiều mà phải trải qua một thời gian dài thử thách mới có thể tiến tới thành công. Sự thành bại của một doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập cũng khơng thốt khỏi quy luật đó đặc biệt là đối với các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình theo hướng xuất khẩu ra nước ngoài.
Đề tài “giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu” của một công ty không phải là
quá mới mẻ trong giai đoạn hiện nay nhưng theo tơi nó cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển của một cơng ty. Vì, u cầu mở rộng xuất khẩu là xu hướng mà tất cả các doanh nghiệp đang hướng tới khi Việt Nam đã trở thành
thành viên chính thức của WTO. Nhưng việc mở rộng xuất khẩu không phải dễ dàng khi môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn vì ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào sân chơi chung của thị trường Thế giới. Có doanh nghiệp thành cơng nhưng cũng có doanh nghiệp gặp phải rất nhiều khó khăn và khơng tìm ra được hướng giải quyết. Tất cả phụ thuộc vào khả năng nhạy bén, nắm bắt cơ hội thị trường một cách triệt để đồng thời thích nghi tốt với sự biến động của môi trường kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Cùng với những cơng ty khác, cơng ty Thái Bình cũng là một trong những cơng ty lớn và có lịch sử phát triển lâu dài trên thị trường da giày Việt Nam. Trong q trình hoạt động, cơng ty cũng gặp khơng ít những khó khăn
nhưng với tinh thần làm việc hết mình của tồn thể các bộ cơng nhân viên, cơng ty đã đứng vững và ln duy trì được vị trí của mình trong ngành giày da Việt
mục tiêu phát triển với những bước đi rõ ràng, cụ thể để tiếp tục phát huy được năng lực của mình góp phần vào sự phát triển khơng ngừng của ngành da giày nước nhà.
Thông qua bài báo cáo này với một doanh nghiệp cụ thể là Công ty giày Thái Bình, tơi muốn đưa ra một cách cụ thể những vấn đề thuận lợi và khó khăn mà một doanh nghiệp sản xuất da giày xuất khẩu thường phải đối mặt. Qua đó
trình bày một số giải pháp mà cơng ty có thể tham khảo, áp dụng để điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình sao cho có lợi nhất.
Cuối cùng tơi xin đưa ra một vài kiến nghị như sau: Đối với cơng ty giày Thái Bình:
Cơng ty nên áp dụng các giải pháp một các thống nhất và có thứ tự nhất
định. Giải pháp đầu tiên cơng ty cần làm là tăng khả năng tự doanh, giải pháp
này có tác động trực tiếp và lâu dài tới việc sản xuất và kinh doanh của công ty,
ảnh hưởng trực tiếp tới thương hiệu và vị trí của công ty trong ngành da giày nội địa cũng như xuất khẩu. Giải pháp tiếp theo là tuân thủ theo đúng hiệp định TBT
của WTO, giải pháp này có tác động trực tiếp tới sản phẩm của cơng ty, quyết
định khả năng sản phẩm của cơng ty có được tiêu thụ trên thị trường thế giới hay
không. Tiếp theo là các giải pháp: đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ công nhân viên, đa dạng hóa mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng chiến
lược hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đáp
ứng nhu cầu của từng thị trường cụ thể. Mỗi giải pháp đều có những ưu điểm
riêng nhung phải kết hợp một cách hài hòa và thống nhất mới có thể đem lại kết quả tốt nhất.
Đối với Nhà nước:
Không thể phủ nhận mức độ quan tâm rất sát sao của Chính phủ đối với ngành da giày hiện nay nhưng nếu có thể Chính phủ nên tạo nhiều điều kiện hơn nữa cho ngành này tiếp tục phát triển trong tương lai. Trước nhất, Chính phủ là người thay mặt các doanh nghiệp tạo mối qua hệ ngoại giao với nước ngoài nhất
là các nước là thị trường tương đối mới và có tiềm năng. Thơng qua đó doanh nghiệp sẽ có cơ hội hợp tác với các đối tác mới.
Chính phủ nên tổ chức thường xuyên những buổi thảo luận chuyên đề về các điều luật trong giao thương quốc tế, các quy định mới nhất về hàng rào kỹ
thuật trong thương mại của từng quốc gia để các doanh nghiệp trong nước hiểu rõ hơn về những thị trường mà mình đang hoặc sẽ có các đối tác làm ăn.
Chính phủ sẽ cùng các doanh nghiệp là những người lên tiếng và bảo vệ cho quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp trong nước khi các doanh nghiệp vướng phải những khó khăn khi tham gia giao thương quốc tế như những vụ kiện chông bán phá giá...
Chính phủ nên tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong và ngoài nước tổ chức các buổi giao lưu, giới thiệu về công nghệ sản xuất mới, giới thiệu về nguyên vật liệu mới... tạo mối quan hệ tốt và lâu dài với các đối tác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các trang web:
Cơng ty giày Thái Bình: http://www.thaibinhshoes.com Hiệp hội da giày Việt Nam: http://www.lefaso.org.vn
Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ: http://vietnam-ustrade.org Báo điện tử Việt Báo: http://vietbao.vn
Báo điện tử Việt Nam Net: http://vietnamnet.vn Bộ công thương: http://wto.nciec.gov.vn
Văn phịng thơng báo và điểm hỏi đáp quốc gia về tiêu chuẩn đo lường chất
lượng – TBT Việt Nam: http://www.tbtvn.org Tổng cục thống kê: http://gso.gov.vn
Hải quan Việt Nam: http://www.customs.gov.vn Cục xúc tiến thương mại: http://vietrade.gov.vn
Sách tham khảo:
Marketing căn bản - ThS Nguyễn Văn Thi
Giáo trình Kinh tế Quốc tế - GS.TS Hoàng Thị Chỉnh - PGS.TS Nguyễn Phú Tụ - ThS Nguyễn Hữu Lộc.