Đánh giá tình hình thích nghi với các điều kiện hội nhập WTO

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẦY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY GIÀY THÁI BÌNH _ “TTRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO (Trang 45 - 48)

2.3. Phân tích thực trạng xuất khẩu giày dép của công ty

2.3.3. Đánh giá tình hình thích nghi với các điều kiện hội nhập WTO

Thấy được những khó khăn của q trình hội nhập công ty đã vạch ra

mục tiêu phải cung cấp những sản phẩm đáp ứng nhu cầu và quy định của từng thị trường cụ thể đặc biệt là đối với những thị trường chính của cơng ty.

™ Thị trường EU

Cơ hội:

EU hiện là thị trường lớn nhất luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 80%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Đây là thị trường rộng lớn và có nhu cầu sử dụng giày dép rất cao.

Thách thức:

EU là một thị trường rộng lớn gồm 27 quốc gia với những đặc điểm, sở thích khác nhau của người tiêu dùng, những quy định, yêu cầu của từng thị trường về chất lượng hàng hóa là khơng đồng nhất nên việc cung cấp hàng để thỏa mãn cho từng thị trường là rất khó khăn và tốn nhiều chi phí.

EU là thị trường rất khó tính và yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm. Tất cả các vấn đề liên quan đến sản phẩm dù là nhỏ nhất như dán nhãn mác hay bao gói sản phẩm đều phải có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể, phù hợp với môi trường, sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng.

Từ ngày 06/10/2006, EU áp đặt thuế bán chống phá giá giầy mũ gia sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang EU là 10%. Từ ngày 01/01/2009, các nhà xuất khẩu Việt Nam khơng cịn được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP nữa nên nhiều khách hàng đã lợi dụng ép giá hàng hóa khi giao dịch với doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đã gây cho cơng ty nhiều khó khăn trong việc thỏa thuận giá với đối tác.

Một đặc trưng của thị trường EU là yêu cầu cao về phân phối và hậu

cần. Thời gian giao hàng ngày càng ngắn và độ ổn định giao hàng là rất quan

trọng, địi hỏi cơng ty phải ln giữ mối liên lạc thường xuyên với đối tác và giao hàng đúng theo hợp đồng.

™ Thị trường Mỹ

Cơ hội:

Mỹ là trung tâm kinh tế tài chính của thế giới nên chỉ cần một sự biến

động nhỏ trong nền kinh tế Mỹ cũng ảnh hưởng tới nền kinh tế của toàn cầu.

Cùng với nền kinh tế phát triển thì nhu cầu tiêu dùng của người dân Mỹ cũng ngày càng tăng lên tạo điều kiện cho công ty mở rộng thị phần của mình tại thị trường Mỹ nếu sản phẩm của cơng ty có đủ sức cạnh tranh.

Bên cạnh đó, từ khi Việt Nam có hiệp định song phương với Mỹ và là

thành viên của WTO, giày dép Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ được hưởng mức thuế tối huệ quốc (MFN) hay còn gọi là mức thuế dành cho các nước có quan hệ thương mại bình thường. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cơng ty khi

muốn đưa sản phẩm của mình thâm nhập vào thị trường Mỹ.

Thách thức:

Khơng bao gồm nhiều nước như EU nhưng Mỹ lại là nước gồm nhiều bang hợp thành và quy định của mỗi bang về hàng hóa cũng khác nhau. Do đó, việc sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm sao cho phù hợp với yêu cầu của từng bang tại Mỹ cũng không dễ dàng.

Các vấn đề y tế, an tồn và mơi trường hiện nay là những vấn đề được quan tâm hàng đầu tại Mỹ. Giày dép muốn xuất khẩu qua Mỹ phải tuân thủ nghiêm ngặt rất nhiều quy định và luật lệ như: Luật nhãn mác, Luật chất thải rắn, Các quy định về vật liệu làm giày dép...

™ Thị trường Canada

Cơ hội:

Canada là thị trường tương đối mới với cơng ty, cũng thuộc Châu Mỹ và có diện tích tương đương nước Mỹ. Đây thật sự là một thị trường rất tiềm năng mà công ty đang muốn thâm nhập sâu hơn.

Hiện nay, Canada còn là một trong những quốc gia có giá trị nhập khẩu bình qn đầu người cao nhất, chứng tỏ nhu cầu của người tiêu dùng về hàng nhập khẩu là rất lớn. Đó là cơ hội rất tốt để công ty tiếp cận với thị trường này.

Thách thức:

Trước tiên các doanh nhiệp muốn xuất khẩu vào thị trường này phải tuân thủ chặt chẽ mọi quy định theo pháp luật của Canada về hàng nhập khẩu. Là thị trường rất tiềm năng nên có rất nhiều nhà cung cấp giày dép muốn thâm nhập vào thị trường này, điều này đồng nghĩa với sức ép cạnh tranh rất khốc liệt đối với công ty.

Sự đa dạng về sắc tộc và khí hậu của Canada cũng ảnh hưởng rất nhiều

đến ngành cơng nghiệp giày dép như kích cỡ, xuất xứ hàng nhập, màu sắc... Bên

cạng đó, giới trẻ Canada có xu hướng mua các loại giày giá thấp nên tạo áp lực cho công ty trong việc tạo ra những sản phẩm có chất lượng nhưng giá cả phải chăng.

™ Thị trường Nhật Bản

Cơ hội:

Nhật Bản là quốc gia tương đối gần với Việt Nam so với các nước thuộc Châu Âu và Châu Mỹ nên việc tìm hiểu phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng của người dân Nhật Bản hay việc vận chuyển giao hàng có thể được tiến hành một cách nhanh chóng và ít tốn chi phí hơn.

Giữa Nhật Bản và Việt Nam đã ký nhiều hiệp định thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước như Hiệp định đối tác kinh tế, ký ngày 25/12/2008, trong đó

95% dịng sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam sẽ được giảm thuế với thuế suất

bình qn xuống cịn 2,8% năm 2018. Một thơng tin tốt nữa cho cơng ty đó là giày thể thao sản xuất bằng nguyên liệu da cao cấp khi được xuất qua Nhật Bản sẽ được miễn hạn ngạch, miễn thuế.

Thách thức:

việc đưa sản phẩm giày dép của công ty tới gần hơn với người tiêu dùng Nhật

Bản cũng gặp khơng ít khó khăn.

Tuy khơng có luật lệ quy định về dán nhãn, mác nhưng có những hướng dẫn tự nguyện dán nhãn theo cỡ giày dép do Viện tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật Bản quy định. Trên sản phẩm phải có các thơng tin về nguyên liệu, chất liệu sản phẩm, lưu ý khi sử dụng, tên địa chỉ nhãn hiệu sản xuất giày...

™ Nhận xét

Đối mặt với nhiều khó khăn trong buổi đầu đất nước gia nhập WTO,

Ban lãnh đạo cơng ty vẫn rất sáng suốt tìm ra những bước đi đúng cho doanh

nghiệp mình. Bằng cách điều tra cụ thể những yêu cầu, quy định của từng thị trường đối với hàng xuất khẩu công ty sẽ có hướng sản xuất sao cho phù hợp

nhất. Do đó nhìn vào kết quả kinh doanh và tình hình kim ngạch xuất khẩu của cơng ty ta có thể thấy cơng việc kinh doanh của cơng ty khá ổn định và có xu

hướng ngày càng phát triển, từ hoạt động xuất khẩu cơng ty đã đóng góp một

phần khơng nhỏ vào ngân sách nhà nước đồng thời tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 20.000 cơng nhân viên. Chính vì vậy trong suốt thời gian qua công ty đã

đạt được nhiều thành công và luôn là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu

nhất của ngành giày da Việt Nam.

Trong thời kỳ hội nhập tất cả các doanh nghiệp dù có quy mơ sản xuất to hay nhỏ đều phải có những sự thay đổi để phù hợp với các điều kiện phát triển và

để có đủ khả năng cạnh tranh với hàng triệu doanh nghiệp khác trên toàn thế giới. Đó là một thử thách khơng dễ dàng nhưng các doanh nghiệp cần phải vượt qua vì

sự phát triển của ngành da giày Việt Nam nói chung và bản thân mỗi doanh nghiệp nói riêng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẦY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY GIÀY THÁI BÌNH _ “TTRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)