.Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện công tác tổ chức lực lượng bán hàng của công ty TNHH dịch vụ đào tạo thiên ưng (Trang 27 - 29)

1.3.1.1. Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế bao gồm các nhân tố tác động đến sức mua của khách hàng và dạng tiêu dùng hàng hóa quy định phương án đưa ra kế hoạch bán hàng phù hợp như: sự tăng trưởng kinh tế, sự thay đổi về cơ cấu sản xuất và phân phối, tiềm năng kinh tế và sự gia tăng đầu tư, lạm phát, thất nghiệp, chính sách tiền tệ, tín dụng…từ đó

Tình hình phát triển kinh tế trong nước cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức lực lượng bán hàng. Chẳng hạn như nền kinh tế lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, tình hình kinh tế thế giới biến động mạnh sẽ là nhân tố tác động tăng ( hoặc ) giảm mức tiêu thụ hàng hóa. Do đó mỗi doanh nghiệp cần phải chú ý theo dõi sự biến động , tìm hiểu những nguy cơ của sự thay đổi đó. Từ đó nhà quản trị tổ chức lực lượng bán hàng cho doanh nghiệp phù hợp nhất và hiệu quả nhất.

1.3.1.2. Mơi trường văn hóa – xã hội

Dân số và xu hướng vận động, sự di chuyển dân cư, thu nhập và phân bố thu nhập của các hộ gia đình, việc làm và vấn đề phát triển việc làm, đặc điểm tâm lý, là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thói quen, khả năng tiêu dùng của khách hàng, một xã hội có văn hóa phức tạp gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình dự báo cũng như tồn bộ q trình tổ chức lực lượng bán hàng. Nhà quản trị hiện nay cần phải dựa vào tâm lý, thói quen và cả nhận thức của khách hàng để có thể tổ chức lực lượng bán hàng sát thực khả năng đạt được mục tiêu đề ra là cao.

1.3.1.3. Khách hàng

Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự sống cịn của DN, mọi hoạt động mà cơng ty tiến hành thực hiện đều hướng tới thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng nhờ đó đạt mục tiêu mà cơng ty đề ra. Khách hàng là yếu tố tác động trực tiếp tới quá trình dự báo và các chương trình bán hàng. Khi tiến hành dự báo nhà quản trị phải nắm được nhu cầu hiện tại cũng như xu hướng tiêu dùng tương lai của khách hàng để có những phương án về nhân lực, vật lực… từ đó lựa chọn các chương trình, các phương tiện truyền tải thơng tin về sản phẩm đến khách hàng một cách nhanh nhất và thuận tiện nhất.

1.3.1.4. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là các tổ chức, doanh nghiệp có mặt hàng giống như của doanh nghiệp hoặc các mặt hàng có khả năng thay thế lẫn nhau. Doanh nghiệp phân chia các đối thủ cạnh tranh thích hợp để có biện pháp đối phó thích hợp:

- Các doanh nghiệp khác đưa ra sản phẩm, dịch vụ cho cùng một khách hàng ở mức giá tương tự.

- Các doanh nghiệp cùng cạnh tranh để kiếm lời của một nhóm khách hàng nhất định.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện công tác tổ chức lực lượng bán hàng của công ty TNHH dịch vụ đào tạo thiên ưng (Trang 27 - 29)