Đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần nhôm đô thành (Trang 30 - 33)

6. Kết cấu đề tài

2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành

trách đảm nhiệm công tác quản trị rủi ro mà vẫn đang triển khai theo hình thức kiêm nhiệm. Điều này làm cho công tác quản trị rủi ro của Công ty kém hiệu quả. Nhân lực trẻ và thiếu kinh nghiệm cũng đem lại khá nhiều rủi ro.

Về cơ sở hạ tầng

Kho dự trữ của công ty nằm bên cạnh phân xưởng sản xuất, thuận tiện cho việc giao nhận hàng hóa, tiết kiệm tối đa chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển, các phương tiện vận chuyển thường xuyên được bảo dưỡng do vậy giảm các rủi ro trong vận chuyển và dự trữ sản phẩm.

Khả năng tài chính

Nguồn vốn cũng như khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động sản xuất của cơng ty. Chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng số nguồn vốn kinh doanh của công ty là vốn vay (75,3% năm 2017), cao hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu (24,7% năm 2017). Điều này là dễ hiểu bởi đối với một doanh nghiệp sản xuất, thời gian quay vòng vốn sẽ lâu hơn dẫn đến tính thanh khoản của dịng vốn là thấp hơn.

Tuy nhiên, đâylại có thể là nguyên nhân gây rủi ro cho doanh nghiệp. Do ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu cũng như nền kinh tế trong nước, cơng ty gặp một số khó khăn khi lãi suất vay ngày càng cao, lạm phát, tỷ giá hối đối cũng khơng hề giảm, nó làm cho khả năng tài chính của cơng ty khơng được tốt và dẫn đến ảnh hưởng lớn đến q trình hoạt động của cơng ty. Điều này cũng gây khó khăn trong việc lập quỹ dự phịng với cơng ty để đối phó với những tình huống bất ngờ xảy ra.

2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty Cổ phầnNhôm Đô Thành Nhôm Đô Thành

Sau thời gian thực hiện các quy trình của hoạt động quản trị rủi ro, Cơng ty Cổ phần Nhôm Đô Thành đã gặt hái được một số thành công ban đầu cũng như phát hiện ra những thiếu sót để tìm giải pháp hồn thiện hơn nữa quy trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp mình. Dưới đây là một số đánh giá khách quan của chính những nhân viên trong cơng ty về thực trạng triển hai công tác quản trị rủi ro này của doanh nghiệp.

19 28 48 4 1 Rất tốt Tốt Trung bình/khá Kém Rất kém

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu điều tra.

Hình 2.4. Đánh giá thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tại Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành

Qua điều tra 144 nhân viên hiện đang công tác và làm việc tại tất cả các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp, ta có thể nhận thấy các ý kiến đánh giá thu được vơ cùng đa dạng. Cụ thể, có 19% cho rằng doanh nghiệp đang thực hiện rất tốt công tác quản trị rủi ro, 28% tán thành doanh nghiệp đang làm tốt và có đến 48% nhân viên đồng tình doanh nghiệp chỉ đang triển khai cơng tác quản trị rủi ro ở mức trung bình. Tuy nhiên, các đánh giá yếu là khơng nhiều. Chỉ có 5% nhân sự cho rằng cơng ty chưa làm tốt công tác này.

2.3.1. Những thành công và nguyên nhân

Dưới sự biến động của môi trường kinh doanh mở ra nhiều cơ hội nhưng bên cạnh đó cũng là các rủi ro đối với các doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành đã ý thức được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro trong công ty ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh. Do đó, các nhà quản trị cơng ty đã từng bước hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro nói riêng và các cơng tác quản trị khác nói chung của doanh nghiệp.

Qua q trình phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty Cổ phần Nhôm Đô Thành cho thấy công ty đã đạt được một số thành công sau:

Đầu tiên, công ty đã thực hiện đầy đủ quy trình của cơng tác quản trị rủi ro, đó là: Nhận dạng và đưa ra được các rủi ro mà cơng ty thường gặp phải.

Phân tích được các rủi ro đến từ mơi trường bên trong và bên ngồi của cơng ty để có những biện pháp ứng phó với rủi ro.

Kiểm sốt rủi ro qua việc phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các rủ ro mà nhà quản trị đã có đưa ra các chính sách phù hợp để kiểm sốt rủi ro.

Tài trợ rủi ro thông qua việc đo lường, đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro để đưa ra biện pháp kiểm soát và tài trợ cho từng rủi ro, xây dựng quỹ dự phòng rủi ro qua các năm. Bên cạnh đó, cơng tác quản trị rủi ro cho người lao động được thực hiện cũng khá tốt. Công ty đã chủ động mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội cho toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp, đồng thời tổ chức khám và theo dõi sức khỏe định kỳ cho người lao động.

Về các vấn đề pháp lý, công ty luôn chấp hành các nghĩa vụ và trách nhiệm khi thực hiện nộp đầy đủ thuế doanh nghiệp và thực hiện kinh doanh đúng với những sản phẩm và tiêu chuẩn chất lượng mà công ty đã đăng ký.

2.3.2. Những hạn chế và ngun nhân

Qua q trình phân tích và đánh giá thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tại Công ty Cổ phần Nhơm Đơ Thành cho thấy cơng vẫn cịn tồn tại một số những hạn chế sau:

Thứ nhất, hoạt động nhận dạng rủi ro chưa được triệt để, chỉ dừng lại ở cơng tác

tổng hợp theo từng phịng ban, chức năng rồi báo cáo lên trên. Việc nhận dạng các rủi ro chỉ dừng lại ở việc mô tả các rủi ro thường xảy ra dựa trên kinh nghiệm và quan sát là chủ yếu. Công ty chưa thực hiện đánh giá theo một mô thức cụ thể nào trong nhận diện các nguy cơ gây ra rủi ro nên việc nhận diện những nguy cơ tiềm ẩn sẽ xảy ra còn yếu.

Thứ hai, hoạt động nhận dạng, đo lường chưa thực sự hiệu quả dẫn đến cơng ty

chưa kiểm sốt và xử lý triệt để các rủi ro mà mới chỉ kiểm sốt được một số ít các rủi ro đơn giản đã xảy ra.

Nguyên nhân

Do cơng ty chưa có một phịng ban nào chịu trách nhiệm riêng về hoạt động công tác quản trị rủi ro tại công ty mà chỉ dừng ở việc chia nhỏ các nhiệm vụ này cho từng phòng ban xử ký dẫn đến tình trạng trách nhiệm cá nhân không gắn liền với trách nhiệm tập thể, dẫn đến thực trạng mọi người trong cơng ty chưa nhận thức được tồn bộ ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHÔM ĐÔ THÀNH.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần nhôm đô thành (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)