6. Kết cấu đề tài
3.3. Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty TNHH Đồ
3.3.2. Về nội dung dự án
Cần bổ sung các nội dung rất quan trọng sau :
3.3.2.1. Giới thiệu về dự án
Do định hướng xuất khẩu trong khoảng thời gian tới với yêu cầu về áp dụng quy trình quản lý chất lượng và hoạt động kiểm nghiệm theo các tiêu chuẩn chất lượng của nước ngoài, dự án của cơng ty trong tương lai sẽ có sự tham gia của cả các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm và chứng nhận như Intertek. Do đó, nội dung giới thiệu về dự án cũng phải thêm vào để cung cấp cho đối tượng này. Trước đây do chỉ sử dụng nội bộ nên nội dung này không cần thiết. Cụ thể, nội dung giới thiệu dự án cần bao gồm các nội dung nhỏ sau:
+ Giới thiệu tóm lược về cơng ty và mơi trường kinh doanh của công ty:
Trong phần giới thiệu tóm lược về cơng ty phải tóm lược những thơng tin chính, cơ bản về cơng ty Đồ chơi thân thiện trong quá trình hình thành phát triển (Ngành nghề kinh doanh, khách hàng, các thành tựu,...). Đồng thời cũng phải đưa ra các mục tiêu của doanh nghiêp cũng như những chủ trương, đường lối và chính sách phát triển hoạt động kinh doanh của công ty.
Trong phần đánh giá tổng quát môi trường kinh doanh của công ty cần xây dựng những nội dung sau:
Làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi và khó khăn của cơng ty. Từ đó khẳng định sự cần thiết của dự án đối với công ty.
+ Môi trường bên trong, bao gồm các yếu tố tạo nên nguồn lực vật chất (như đất đai, vốn liếng, công nghệ - kỹ thuật, lao động...) và nguồn lực tinh thần (như triết lý kinh doanh, truyền thống, uy tín, địa vị của cơng ty trên thương trường...).
+ Mơi trường bên ngồi, bao gồm các yếu tố thuộc mơi trường tổng qt (như điều kiện chính trị, xã hội, khoa học- kỹ thuật, tự nhiên...) và môi trường đặc thù (như khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, Nhà nước, các tổ chức xã hội...)
3.3.2.2. Một số nội dung cần bổ sung trong phương án tài chính
Trong phương án tài chính cần bổ sung các nộ dung: Phương án thu nhập và chi phí của dự án, dự trù lỗ lãi; bảng cân đối kế toán dự kiến; hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án; mức độ an toàn và kiểm sốt rủi ro tài chính của dự án. Đây là những cơ sở quan trọng để quyết định xem cơng ty có nên thực hiện dự án hay không. Một dự án được triển khai phải mang về lợi nhuận cho công ty và để đảm bảo được điều đó thì các chỉ số này phải được tính tốn.
a. Phương án thu nhập và chi phí của dự án
Cần làm rõ được dự án có những khoản thu nhập, khoản chi nào và những khoản phát sinh khác. Bên cạnh cũng cần chỉ rõ những khoản thu chi đó sẽ phát sinh vào thời điểm nào.
Điều này ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc chủ động điều tiết dịng tiền của dự án cũng như hạch tốn hiệu quả tài chính mà dự án mang lại. Khi nghiên cứu và xây dựng nội dung này cần tập trung:
- Phân tích các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận của dự án cho từng giai đoạn và cho toàn bộ dự án. Việc tính tốn doanh thu, chi phí, lợi nhuận rịng và một vài chỉ tiêu tài chính khác của dự án được tóm lược trong bảng sau:
Bảng 3.1. Tính lợi nhuận rịng của dự án
Năm 1 2 3 4 5
Tổng doanh thu
Tổng chi phí (chi phí sản xuất hoặc giá vốn hàng bán)
Lợi nhuận gộp - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý Lợi nhuận trước thuế
- Thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận rịng
+ Phương pháp xác định tổng doanh thu
Đối với Cơng ty TNHH Đồ chơi thân thiện, tổng doanh thu có thể được xác định theo từng năm và từ đó tổng hợp cho tồn bộ dự án, bao gồm: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu bán tài sản cố định khi đã hết thời gian sử dụng và doanh thu bán tài sản cố định chưa hết thời gian sử dụng nhưng dự án đã kết thúc. Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh được tính theo cơng thức sau:
Mi=∑
i=1 n
pi. qi
Trong đó:
Mi: Doanh thu dự án năm thứ i
pi: Khối lượng sản phẩm, dịch vụ bán ra của dự án trong năm thứ i qi: Giá bán dự tính đơn vị sản phẩm năm thứ i
+ Phương pháp xác định chi phí dự án
Chi phí hằng năm của dự án bao gồm chi phí bằng tiền mặt và chi phí khấu hao TSCĐ.
Trong dự án đầu tư xưởng sản xuất thiết bị đã phân tích, chi phí bằng tiền mặt bao gồm: Chi phí mua hàng hóa, dịch vụ, ngun vật liệu, vật tư thường xuyên, trả công lao động, tiền thuế... Cơng thức tổng qt như sau:
TF(i)=∑
i=1 n
Xi. Fi
Trong đó:
TF(i): Khối lượng sản xuất năm thứ i
Xi: Khối lượng sản phẩm, dịch vụ được sản xuất vào năm thứ i
Fi: Chi phí tiền mặt định mức cho từng khoản mục trong giá thành của sản phẩm
năm thứ i
Về chi phí khấu hao TSCĐ, trong dự án nên sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng hoặc khấu hao theo sản lượng.
Sau đây là bảng tính doanh thu, chi phí và lợi nhuận rịng mẫu được tôi lập cho dự án đầu tư xưởng sản xuất thiết bị trên đây. Dữ liệu ở đây chỉ mang tính tham khảo và kết quả sẽ được sử dụng để tính các chỉ số tài chính quan trọng khác.
Bảng 3.2. Bảng tính lợi nhuận rịng mẫu cho dự án đầu tư xưởng sản xuất thiết bị
Đơn vị: triệu đồng
Năm 1 2 3 4 5
Tổng doanh thu 3.600 3.600 3.600 3.600 3.600
Tổng chi phí (chi phí sản xuất hoặc giá vốn hàng bán)
2.500 2.500 2.500 2.500 2.500
Lợi nhuận gộp 1.100 1.100 1.100 1.100 1.100
- Chi phí bán hàng 480 480 480 480 480
- Chi phí quản lý 300 300 300 300 300
Lợi nhuận trước thuế 320 320 320 320 320
- Thuế thu nhập doanh nghiệp 64 64 64 64 64
Lợi nhuận ròng 256 256 256 256 256
Nguồn: Tác giả - Xác định dịng tiền rịng
Trong phân tích tài chính dử dụng khái niệm giá trị theo thời gian của tiền, do đó ta phải dùng dịng tiền mặt thực sự của dự án để phân tích bởi lợi nhuận của cơng ty trong một thời kỳ không trùng với số tiền mặt mà cơng ty mang về trong thời kỳ đó do ở mỗi kỳ sẽ có khách hàng nợ tiền và chi phí khấu hao TSCĐ đã bỏ ra trong chi phí đầu tư ban đầu.
Ta sử dụng bảng sau để phân tích dịng tiền ròng của dự án xưởng sản xuất thiết bị:
Bảng 3.3. Bảng tính dịng tiền rịng của dự án xưởng sản xuất thiết bị
Đơn vị: triệu đồng
Năm 1 2 3 4 5
Lợi nhuận ròng 256 256 256 256 256
(-) Tiền nợ của khách hàng 150 150 150 150 0
(+) Tiền thu nợ khách hàng 0 150 150 150 150
(+) Chi phí khấu hao 58 58 58 58 58
Dòng tiền ròng 164 314 314 314 464
Nguồn: Tác giả - Bảng cân đối kế toán dự kiến
Trên cơ sở các chỉ số doanh thu, chi phí, lợi nhuận được tính tốn ở trên, bảng cân đối kế toán của dự án được lập cho từng thời kỳ và tổng hợp cho toàn dự án. Bảng cân đối kế tốn giúp cho cơng ty đánh giá và quản lý các yếu tố đầu vào, đầu ra, dự
b. Hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án
Trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế - tài chính đã dự kiến ở trên, tiến hành phân tích hiệu quả tài chính của dự án kinh doanh theo các chỉ tiêu (tiêu chuẩn phân tích) như: Giá trị hiện tại thuần (NPV), tỷ suất nội hoàn (IRR), tỷ lệ lợi ích/chi phí, tỷ lệ lợi ích thuần/vốn đầu tư, thời gian thu hồi vốn đầu tư... Mỗi chỉ tiêu có ý nghĩa và độ tin cậy khác nhau. Khơng nhất thiết phải phân tích tất cả các chỉ tiêu trên, điều này tùy thuộc vào mong muốn của Công ty. Tôi xin lựa chọn chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (NPV) là một chỉ tiêu đáng tin cậy nhất trong phân tích tài chính dự án vì phương pháp này tính đến giá trị theo thời gian của tiền. Công ty nên chọn dự án có NPV > 0, nghĩa là dự án có lợi về mặt tài chính, số tiền thu về lớn hơn số tiền bỏ ra đầu tư.
Cơng thức tính giá trị hiện tại thuần:
NPV=P0+ F1 1+i+ F2 (1+i)2+…+ Fn (1+i)n Trong đó:
P0: Tiền đầu tư ban đầu
Fn: Đồng tiền phát sinh ở thời điểm n trong tương lai
i: Chi phí sử dụng vốn
Với dịng tiền mặt đã tính được ở bảng 3.3, vốn đầu tư ban đầu 1.092.600.000đ và chi phí sử dụng vốn bằng 12% (bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng cộng thêm vài phần trăm lợi nhuận mong muốn của chủ cơng ty), ta tính được NPV của dự án đầu tư xưởng sản xuất thiết bị như sau:
NPV= -1092,6 1++1640,12+ 314 (1+0,12)2+ 314 (1+0,12)3+ 314 (1+0,12)4+ 464 (1+0,12)5 = -7,09(triệu đồng)
Với NPV < 0 như trên, dự án không hiệu quả về mặt tài chính, tức là việc đầu tư cho dự án này khơng có lợi về mặt tài chính so với đầu tư vào các hoạt động hiện tại của công ty.
Nếu lựa chọn giữa hai dự án, Cơng ty nên lựa chọn dự án có NPV lớn hơn. c. Mức độ an tồn và kiểm sốt rủi ro tài chính đối với dự án
+ Xác định độ an tồn tài chính bao gồm: Chỉ tiêu phân tích cơ cấu nguồn vốn (các tỷ lệ giữa vốn tự có và vốn lưu động khác tham gia dự án, tỷ lệ tài sản lưu động có tính theo tài sản lưu động nợ);
+ Xác định điểm hòa vốn (điểm hòa vốn lý thuyết và điểm hòa vốn tiền tệ); + Phân tích khả năng thanh tốn (khả năng thanh tốn hiện hành và khả năng thanh toán nhanh);
+ Phân tích và đánh giá rủi ro tài chính và xây dựng phương án dự phòng để khắc phục rủi ro.