Quy trình QTRR về nhân lực của cơng ty TNHH Thương mại và dịch vụ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ truyền thông CMH (Trang 29 - 33)

6. Kết cấu đề tài

2.2 Thực trạng công tác QTRR về nhân lực tại công ty TNHH thương mại và dịch

2.2.3 Quy trình QTRR về nhân lực của cơng ty TNHH Thương mại và dịch vụ

truyền thông CMH.

a) Công tác nhận dạng rủi ro.

Theo như quan sát và điều tra các phòng ban có liên quan cơng tác nhận dạng rủi ro còn nhiều thiếu xót, cơng ty đã nhận dạng các rủi ro về nhân sự tuy nhiên chưa

nhiều và thường sau khi sự việc đã xảy ra gây tổn hại cho doanh nghiệp thì cơng tác nhận dạng rủi ro mới được tiến hành.

Trong nhân lực của công ty những rủi ro về mặt kinh nghiệm làm việc, thái độ làm việc và trình độ chun mơn của nhân viên ban lãnh đạo của doanh nghiệp chưa thực sự kiểm soát được và nắm bắt hết những rủi ro có thể gây ra. Doanh nghiệp cứ tập trung làm vừa làm vừa sửa gây ra rất nhiều rủi ro tiềm ẩm mà doanh nghiệp không nắm bắt hết được để tài trợ rủi ro.

Công ty đã tiến hành nhận dạng rủi ro dựa trên kinh nghiệm trực quan của nhà lãnh đạo và dựa vào những rủi ro đã xảy ra trong q khứ, tuy nhiên khơng có sự chủ động tìm hiểu và phát hiện những rủi ro tiềm ẩn. Công ty đã liệt kê ra được các rủi ro thường xuyên gặp phải của cơng ty, và tìm hiểu ngun nhân gây ra rủi ro, tuy nhiên chưa đi sâu vào nghiên cứu các điều kiện tạo ra và làm tăng khả năng tổn thất, mức độ rủi ro.

Công ty cũng sử dụng một số phương pháp để nhận dạng rủi ro như xây dựng bảng liệt kê (đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra trong các tình huống nhất định, từ đó các nhà quản trị nhận dạng và xử lý); phương pháp phân tích báo cáo tài chính… Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế cụ thể là việc nhận dạng rủi ro còn chung chung, sử dụng ít các phương pháp nhận dạng rủi ro. Việc nhận dạng của công ty không diễn ra thường xuyên, liên tục và có hệ thống.

b) Cơng tác phân tích rủi ro

Qua điều tra ban điều hành công ty với câu hỏi “Trong công tác quản trị rủi ro tại

cơng ty thì giai đoạn nào là giai đoạn thực hiện chưa tốt” thì nhận thấy đây là một giai đoạn cũng được công ty cho rằng là giai đoạn thực hiện chưa tốt.

Đơn cử : Tháng 7/2017 CMH ký kết hợp đồng nội thất với một đối tác của Úc, tuy

nhiên trong quá trình làm việc và hợp tác đã khơng thể thực hiện được những yêu cầu mà hai bên đã đề ra dẫn đến bên công ty đối tác đã hủy hợp đồng với CMH, nguyên nhân chủ yếu do đội ngũ nhân viên chưa đủ trình độ chun mơn, tác phong làm việc chưa hiệu quả dẫn đến làm chậm tiến độ cơng trình.

- Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong tình huống này:

Khơng thực hiện đúng hợp đờng đề ra, nguyên nhân sâu xa là do sự thiếu tinh thần trách nhiệm đối với công việc, và đặc biệt là sự sai lầm trong đường lối của ban lãnh đạo công ty cũng như công tác quản trị nhân sự đã khơng kịp thời đào tạo, nâng cao

trình độ của đội ngũ nhân viên khi làm việc với các đối tác có những yêu cầu cao trong kỷ luật.

Người Việt và các doanh nghiệp Việt thường có xu hướng trì hỗn làm việc, với một cường độ làm việc quá lớn sẽ dẫn tới mất phương hướng và bị mất năng suất làm việc ( chưa có phương pháp làm việc hiệu quả) đờng thời trong làm việc nhóm chưa có sự kết hợp đờng đều, đề cao lợi ích cá nhân.

- Tổn thất trong tình huống này:

+ Doanh nghiệp bị mất hợp đờng kinh tế

+ Phải đền bù hợp đồng như đã đề ra với con số lớn

+ Làm giảm uy tín của doanh nghiệp đối với các đối tác trong và ngoài nước + Giảm tinh thần làm việc cho nhân viên

+ Những khoản chi phí phải chi cho hợp đờng và các khoản chi phí liên quan.

Những rủi ro thường xuyên xảy ra chủ yếu là nguồn rủi ro từ nhân sự do lượng lao động ngày càng tăng nhưng bộ máy hoạt động đơn giản, không ổn định và đội ngũ cán bộ quản lý vẫn còn nhiều yếu kém trong các kỹ năng quản lý, đôi khi nghỉ việc giữa chừng mà không báo trước, làm việc uể oải, khơng hiệu quả, trình độ quản lý chưa được tốt. Điều này xảy ra một phần là do cơng ty chưa có chế độ đãi ngộ tối ưu cho các nhân viên. Chưa sát sao trong đào tạo và quản lý cán bộ công nhân viên. Phân công công việc chưa rõ ràng, một nhân viên đảm nhiệm nhiều công việc chồng chéo và hoạt động theo quy mơ, phong thái của doanh nghiệp hộ gia đình các thành viên trong cơng ty chun mơn hóa thấp. Do doanh nghiệp tập trung mở rộng kinh doanh còn chưa chú trọng trong quản lý nhân sự.

Tần suất thấp rủi ro xảy ra khá cao, những rủi ro từ phía đội ngũ nhân viên xảy ra khá nhiều lần trong giai đoạn 2015-2017

Sau mỗi rủi ro công ty thường ngời lại và phân tích những ngun nhân và liệt kê những tổn thất gây ra và có thể gây ra cho doanh nghiệp tuy nhiên còn nhiều thiếu xót chưa thể nhận định và nhìn nhận được hết do trình độ chun mơn về quản trị rủi ro vẫn còn nhiều yếu kém.

c) Cơng tác kiểm sốt rủi ro

Công ty đều áp dụng cả 3 phương pháp: phòng ngừa, né tránh, giảm thiểu rủi ro. Việc áp dụng phương pháp nào sẽ được căn cứ vào tình hình và kinh nghiệm xử lý những rủi ro tương tự trước đó.

Đánh giá chất lượng cơng tác kiểm sốt rủi ro: hầu hết nhân viên và nhà quản trị đều cho rằng công tác này chưa tốt.

Đánh giá về hành động ứng phó giải quyết rủi ro của nhà quản lý: kết quả điều tra từ nhân viên cho thấy rằng nhà quản lý ứng phó chậm, chưa kịp thời và một số ý kiến cho rằng các trưởng phòng và Ban giám đốc còn khá bị động, khơng có sẵn phương án giải quyết khi rủi ro xảy ra.

Đánh giá về mức độ phối hợp giữa nhà quản trị và nhân viên: kết quả tổng hợp cho thấy: sự phối hợp giữa các thành viên còn chưa tốt, vẫn xảy ra mâu thuẫn hoặc không thống nhất trong ý kiến và hành động của nhân viên và nhà quản trị.

Điều này có nghĩa là mặc dù cơng ty đã kết hợp cả 3 phương án nhằm kiểm soát rủi ro nhưng vẫn xảy ra vấn đề về kĩ năng giải quyết rủi ro của nhà quản trị và sự phối hợp giữa nhân viên và nhà quản trị trong Công ty. Qua đây, Công ty cần đưa ra các phương pháp nhằm nâng cao kĩ năng xử lý vấn đề của nhà quản trị và sự phối hợp giữa các thành viên trong công ty và chú trọng hơn trong công tác quản trị rủi ro.

Một số cách kiểm sốt rủi ro mà cơng ty đã thực hiện như sau:

- Đặt ra một số điều luật phải thực hiện đối với nhân viên trong công ty: Quy định chặt chẽ về giờ làm việc ( sử dụng thẻ chấm cơng, có báo cáo cơng việc hàng ngày cho phòng hành chính nhân sự ) đối với mỗi cơng trình dám sát – Người dám sát sẽ là người chịu mọi thiệt hại nếu xảy ra vấn đề phát sinh ngoài ý muốn do dám sát gây ra.

- Đưa ra chính sách thưởng phạt một cách rõ ràng và tạo động lực làm việc cho nhân viên trong công ty.

- Công tác tuyển dụng được chú trọng, chiêu mộ những nhân viên có năng lực và kinh nghiệm làm việc. Tập trung tuyển dụng nhân viên có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trở lên trong các lĩnh vực kinh doanh nội thất, truyền thông, quản lý. Đầu tư hỗ trợ nhân viên khi tham gia các khóa học đào tạo của nước ngồi liên quan tới lĩnh vực đang làm.

- Để giảm thiểu rủi ro về phía khách hàng như huỷ hợp đờng, cơng ty đã tiến hành soạn thảo hợp đồng một cách kỹ lưỡng hơn, quy định trách nhiệm của cả hai bên rõ ràng,

d) Công tác tài trợ rủi ro

Công tác tài trợ rủi ro của cơng ty còn kém hiệu quả, do ng̀n tài chính của Cơng ty còn hạn chế và sử dụng gói bảo hiểm khơng lớn và thủ tục bảo hiểm vẫn còn khá rườm rà. Do đó làm ảnh hưởng đến khả năng giải quyết tổn thất của Công ty khi rủi ro xảy ra.

Qua q trình thực tập tại cơng ty, cho thấy Công ty chủ yếu thực hiện phương án là tự bảo hiểm. Do ngân sách tài chính đang tập trung cho việc xây dựng trụ sở và bãi kho mở rộng kinh doanh của Công ty nên quỹ bảo hiểm vẫn còn hạn hẹp. Ngồi ra, Cơng ty chỉ tham gia mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm lao động cho nhân viên, còn bảo hiểm đối với rủi ro từ hoạt động kinh doanh, công ty chưa chú trọng.

Trong năm 2015 công ty đã lập quỹ dự phòng cho các rủi ro là 100 000 000 đồng và năm 2017 là 120 000 000 đờng để phòng ngừa rủi ro. Chính nhờ quỹ dự phòng này mà trong năm 2013 cơng ty có thể chủ động trong việc đối phó với những rủi ro của công ty trong việc bị các đối tác phạt do vi phạm hợp đồng hoặc buộc phải giảm giá dịch vụ.

Bên cạnh đó việc lập các quỹ dự phòng vẫn còn chưa được lập thường xuyên, nên nhiều khi công ty cần nguồn tài trợ cho rủi ro thì cơng ty mới bắt đầu huy động để lập qũy, vì thế cơng ty vẫn bị gián đoạn do phải chờ huy động vốn trong công ty cũng như mức tài trợ đó khơng đủ tài trợ rủi ro đó. Vì vậy cơng ty cần có ng̀n quỹ tài trợ rủi ro riêng và được lập trước cho từng hoạt động kinh tế của công ty, để việc tài trợ rủi ro được chủ động hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ truyền thông CMH (Trang 29 - 33)