Giải pháp hồn thiện kiểm sốt rủi ro và tài trợ rủi ro tại công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH ô tô việt phát (Trang 43 - 48)

6. Kết cấu đề tài:

3.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH ôtô

3.2.3. Giải pháp hồn thiện kiểm sốt rủi ro và tài trợ rủi ro tại công ty

Cơng ty TNHH ơ tơ Việt Phát có thể sử dụng kết hợp nhiều biện pháp khác nhau trong phịng ngừa và giảm thiểu rủi ro ngồi hai biện pháp đang sử dụng chủ yếu là ngăn ngừa rủi ro và giảm thiểu tổn thất. Các biện pháp gồm:

Thứ nhất là né tránh rủi ro: Khi phân tích đánh giá xác xuất xảy ra rủi ro quá lớn, khả năng gây tổn thất cao, chi phí để kiểm sốt rủi ro lớn, thì phương án tốt nhất là né tránh rủi ro bằng cách: Ngừng ngay toàn bộ, hoặc từng phần phương án đầu tư đang chuẩn bị và thay đổi toàn bộ hoặc từng phần phương án bằng phương án khác có rủi ro ít hơn

Thứ hai là chuyển rủi ro cho tổ chức, cá nhân khác: Nhiều loại rủi ro có thể chuyển giao cho bên thứ ba thông qua các cơng cụ phịng ngừa rủi ro. Đơn giản nhất là sử dụng các hình thức mua bảo hiểm từ các cơng ty bảo hiểm để bảo hiểm tài sản;

Thứ ba là tiến hành thực hiện mở rộng bộ các giải pháp để giảm thiểu rủi ro ở mức giới hạn có thể chấp nhận và quản lý rủi ro. Các giải pháp để giảm thiểu rủi ro hết sức đa dạng, có thể bắt đầu từ khâu nhân sự như bố trí người thích hợp để giải quyết cơng việc, kiện tồn bộ máy tổ chức của doanh nghiệp; xây dựng một phương án kinh doanh có chất lượng tốt; rà soát lại các cam kết, các điều khoản hợp đồng trước khi ký kết với các đối tác bảo đảm sự chặt chẽ, đúng luật; tính tốn xác định chuẩn xác các nguồn lực đầu vào, các yếu tố đầu ra...

Thứ tư là đa dạng hóa rủi ro: Trong nhiều trường hợp, giải pháp tốt nhất của doanh nghiệp là chấp nhận rủi ro để hạn chế rủi ro. Khơng có quyết định đầu tư hay giao dịch kinh doanh nào khơng có rủi ro. Trường hợp sau khi phân tích, đánh giá rủi ro, cân nhắc các giải pháp quản trị rủi ro với chi phí bỏ ra để kiểm sốt rủi ro khơng đạt hiệu quả mong muốn, trong khi nguy cơ xảy ra rủi ro không cao, mức độ tổn hại nếu rủi ro xảy ra không lớn, vẫn nằm trong giới hạn cho phép... thì giải pháp chấp nhận rủi ro có thể lại là tốt nhất. Việc chấp nhận rủi ro có thể chấp nhận tồn bộ, hoặc chấp nhận từng phần trong tổng thể của kế hoạch.

Các giải pháp xử lý và kiểm sốt rủi ro nêu trên khơng phải áp dụng một cách cứng nhắc, mà cần có sự linh hoạt, uyển chuyển, có thể được áp dụng riêng

rẽ hoặc kết hợp với nhau để đạt được hiệu quả quản trị rủi ro cao nhất. Điều này phụ thuộc vào quyết định của người có thẩm quyền quản lý doanh nghiệp. Quyết định như thế nào trong từng trường hợp cụ thể, trong không gian và thời gian xác định..., các giải pháp có đạt hiệu quả cao như mong muốn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh, kiến thức và kinh nghiệm của nhà quản trị. Chính điều này nhà quản trị doanh nghiệp cần nâng cao khả năng chuyên môn và kinh nghiệm kiểm sốt rủi ro bằng việc cơng ty mở các khóa đào tạo cho các nhà quản trị, thơng qua đào tạo tạo dựng cho nhà quản trị có được được những kỹ năng, khiến thức cần thiết để kiểm sốt rủi ro.

Chính sách của cơng tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp cần phải được phổ biến đến các bộ phận và cá nhân có liên quan và cần được theo dõi và kiểm tra một cách nghiêm túc ở tất cả các khâu từ xác định, nhận diện rủi ro, phân tích, xếp hạng rủi ro, lập báo cáo đánh giá rủi ro, thực hiện các giải pháp quản lý, kiểm sốt rủi ro. Cơng tác phổ biến cũng như kiểm sốt là một phần quan trọng khơng thể thiếu của cơng tác quản trị rủi ro.Việc phổ biến, tuyên truyền chính sách quản trị rủi ro nhằm làm cho các bộ phận, các thành viên liên quan hiểu rõ và nâng cao ý thức phịng ngừa rủi ro, tạo sự đồng thuận, đồn kết để giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức. Qua đó từng bước xây dựng văn hóa quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.

Cơng tác kiểm sốt giúp doanh nghiệp phát hiện kịp thời những khiếm khuyết trong chính sách để sửa chữa kịp thời nhằm hồn thiện chính sách quản trị rủi ro đã đề ra. Khơng có kế hoạch nào, chính sách nào thật sự hồn hảo ngay từ khi xây dựng mà ln có khiếm khuyết chỉ bộc lộ trong q trình tổ chức thực hiện. Công tác kiểm sốt cịn phải bảo đảm u cầu mọi bộ phận, mọi thành viên trong doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt chính sách quản trị rủi ro.

b. Đối với công tác tài trợ rủi ro:

Trong chính sách tài trợ rủi ro chúng ta cần có thực thi mở rơng các giải pháp, có thể nâng cao các qũy dự phịng đối với những rủi ro có tác động lớn tìm các nguồn tài trợ từ bên ngồi công ty để đảm bảo cho công tác mang lại hiệu quả cao. Đối với các rủi ro như rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro biến động giá

cả doanh nghiệp khơng thể có đủ điều kiện như các doanh nghiệp lớn (có đủ bộ máy, tổ chức, đội ngũ chun gia có kinh nghiệm…) để tính tốn và cân nhắc các mức độ rủi ro và mức độ chịu đựng tổn thất khi rủi ro xảy ra; không thể đủ điều kiện và khả năng tính tốn mức thu lợi có thể đạt được, tính tốn mức tổn thất có thể chấp nhận được trong trường hợp xảy ra biến động xấu trên thị trường. Như vậy, giải pháp tài trợ hữu hiệu nhất là doanh nghiệp nên tìm kiếm và tận dụng các khoản vay dài hạn với lãi suất ưu đãi. Dưới đây là một số tổ chức tài chính chủ yếu thực hiện cơ chế hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp ở Việt Nam để có nguồn tài trợ cho quản trị rủi ro hiện nay:

Thứ nhất ngân hàng Phát triển là tổ chức tài chính thuộc sở hữu 100% của Chính phủ, vốn điều lệ lên tới 5.000 tỷ đồng, hoạt động cho vay phi lợi nhuận Chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát triển gồm: cho vay đầu tư phát triển, hỗ trợ sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư. Ngồi ra Ngân hàng phát triển cịn thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu như cho vay xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Thứ hai quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp: Quỹ này được thành lập nhằm mục tiêu trợ giúp các doanh nghiệp vay vốn nếu khơng có đủ tài sản bảo đảm tiền vay. Các Quỹ Bão lãnh tín dụng cho doanh nghiệp sẽ là một trong các kênh quan trọng hỗ trợ cho các doanh nghiệp vay vốn, nhất là các doanh nghiệp khởi sự, thiếu tài sản thế chấp. Việc bảo lãnh tín dụng hiện nay chủ yếu vẫn do Ngân hàng phát triển đảm nhiệm, nhưng số lượng doanh nghiệp nhận được bảo lãnh cũng rất khiêm tốn. Mặt khác để phòng ngừa rủi ro lãi suất, một giải pháp rất quan trọng khác đó là th, mua tài chính từ các cơng ty cho th tài chính. Đây là một loại hoạt động tín dụng trung - dài hạn, tài trợ vốn thích hợp cho các doanh nghiệp, với những ưu điểm cơ bản: Không cần ký quỹ đảm bảo hay tài sản thế chấp, có thể được tài trợ đến 100% vốn đầu tư, lãi suất hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận của 2 bên, bên đi thuê không chịu rủi ro nếu lãi suất thị trường tăng... Khi kết thúc thời hạn thuê, doanh nghiệp được quyền ưu tiên mua lại tài sản với giá trị danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm.

Ngoài ra tài trợ cho các rủi ro lãi suất, ngồi việc tìm đến các cơ chế hỗ trợ tài chính, doanh nghiệp cũng có thể huy động vốn bằng cách hợp tác, hợp vốn, quan hệ hỗ trợ cho nhau vay vốn nhàn rỗi giữa các doanh nghiệp

KẾT LUẬN

Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế Việt Nam có sự mở của sâu rộng hơn với kinh thế giới làm cho mơi trường kinh doanh có biên động liên tục tác động xấu đến doanh nghiệp ơ tơ nói chung và cơng ty TNHH ơ tơ Việt Phát nói riêng. Đối với Việt Phát là một doanh nghiệp đứng vững và đi đầu trong ngành ô tô. Làm thế nào để doanh nghiệp quản trị rủi ro một cách hữu hiệu trong môi trường kinh doanh đầy thách thức, cam go và quyết liệt, nhận thấy đây là vấn đề cấp bách và cần thiết với các doanh nghiệp, em chọn đề tài: “Hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH ô tô Việt Phát” để đi nghiên cứu và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro trong doanh nghiệp Việt Phát. Sau đây là một số kết quả chính của khóa luận tốt nghiệp:

Thứ nhất: Hệ thống hóa về rủi ro, rủi ro trong kinh doanh các đặc trưng của rủi ro, phân loại rủi ro, lịch sử hình thành quản trị rủi ro, quá trình của quản trị rủi ro và các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tại doanh nghiệp.

Thứ hai: Phân tích ảnh hưởng các yếu tố bên trong và bên ngoài đến quản trị rủi ro tại cơng ty. Phân tích thực trạng q trình quản trị rủi ro tại công ty đưa ra các hạn chế trong q trình quản trị rủi ro tại cơng ty.Đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH ô tô Việt Phát.

Song do khả năng và kinh nghiệp còn hạn chế, nên những giải pháp trình bày trong khóa luận cịn nhiều thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cơ cùng tồn thể các bạn, những người quan tâm đến đề tài này, để đề tài được hồn thiện hơn.

1. Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 “Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

2. Dương Hữu Hạnh (2016), Quản trị rủi ro xí nghiệp trong nền kinh tế tồn cầu, NXB Tài Chính.

3. Đặng Đức Thành (2012), CEO và quản trị rủi ro, NXB Thanh Niên. 4. Nguyễn Thị Ngọc Trang “Biến động giá hậu WTO & chương trình hành động của doanh nghiệp: Quản trị rủi ro”, (2015)

5. Nguyễn Thị Ngọc Trang, "Doanh nghiệp Việt Nam quản trị rủi ro như thế nào", Tạp chí Phát triển kinh tế số 212, tháng 6 năm 2008.

6. Trường Đại học Thương Mại (2015), Bài giảng môn Quản trị rủi ro. 7. Các trang Web: www.google.com www.vneconomy.com www.vnexpress.net www.vef.vn www.gso.gov.vn www. tuoitre.vn http://www.giaiphapiso.com

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH ô tô việt phát (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)