Quy trình lập báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Đại Thuận

Một phần của tài liệu Xây dựng và hoàn thiện quy trình lập BCTC tại công ty cổ phần đại thuận (Trang 107 - 118)

Sơ đồ 3.1: Quy trình lập báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Đại Thuận

Bước 1: Lập báo cáo tài chính tại các chi nhánh

Thực hiện lần lượt ba giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị lập Báo cáo tài chính

1. Tiến hành rà sốt tồn diện chứng từ và sổ sách kế toán, tập trung kiểm tra chứng

từ gốc, các nghiệp vụ định khoản, đảm bảo đầy đủ và chính xác. Bước 1 Lập BCTC tại

các chi nhánh

Lập báo cáo tài chính tổng hợp

Giai đoạn 1:Thực hiện công việc chuẩn bị lập

Giai đoạn 2:Thực hiện lập Báo cáo tài chính

Giai đoạn 3: Kiểm tra,

đối chiếu

2. Thực hiện kiểm quỹ tiền mặt, kiểm kê hàng tồn kho, tài sản cố định, công cụ vật

rẽ. Tổng hợp kiểm kê và xử lý chênh lệch kiểm kê.

3. Rà sốt, đối chiếu cơng nợ phải thu, phải trả, công nợ tạm ứng, đối chiếu số dư

tiền gửi ngân hàng, nợ vay ngân hàng, nợ cơ quan bảo hiểm … Lập biên bản đối chiếu cơng nợ, gửi các đối tác có liên quan xác nhận.

4. Thu thập thơng tin, tính tốn dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

5. Xem xét cơng nợ phải thu khó địi, đối chiếu với những quy định của nhà nước

để lập dự phòng phải thu khó địi.

6. Cập nhật tỷ giá liên ngân hàng vào ngày kết thúc niên độ kế toán, đánh giá

chênh lệch tỷ giá đối với các khoản tiền và công nợ có số dư gốc ngoại tệ.

7. Tính và hạch toán lương tháng 13, lương hiệu quả năm … vào chi phí.

8. Thực hiện khóa sổ cuối kỳ để tiến hành lập Báo cáo tài chính.

Giai đoạn 2: Lập báo cáo tài chính

1. Tính và điền khấu hao tài sản cố định, kiểm tra chi phí khấu hao tài sản cố định. 2. Tính và phân bổ chi phí cơng cụ vật rẽ, chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn. 3. Tính và điền giá vốn hàng tồn kho, kiểm tra tính chính xác của hàng tồn kho. 4. Cập nhật chứng từ tổng hợp, kích hoạt, khởi tạo những bút tốn kết chuyển tổng

hợp như: kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu, kết chuyển doanh thu và thu nhập khác, kết chuyển chi phí, kết chuyển lãi lỗ.

Sau khi cập nhật và xử lý số liệu hoàn thành, kế tốn sẽ có được những báo biểu sau:

Bảng cân đối số phát sinh Bảng cân đối kế toán

Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Bảng lưu chuyển tiền tệ

Riêng Bảng thuyết minh báo cáo tài chính, phụ trách kế tốn phải lập, căn cứ trên sổ sách chứng từ và các báo cáo hiện có.

Giai đoạn 3: Thực hiện đối chiếu số liệu:

Tất cả đều xuất phát từ chứng từ gốc. Chứng từ gốc đã được kiểm tra ngay từ

khâu lập chứng từ, luân chuyển chứng từ và khâu chuẩn bị lập báo cáo. Vì vậy, cở sở quan trọng ban đầu được xem như đã kiểm tra chính xác và hợp lý.

Đối chiếu giữa các báo cáo:

• Đối chiếu giữa sổ quỹ tiền mặt, sổ quỹ ngân hàng với sổ chi tiết và sổ cái các

tài khoản từ 1111 đến 1132.

• Đối chiếu giữa bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho với sổ chi tiết tài khoản hàng

tồn kho và sổ cái các tài khoản từ 151 đến 157.

• Đối chiếu giữa bảng kê tăng giảm chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn với sổ

chi tiết và sổ cái tài khoản 142, 242

• Đối chiếu giữa bảng kê tăng giảm tài sản cố định với sổ chi tiết tài khoản tài

sản, khấu hao và sổ cái các tài khoản từ 2111 đến 2143.

• Đối chiếu giữa sổ chi tiết công nợ với bảng tổng hợp công nợ và sổ cái các tài

khoản cơng nợ.

• Đối chiếu giữa bảng theo dỏi vốn với sổ chi tiết và sổ cái tài khoản 411

• Đối chiếu giữa các chỉ tiêu trên bảng kết quả kinh doanh với sổ chi tiết và sổ

cái các tài khoản từ 511 đến 911, để xem sự chính xác của việc tập hợp số liệu và các chỉ tiêu.

• Đối chiếu các chỉ tiêu trên bảng lưu chuyển tiền tệ với sổ chi tiết và sổ cái các

tài khoản tiền và tương đương tiền.

• Đối chiếu toàn diện giữa sổ chi tiết tài khoản với sổ cái, giữa sổ cái với bảng

Cân đối số phát sinh.

• Tiến hành kiểm tra và đối chiếu báo cáo với các sổ sách và chứng từ liên quan:

Đối chiếu ngược các báo cáo tài chính với bảng cân đối số phát sinh, với các

bảng kê tổng hợp công nợ, bảng tăng giảm tài sản cố định, tăng giảm vốn chủ sở hữu, các sổ cái, sổ chi tiết TK tương ứng với các chỉ tiêu đã lập trên các báo cáo tài chính

xem đã lấy số liệu đúng chưa?

Bước 2: Lập báo cáo tài chính tổng hợp tồn cơng ty

1. Kiểm tra báo cáo tài chính các chi nhánh

2. Tập hợp kết quả kinh doanh, loại trừ doanh thu, giá vốn nội bộ để tính lợi nhuận

trước thuế.

3. Tính thuế thu nhập doanh nghiệp và trích các quỹ từ lợi nhuận sau thuế 4. Lập báo cáo tài chính tại Văn phịng cơng ty

Như đã nói, các chỉ tiêu tổng hợp như: tính thuế thu nhập doanh nghiệp, trích quỹ … được xử lý tại Văn phịng cơng ty. Và, Báo cáo tài chính Văn phịng cơng ty cũng là một báo cáo đơn vị, được lập sau báo cáo các đơn vị khác.

5. Tổng hợp báo cáo tài chính

Cộng ngang các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính các chi nhánh và Văn phịng cơng ty, sau đó loại trừ nội bộ bao gồm:

§ Loại trừ doanh thu, giá vốn nội bộ;

3.1.2. Nhận xét và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình lập báo cáo tài chính tại cơng ty: tại cơng ty:

Quy trình lập báo cáo tài chính của cơng ty như vậy là tương đối hồn chỉnh, phù hợp với quy mơ và tổ chức quản lý của công ty. Tuy vậy, em có một số nhận xét và

đưa ra ý kiến đóng góp, kiến nghị tới cơng ty nhằm hồn thiện quy trình lập báo cáo tài

chính của cơng ty như sau:

3.1.2.1. Đối với q trình lập báo cáo tài chính tại các chi nhánh Bảng cân đối kế toán

Cách lấy số liệu lập bảng cân đối kế tốn tại các chi nhánh của cơng ty như vậy là tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với chế độ kế toán theo quyết định 15 ban hành ngày

20/03/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính.

Đối với các khoản công nợ nội bộ giữa các chi nhánh với nhau, Đơn vị nên thực

hiện hạch toán theo dõi nhất quán trên TK 136 (phải thu nội bộ) và TK 336 (phải trả nội bộ), nhằm đảm bảo tính chính xác cho các khoản cơng nợ nội bộ và không nhầm lẫn với các công nợ khác. Mặt khác giúp cho đơn vị lập Báo cáo tài chính tổng hợp

tồn cơng ty chỉ tiêu TK 136 và 336 sẽ phù hợp.

Đối với các khoản nợ phải thu của khách hàng và phải trả người bán, đơn vị nên

thực hiện đối chiếu xác nhận nợ cho tất cả các khoản nợ tại thời điểm kết thúc niên độ kế tốn. Nhằm đảm bảo tính chính xác cho tất cả các khoản nợ tại thời điểm khóa sổ kế tốn, lập Báo cáo tài chính.

Cơng ty đang hạch toán cấn trừ giữa Tài sản thiếu chờ xử lý (TK 1381) và Tài sản thừa chờ xử lý (TK 3381). Việc hạch toán cấn trừ giữa Tài sản thiếu chờ xử lý ( TK 1381) và Tài sản thừa chờ xử lý (TK 3381) nếu chưa xác định rõ sẽ dẫn đến ảnh hưởng về bản chất vì tài sản thiếu chờ xử lý và tài sản thừa chờ xử lý sẽ khác nhau về số lượng, chất lượng, nguyên giá, giá trị còn lại, đơn giá của tài sản thừa, thiếu sẽ khác

nhau. Việc hạch toán cấn trừ giữa Tài sản thiếu chờ xử lý và Tài sản thừa chờ xử lý cần phải thực hiện xem xét về bản chất, nội dung các tài sản thừa, thiếu. Nếu các Tài sản thừa, thiếu có cùng nội dung, cùng loại mặt hàng với nhau, cùng đơn giá được xác định chính xác sau khi kiểm kê sẽ xử lý số lượng thừa, thiếu bù trừ với nhau. Nếu các Tài sản thừa, thiếu khác nhau về nội dung, khác loại mặt hàng với nhau, khác nhau về đơn giá thì đơn vị khơng nên bù trừ với nhau mà nên theo dõi riêng để tìm rõ nguyên nhân thừa, thiếu và có biện pháp xử lý.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh cơng ty

được kế tốn lập phù hợp với chế độ kế toán theo QĐ 15 ban hành 20/03/2006 của Bộ

trưởng Bộ tài chính và chuẩn mực số 21 về trình bày Báo cáo tài chính và một số thông tư hướng dẫn khác.

Tại thời điểm lập báo cáo tài chính cơng ty cần rà sốt kỹ lưỡng các khoản chi phí

đã thực hiện chi trong thời gian đầu của năm sau nhưng thực chất đó là chi phí của năm

trước để làm cơng tác hồn nhập hoặc chi bổ sung chi phí nhằm đảm bảo tính chất hợp lý của báo cáo KQKD. VD: hàng tháng cơng ty đều có trích trước lương tháng 13 để hạch tốn chi phí, nhưng khoản chi lương tháng 13 thường thực hiện chi trong tháng 1 hoặc tháng 2 của năm sau. Sau khi có số liệu quyết toán việc chi lương tháng 13 của năm trước là thừa hay thiếu, tại thời điểm lập BCTC kế tốn nên phản ánh phần chênh lệch (hồn nhập hoặc chi bổ sung) vào số liệu của năm trước.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Đặc điểm của báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp đó là: Các

chỉ tiêu được xác lập theo các dòng tiền vào và dòng tiền ra liên quan trực tiếp đến

nghiệp vụ chủ yếu, thường xuyên phát sinh trong các loại hoạt động của doanh nghiệp. Tần số phát sinh và độ lớn của các loại nghiệp vụ ảnh hưởng trực tiếp đến lưu chuyển

Hiện tại công ty không vào sổ sách riêng cho từng loại hoạt động nên khi lập báo cáo tài chính sẽ tốn thời gian để phân loại luồng tiền theo từng hoạt động. Theo em

công ty nên mở và vào sổ kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ như sau:

Sổ kế toán chi tiết các khoản phải thu, phải trả nên mở chi tiết theo 3 hoạt động: kinh doanh, đầu tư, tài chính. VD: Với TK phải trả người bán 3311, ta nên mở chi tiết thành 2 tiểu khoản: TK33111 (phải trả cho người bán hàng hóa, dịch vụ, cơng cụ, vật rẻ,…) và TK 33112 (phải trả cho người bán TSCĐ, XDCB,…)

Bảng thuyết minh báo cáo tài chính

Các chỉ tiêu trên thuyết minh báo cáo tài chính của các chi nhánh công ty lập tương đối hoàn chỉnh và rõ ràng nhằm phục vụ cho việc giải trình cụ thể các chỉ tiêu

trên các báo cáo tài chính khác của cơng ty.

3.1.2.2. Đối với q trình tổng hợp, lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho công ty

Thứ nhất: Doanh thu và giá vốn của các nghiệp vụ mua bán nội bộ không được theo dõi riêng biệt, việc thực hiện xuất nội bộ đơn vị chưa nhất quán theo một đơn giá (giá vốn) để đảm bảo phù hợp trong hạch tốn, có nhiều mặt hàng xuất nội bộ cao hơn giá vốn dẫn đến việc tạo ra khoản lợi nhuận nội bộ nằm trong hàng tồn kho của các chi nhánh với nhau.

Việc loại trừ giá vốn nội bộ chưa phản ánh một cách chính xác số liệu của báo cáo KQKD của từng đơn vị và tồn cơng ty. Cơng ty có đưa ra giải pháp là giả sử số hàng tiêu thu nội bộ đã tiêu thụ hết ra bên ngoài. Giải pháp này chưa giải quyết vấn đề khó khăn trong loại trừ giá vốn nội bộ. Tuy nhiên em có kiến nghị như sau cho vấn đề này: Trong quá trình bán hàng nội bộ, đơn vị bán khơng hạch tốn vào doanh thu nội bộ và giá vốn nội bộ ngay, mà hoạt động này được xem như hàng gửi tại kho của đơn vị khác cùng trực thuộc công ty. Hàng tháng , kế toán tại đơn vị nhận hàng gửi xem doanh thu

bán hàng của mặt hàng gửi được bao nhiêu báo về cho đơn vị làm phiếu xuất bán nội

bộ, khi đó đơn vị gửi hàng mới tiến hành hạch toán doanh thu nội bộ và giá vốn.

Thứ hai: Hằng năm công ty đều có thực hiện cơng tác kiểm tốn nhằm đánh giá

khách quan báo cáo tài chính do cơng ty lập, vì vậy kế tốn cần phải có những bút toán

điều chỉnh kịp thời khi cơ quan kiểm toán phát hiện những sai lệch của công ty để

BCTC của công ty lập khớp với số liệu của BC kiểm toán và cũng là cơ sở để lập

BCTC cho năm sau. Trên thực tế một số năm công ty chỉ thực hiện điều chỉnh những sai lệch so với BC kiểm toán trên số đầu năm của BC năm sau chứ không quay về điều chỉnh trên BC năm trước.

KẾT LUẬN

Báo cáo tài chính là vấn đề then chốt của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Đó cũng là vấn đề bao trùm và xun suốt của tồn bộ cơng tác kế toán. Bởi suy cho cùng, quản lý kinh tế là đảm bảo tạo ra kết quả như thế nào, với chi phí là bao nhiêu. Tất cả chỉ

thực sự mang ý nghĩa khi kế toán phản ánh đúng tình hình của cơng ty trên báo cáo tài chính.

Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần Đại Thuận (số 42 – Củ Chi – Nha

Trang) em đã tiến hành tìm hiểu về cơng tác lập báo cáo tài chính tại cơng ty và sau đó kiến nghị một số giải pháp đóng góp nhằm hồn thiện quy trình lập báo cáo tài chính

của cơng ty dựa trên quy trình lập báo cáo tài chính từ trước của cơng ty. Qua đó em thấy cơng ty có quy trình lập báo cáo tài chính tương đối phù hợp với quy trình quản lý của cơng ty, cộng với đội ngũ kế tốn trình độ chuyện mơn cao và sự nhiệt tình với

cơng việc thì cơng tác lập báo cáo tài chính ln đáp ứng các yêu cầu bên trong lẫn bên ngoài.

Trong suốt thời gian thực tập, em đã nhận được sự giúp đỡ các thầy cô giáo, các

cán bộ công nhân viên của công ty cổ phần Đại Thuận, đặc biệt là cô Hồ Thanh Thủy – Giám đốc tài chính cơng ty, kế tốn trưởng Dương Anh Tường cùng toàn bộ các anh chị trong phịng kế tốn đã giúp em về chun mơn và tạo điều kiện để em hồn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp về “Xây dựng và hoàn thiện quy trình lập báo cáo tài chính” tại cơng ty.

Do thời gian thực tập có hạn và kiến thức bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa có nên bài luận văn của em khơng tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận

được sự chỉ bảo, góp ý chân thành của q thầy cơ và các cô chú, anh chị cán bộ công

nhân viên tại công ty cổ phần Đại Thuận cũng như các bạn sinh viên để bài luận văn

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cơ Hồ Thanh Thủy - Giám đốc tài chính cơng ty Cổ phần Đại Thuận, anh Dương Anh Tường – kế toán

trưởng công ty cổ phần Đại Thuận; các thầy cô giáo trong khoa kế tốn – tài chính và tồn thể cán bộ công nhân viên công ty cổ phần Đại Thuận đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

Nha trang, ngày 14 tháng 06 năm 2011 Sinh viên thực tập

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kế tốn tài chính 4, Đại học Nha Trang, lưu hành nội bộ

2. Bộ tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội. 3. Lê Thị Hương (2009), đề tài: “Xây dựng quy trình lập báo cáo tài chính tại cơng ty cổ phần xây dựng Thủy Lợi và cơ sở hạ tầng Khánh Hịa ( năm 2009), Khóa luận tốt nghiệp đại học, Đại học Nha Trang

Một phần của tài liệu Xây dựng và hoàn thiện quy trình lập BCTC tại công ty cổ phần đại thuận (Trang 107 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)