nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.
Trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, việc bảo toàn
vốn kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là yêu cầu sống còn của doanh nghiệp. Tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nói chung cũng như vốn lưu động nói riêng giúp cho doanh nghiệp với số vốn hiện có có thể tăng được khối lượng sản phẩm sản xuất, tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm, góp phần làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần chú ý một số biện pháp sau:
Thứ nhất : Đánh giá, lựa chọn và thực hiện tốt dự án đầu tư:
Việc đánh giá, lựa chón và thực hiện dự án đầu tư phát triển doanh nghiệp là vấn đề rất quan trọng bởi vì các quyết định đầu tư phát triển doanh nghiệp ảnh hưởng lâu dài và có tính quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn lưu
động.
Thứ hai: Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho hoạt
động sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh tình trạng ứu đọng
vốn hay thiếu vốn, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển và nâng cao hiệu quả sự dụng vốn lưu động.
Thứ ba: Quản lý tốt vốn bằng tiền của doanh nghiệp bằng cách xác
định mức tồn quỹ hợp lý, dự đoán và quản lý chặt chẽ các luồng xuất nhập
quỹ để có thể đảm bảo cho việc thanh tốn, từ đó làm phù hợp hố hệ số khả
năng thanh toán. Đồng thời, quản trị tốt vốn bằng tiền giúp doanh nghiệp có
thể nắm bắt kịp thời các cơ hội tốt trong kinh doanh, và ứng phó được các trường hợp bất thường đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được lành mạnh.
Thứ tư:Quản lý tốt vốn về hàng tồn kho giúp cho doanh nghiệp không
bị gián đoạn trong sản xuất kinh doanh và trách được việc tăng các loại chi phí khơng cần thiết.
Thứ năm: Chủ động phòng ngừa rủi ro. Trong nền kinh tế thị trường
thì mọi rủi ro có thể xảy ra đối với mỗi doanh nghiệp.Vì vậy chủ động phịng ngừa rủi ro sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp giảm thiểu được các rủi ro phát sinh. Doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp như lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phịng phải thu khó địi,mua bảo hiểm tài sản....
Thứ sáu: Làm tốt công tác thanh tốn cơng nợ, chủ động phòng ngừa
rủi ro trong kinh doanh. Doanh nghiệp cần chủ động trong cơng tác thanh tốn cơng nợ, chủ động thanh toán tiền hàng, hạn chế tình trạng bán hàng
không thu được tiền, vốn bị chiếm dụng làm phát sinh nhu cầu vốn cho sản
xuất dẫn đến doanh nghiệp phải đi vay ngồi kế hoạch làm phát sinh thêm chi phí sử dụng vốn vay, đồng thời vốn bị chiếm dụng còn là một rủi ro khi trở thành nợ khó địi làm thất thoát VLĐ của doanh nghiệp.
Thứ bảy: Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, sử dụng vốn tiết kiệm
nhưng vẫn phải đảm bảo được chất lượng của sản phẩm cần phải thực hiện
quản lý tốt ở tất cả các khâu: khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông.
Thứ mười: Áp dụng nghiêm minh các biện pháp thưởng phạt vật chất
trong việc bảo quản và sử dụng các tài sản kinh doanh để nâng cao ý thức trách nhiệm của người quản lý, sử dụng để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Mười một: tăng cường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán
bộ quản lý, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý tài chính. Cán bộ lãnh đạo, cán bộ
quản lý tài chính phải năng động nhạy bén với thị trường, huy động linh hoạt các nguồn vốn có lợi nhất, quản lý vốn huy động được một cách uyển chuyển nhất, phù hợp nhất với điều kiện của doanh nghiệp để càng ngày nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
CHƯƠNG II