1. Đặc điểm sinh học của TCX
1.8. Môi trường sống
Tăng trưởng là kết quả tác động của nhiều yếu tố như thức ăn, giống loài, kỹ thuật và điều kiện môi trường. Điều kiện môi trường sinh thái phù hợp TCX sẽ phát triển tốt. Trong nuôi TCX cần tạo các điều kiện môi trường sinh thái tối ưu hay có các biện pháp điều chỉnh các yếu tố mơi trường trong khoảng thích hợp để TCX lớn nhanh nhất.
Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp khoảng 26-31oC, tốt nhất là 28-30oC. Khi nhiệt độ ngoài khoảng 22-33oC, hoạt động, sinh trưởng và sinh sản của tôm sẽ bị suy giảm.
Độ mặn: Giai đoạn ấu trùng cần độ mặn 6-16%o, tốt nhất 10-12‰. Các giai
đoạn tôm lớn hơn cần độ mặn thấp dưới 6‰. Ở độ mặn 2-5‰ tôm lớn tương đối nhanh hơn so với ở 0‰ và nhanh hơn nhiều so với ở 15‰. Trong ao nuôi tôm, độ mặn tốt nhất <10‰.
Oxy: Đối với tôm con, ô xy tối thiểu phải trên 2,1 ppm ở nhiệt độ 23oC, trên 2,9 ppm ở 28oC và 4,7 ppm ở 33oC. Tôm lớn cần nhiều ô xy hơn tôm nhỏ. Trong sản xuất giống, ơ xy nên được duy trì trên 5 ppm, trong nuôi thịt, ô xy nên giữ trên 3 ppm.
NH3: nên < 1 mg/L.
NO2-: nên được duy trì ở mức < 0,1 mg/L.
H2S: Nồng độ thích hợp nhất cho nuôi tôm càng xanh dưới 0,09 mg/l
(Boy, 2000). Nguyễn Khắc Hường (2003) cho rằng, ngưỡng chịu đựng của tôm càng xanh đối với H2S < 1,0 mg/l.
pH: Tôm sinh trưởng tốt trong mơi trường nước trung tính pH dao động từ 7 – 8,5, pH dưới 6,5 hay trên 9,0 tôm sinh trưởng kém. Nếu pH < 5 tôm hoạt động yếu và chết sau vài giờ. Khi gặp mơi trường có pH thấp tơm sẽ nổi đầu, dạt vào bờ, mang đổi màu, tôm bơi lội chậm chạp và chết sau đó (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003).
Độ kiềm: Độ kiềm thích hợp nhất cho ương ni tơm trong khoảng 50- 150 ppm. Đối với ương nuôi ấu trùng, độ kiềm thấp dưới 50 mg/L có thể gây ra hiện tượng vỏ mềm. Độ kiềm cao hơn 300 mg/L sẽ làm tơm chậm lớn, khó lột xác dễ bị các nguyên sinh động vật bám.