Tập tính hoạt động

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 68 - 69)

1. Đặc điểm sinh học của cua biển

1.8. Tập tính hoạt động

1.8.1. Cảm giác, vận động và tự vệ

Cua có đơi mắt kép rất phát triển có khả năng phát hiện mồi hay kẻ thù từ bốn phía và có khả năng hoạt động mạnh về đêm. Khứu giác cũng rất phát triển giúp phát hiện mồi từ xa. Cua di chuyển theo lối bò ngang. Khi phát hiện kẻ thù, cua lẩn trốn vào hang hay tự vệ bằng đơi càng to và khỏe.

1.8.2. Tập tính bắt mồi

Trong tự nhiên, thức ăn ưa thích của ấu trùng cua là tảo khuê, ấu trùng giáp xác và nhuyễn thể, giun... Trong điều kiện nuôi, ấu trùng cua được cho ăn với nhiều loại thức ăn khác nhau như: Chlorella, Tetraselmis, Isochrysis, Spirulina, luân trùng, artemia và thức ăn viên kích thước nhỏ. Khác với cua lớn hoạt động nhiều về đêm, ấu trùng cua có tính hướng quang rất mạnh và có thể dùng ánh sáng để kích thích chúng ăn mồi.

Từ giai đoạn cua con trở đi, cua là loài ăn tạp và kiếm ăn vào ban đêm. Thức ăn tự nhiên của chúng chứa 50% là nhuyễn thể, 21% giáp xác, phần cịn lại ít khi thấy cá có trong ống tiêu hóa của của, tập tính kiếm ăn của chúng cũng thay đổi theo tuổi. Cua con CW 2-7 cm, chủ yếu ăn giáp xác, cua sắp trưởng thành, CW 7-13 cm, ăn nhiều bọn hai mảnh vỏ và phúc túc (động vật chân bụng), trong khi đó cua lớn hơn thường ăn cua con và cá.

Cua thường đào hang ở mép nước, bờ đầm có điều kiện đảm bảo ẩm ướt với độ xiên 10 – 150 so với đáy. Hang là nơi trú ẩn và lột xác của cua.

1.8.4. Bò qua bờ và vật cản

Vào mùa sinh sản, cua cái vượt qua đường và các vật cản để di cư sinh sản. Vì vậy ao ni phải có hàng rào che chắn, tránh cua di cư.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)