Một số mơ hình ni TCX

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 38 - 42)

3. Kỹ thuật ni và các mơ hình nuôi tôm càng xanh phổ biến hiện

3.4. Một số mơ hình ni TCX

3.4.1. Nuôi TCX trong ao

Nuôi TCX trong ao hiện đang áp dụng theo phương thức bán thâm canh là chủ yếu, mật độ thả dưới 10-15 tôm bột/m2 và năng suất 1.500 kg/ha/vụ.

Chuẩn bị ao

Sau mỗi vụ nuôi cần phải tháo cạn nước và vét lớp bùn lắng tụ ở đáy ao, tu bổ bờ, lấp các lổ mọi, hang, cày bừa kết hợp phơi đáy ao để làm khống hóa lớp đất ở đáy và loại bỏ các khí độc và mầm bệnh. Cơng việc này cần phải làm thường xuyên sau mỗi vụ nuôi để hạn chế dịch bệnh và suy thối mơi trường ni. Tuy nhiên, có nhiều ao ni khơng thể thực hiện sau mỗi vụ ni, nhưng ít nhất là phải thực hiện 1 lần trong năm.

Ao trước khi lấy nước phải bón vơi cho ao với lượng khoảng 1.000-1.500 kg/ha, có thể dùng vơi bột CaO hay vơi nơng nghiệp CaCO3.

Trước khi thả tôm cần phải kiểm tra lại môi trường nước ao như pH, độ cứng, độ kiềm,… pH của nước trước khi thả tơm phải từ 7,0-8,5, nếu như pH q cao thì có thể dùng biện pháp sinh học để ổn định pH, giữ nước trong ao 2-3 tuần để tảo phát triển tự nhiên từ đó cân bằng lại pH. Ngược lại, nếu pH thấp thì bón vơi nơng nghiệp để tăng pH. Trong trường hợp độ cứng của nước thấp, dưới 30 mg CaCO3/l thì cần phải nâng lên giới hạn thích hợp là từ 30-150 mg CaCO3/l bằng cách dùng sodium bicarbonate - NaHCO3 và khoáng để bổ sung vào nước.

Thả giống

Tơm chọn thả có thể là tơm bột 10-15 ngày tuổi hay tôm giống dài 2-3 cm.

Mật độ: 10-15 con/m2.

Cho ăn và quản lý cho ăn

Thức ăn: Giai đoạn nhỏ (ương) nên dùng thức ăn cơng nghiệp có hàm lượng đạm cao từ 40 - 42% và khi tôm >10 g/con thì dùng thức ăn có hàm lượng đạm từ 28-32%, và giảm xuống 25% khi tôm đạt khối lượng 30 g trở lên.

Cho ăn: lượng thức ăn cho tôm ăn phải tùy theo kích cỡ, tơm càng lớn thì

khẩu phần ăn giảm. Bảng 1.6 trình bày khẩu phần ăn cho tơm theo kích cỡ tơm trong ao. Cho tơm ăn ít nhất là 2-4 lần mỗi ngày và nên rải thức ăn khắp ao. Nên dùng sàn ăn (4-6 cái/ha) ở đáy ao để kiểm tra sức ăn của tơm. Ngồi ra, cũng cần

dùng chài hay lưới bắt mẫu tôm sau khi cho ăn để xem đường ruột của tôm đầy hay thiếu thức ăn. Lượng thức ăn dùng cho tôm nên được điều chỉnh 2 tuần/lần bằng cách dùng chài để tính tỷ lệ sống và khối lượng đàn tôm trong ao. Hàng ngày cũng phải xem sức ăn của tôm để điều chỉnh phù hợp. Số tôm chài của mỗi lần kiểm tra phải từ 30-50 con để có số liệu chính xác.

Bảng 2.5. Khẩu phần ăn của tơm theo kích cỡ tơm

Thời gian ni (ngày)

Trọng lượng tb cá thể (g)

Tỷ lệ sống (%)

Lượng thức ăn theo % trọng lượng tôm 1-20 <1 100 20 21-40 1-4 95 15 41-60 4-10 90 10 61-80 11-22 85 8 81-100 31 80 5 101-120 40 75 4 121-160 50 60-50 3

Quản lý chất lượng môi trường ao nuôi

Ao nuôi trong tháng đầu không cần thay nước, nhưng từ tháng thứ 2 trở đi nên thay nước tùy theo chất lượng nước (ít nhất 2 tuần/lần). Bón vơi đá (CaCO3) định kỳ cho ao (2 tuần /lần) và sau những cơn mưa nhằm duy trì chất lượng ao ni như ổn định pH, độ cứng và độ kiềm, khống chế tảo và lắng tụ vật chất lơ lửng sau mưa. Liều lượng vôi sử dụng từ 70-100 kg/ha. Trong nhiều trường hợp ao ni có thể bị sự phát triển quá mức của tảo (nhất là tảo lam) có thể gây hiện tượng thiếu ô xy cho ao hoặc tảo chết làm mơi trường ao ni xấu đi, vì thế điều khiển tảo cũng rất cân thiết thông qua việc trao đổi nước, bón vơi định kỳ vào buổi chiều,…

Bảng 2.6: Chỉ tiêu chất lượng nước cho TCX Chỉ tiêu Hàm lượng Ơ xy hịa tan (mg/l) 3-7 Nhiệt độ (0C) 25-32 pH 7-8,5 Độ trong (cm) 25-40 Độ cứng (mg CaCO3/l) 30-150 Kiềm tổng cộng (mg CaCO3/l) 20-60 Nồng độ muối (‰) 10 (tốt nhất <3) Khí NH3 Khí NH3 N-NO2- < 0,1 Thu hoạch

Có 2 phương pháp thu hoạch thường được áp dụng là thu tỉa và thu hồn tồn.

Thu tỉa có thể thu sau 3-4 tháng ni, lựa tơm cái có trứng và tơm đực càng xanh để bán, để lại tôm đực càng lửa để nuôi tiếp. Thu tỉa một phần giúp giảm mật độ tôm nuôi, hạn chế cạnh tranh nhau, tạo điều kiện cho các cá thể còn lại sinh trưởng tốt hơn.

Thu hoàn toàn chỉ tiến hành sau 6-8 tháng nuôi bằng cách kéo lưới và tát cạn ao, sau đó chuẩn bị cho vụ ni mới. Năng suất 1.400-1.800 kg/ha.

Tôm thương phẩm sau thu hoạch có thể bán tơm sống hay sơ chế bảo quản trước khi vận chuyển đi bán.

3.4.2. Nuôi tôm càng xanh trong hệ thống mương vườn

Mương vườn và ao nhỏ hiện khá nhiều ở ĐBSCL, đặc biệt là trong các vườn trồng cây ăn trái thì diện tích mương trong thời gian đầu thành lập vườn chiếm diện tích khá lớn và việc khai thác diện tích này để ni thủy sản hiện đang được thực hiện khá phổ biến ở ĐBSCL. Trong những năm qua thì diện tích mương vườn chủ yếu được dùng để nuôi cá nhưng khi tôm càng xanh là đối tượng ni có hiệu quả kinh tế cao thì mơ hình ni tơm trong mương vườn và

ao nhỏ trở nên phổ biến, nhằm khai thác diện tích mặt nước sẵn có để cải thiện thu nhập của gia đình.

Các bước trong quy trình kỹ thuật cũng tương tự các bước của quy trình ni TCX trong ao. Tuy nhiên ni TCX mương vườn mức độ chỉ nuôi quảng canh với mật độ thấp thường nhỏ hơn 10 con/ m2, năng suất thấp. Có thể tận dụng các phụ phẩm nơng nghiệp để cho ăn như khoai mì, khoai lang, dừa khô, lúa ngâm, ốc bươu vàng, cá tạp,… để cho ăn.

Hình 2.7: Hệ thống mương vườn ni tơm càng xanh

Nuôi tôm càng xanh trong mương vườn với mật độ 10 con pL/m2 có sử dụng giá thể (lưới mành, chà tre, chà mận), sau 7 tháng nuôi năng suất thu được 525 – 625 kg/ha và tỷ lệ sống từ 26 – 34 % (Nguyễn Thanh Phương và ctv.,

2002).

Nuôi tôm càng xanh trong mương vườn với mật độ thả nuôi 4 con/m2, cỡ giống 0,045 g/con, sau 6 tháng ni khối lượng trung bình đạt 40 g/con đạt năng suất 600 kg/ha (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003).

Câu hỏi ơn tập:

Câu 1. Trình bày đặc điểm sinh học của TCX?

Câu 2. Trình bày đặc điểm phát triển của ấu trùng và hậu ấu trùng TCX?

Câu 3. Trình bày các thao tác chọn tôm mang trứng, cho ấu trùng nở, thu định lượng và bố trí ấu trung TCX vào bể ương?

Câu 4. So sánh sự khác biệt giữa các mơ hình sản xuất giống TCX? Câu 5. Trình bày các bước kỹ thuật mơ hình ni TCX trong ao đất?

CHƯƠNG 3

KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI TÔM BIỂN MH 21 - 03

Giới thiệu:

Cung cấp kiến thức về đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và kỹ thuật nuôi cũng như một số mơ hình ni tơm biển hiện nay. Từ đó giúp sinh viên có thể tham gia thực hiện kỹ thuật ương nuôi tôm biển sau khi ra trường.

Mục tiêu:

- Về kiến thức: Am hiểu các bước kỹ thuật trong quy trình sản xuất và ương giống một số loại tơm biển đang được ni phổ biến và có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam. Am hiểu các bước kỹ thuật chăm sóc và quản lý ao nuôi tôm biển.

- Về kỹ năng:

+ Trình bày được các bước trong quy trình sản xuất và ương giống một số loại tôm biển đang được ni phổ biến và có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam.

+ Trình bày được các bước chăm sóc và quản lý ao ni tơm biển.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Phối hợp cơng việc trong đội nhóm hiệu quả. Có thái độ trung thực, thật thà trong quá trình làm việc và báo cáo.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)