2.1. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo
Cơng trình nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cua biển lần đầu tiên được thực hiện bởi Ong Kah Sin, năm 1964 ở Malaysia. Cho đến nay, nhiều nghiên cứu, ứng dụng sản xuất cua giống đã được tiến hành và đã được sản xuất đại trà.
2.1.1. Ni vỗ cua bố mẹ và chăm sóc cua mang trứng Hệ thống nuôi
Dùng những bể 1-2 m3 để ở trong phòng hoặc trong những cái lồng 1-2 m2 đặt ở trong ao nuôi bố mẹ cho đẻ. Cua cái được thả trong bể riêng biệt có thuận lợi là tránh ăn nhau do tính hung hăng của chúng trong suốt thời gian nuôi.
Nuôi vỗ cua bố mẹ
Cua bố mẹ có chiều rộng vỏ đầu ngực từ 9-10 cm dùng để nuôi vỗ. Nếu cua mẹ không mang trứng, con đực và cái được thả chung với mật độ 1-3 con/m2 cho chúng bắt cặp và đẻ trứng. Người ta tin rằng, việc cắt mắt sẽ kích thích tuyến sinh dục phát triển và có thể rút ngắn thời gian thành thục xuống còn 10 ngày. Heasman và ctv (1983) cho rằng áp dụng phương pháp cắt mắt một cách cẩn thận có thể tạo được đàn cua mang trứng quanh năm. Ông đã dùng phương pháp cắt mắt hai bên.
Thức ăn dùng trong nuôi vỗ cua bố mẹ là hai mảnh vỏ, tôm và cá, dùng hai mảnh vỏ tươi sống hơn so với các loại thức ăn khác vì sẽ hạn chế sự nhiễm bẩn của môi trường do thức ăn thừa gây ra, hơn nữa, chúng cịn có vai trị lọc sinh học. Thức ăn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến màu sắc của trứng. Mặt khác, cho cua ăn bổ sung có mực, tơm và sị, trứng có màu cam.
Thay nước 30-200% mỗi ngày, dùng nước biển tự nhiên được dùng để nuôi vỗ cua bố mẹ.
Nuôi vỗ cua cắt mắt trong bể 1 m3, cua có thể đẻ trong vịng 5 ngày sau khi cắt mắt và thả nuôi. Đẻ trứng không luôn luôn xảy ra vào những ngày trăng kém hay trăng rằm mà bất kỳ ngày nào trong tháng. Cua thường đẻ trứng vào
ban đêm, song cũng có lúc đẻ vào buổi sáng hay chiều. Cua cái tham gia đẻ trứng thường có kích cỡ 200-300 g. Cua có thể đẻ lại 2-3 lần sau 20-30 ngày đẻ trước đó. Hiện tượng cua đẻ trứng chải thường xảy ra trong điều kiện nuôi vỗ.
Chăm sóc cua cái mang trứng
Sau khi cua đẻ, cua đực phải được tách ra khỏi cua cái để tránh nguy hại cho buồng trứng hoặc tránh hiện tượng ăn nhau. Cua cái mang trứng được lựa chọn là những con có buồng trứng màu vàng, chắc và không bị nhiễm bẩn bởi các sinh vật khác. Sử dụng formaline 25 ppm để khử sự nhiễm nấm của trứng cua cho thấy, nó gây độc cho trứng một ngày sau khi đẻ và độc với cả cua mẹ nếu giữ cua một thời gian lâu hơn. Trong vận chuyển cua cái mang trứng, mặc dù cua mẹ có thể sống một thời gian dài trong khơng khí ẩm khi ra khỏi nước, nhưng những trứng thụ tinh mà cua mẹ đang mang bị chết chỉ sau một giờ tiếp xúc với khơng khí bên ngồi. Khi khối trứng có màu nâu đen, cua mẹ được chuyển đến bể riêng cho trứng nở. Làm như vậy có thể giảm hiện tượng ăn nhau của ấu trùng nở từ các đợt khác nhau của những cua mẹ khác nhau trong thời gian ương nuôi. Tùy thuộc vào đều kiện môi trường nước, đặc biệt là nhiệt độ và độ mặn mà thời gian ấp trứng khác nhau, từ 7-10 ngày với nhiệt độ 23-250C và 34-35%o. Sự nở trứng thường xảy ra vào lúc 10 giờ đêm hoặc 5-8 giờ sáng, tùy vào nhiệt độ nước.
2.2. Ương ấu trùng cua Bể ương Bể ương
Ương ấu trùng cua với nhiều kích cỡ bể ương khác nhau dùng bể 1 m3 ương giai đoạn zoea và 1-5 m3 cho giai đoạn megalope.
Mật độ ương
Mật độ ấu trùng thích hợp cho ương ni từ 150-200 con/lít.
Chế độ cho ăn
Có nhiều loại thức ăn để ương ấu trùng cua như: Brachionus, artemia, copepoda, Chlorella, Tetraselmis, Isochrysis, Skeletonema, Spirulina và thức ăn nhân tạo.
Sản xuất giống cua biển, dùng luân trùng, Chlorella, Spirulina để ương ấu trùng zoea và dùng ấu trùng artemia cho các giai đoạn ương sau.
Ấu trùng cua được cho ăn 2-4 lần mỗi ngày, bắt đầu cho ăn từ 4 giờ sau khi nở nhưng tốt nhất nên cho ăn từ trước khi nở.
Quản lý môi trường ương Nhiệt độ và độ mặn
Nhiệt độ càng cao thì thời gian biến thái càng nhanh và khoảng nồng độ nuối và nhiệt độ thích hợp nhất là 29-31%o và 28-300C. Nhiệt độ thấp là yếu tố khá nghiêm trọng gây ra tình trạng tỷ lệ sống của ấu trùng thấp. Tỷ lệ bắt được mồi ở ấu trùng zoea giảm khi nhiệt độ thấp dưới 200C.
Ánh sáng
Ảnh hưởng của ánh sáng trong ương nuôi ấu trùng cua cho thấy chu kỳ chiếu sáng 12-24 giờ/ngày và cường độ chiếu sáng 4.500-5.000 lux cho kết quả biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng cua tốt nhất.
Thay nước
Trong ương nuôi ấu trùng cua, chế độ thay nước cũng rất khác nhau giữa các nơi: thay nước mỗi ngày khoảng 50-100%.
Thay nước là nhân tố rất quan trọng trong ương ấu trùng. Ngoài tác dụng làm giảm sự tích lũy các sản phẩm thải của q trình trao đổi chất của tôm hoặc các động vật khác để cải thiện điều kiện mơi trường, thay nước cịn giúp loại bỏ những con artemia dư thừa trước khi chúng lớn quá to không thể loại ra hoặc ấu trùng cua khơng thể ăn được. Thay nước cịn ảnh hưởng đến nhịp độ lột xác của cua.
Sục khí
Ương ấu trùng cua đều có sục khí liên tục.
Vật bám
Vật bám có vai trị rất quan trọng, nó khơng chỉ là nơi để cua trốn địch hại, tạo không gian cho cua hoạt động mà cịn là nơi tích tụ các sinh vật thức ăn tự nhiên. Song, có rất ít thơng tin về ảnh hưởng của vật bám trong ương nuôi của, treo những chùm dây nylon hoặc lưới nhựa để cho ấu trùng megalope bám có thể làm tăng tỷ lệ sống của ấu trùng.
Những trở ngại trong ương ấu trùng cua
Trong ương nuôi ấu trùng cua, một số trở ngại dẫn đến tỷ lệ tử vong cao là: nước bị nhiễm bẩn do thức ăn dư thừa gây ra; ấu trùng không lột xác được; ấu trùng bị nhiễm vi khuẩn phá hủy ki tin tấn công lớp vỏ đầu ngực hay bị nhiễm protozoa. Người ta cũng đã áp dụng một số biện pháp phòng trị các bệnh trên. Tuy nhiên, một vấn đề nghiêm trọng hơn mà luôn gặp phải trong ương ấu trùng cua là hiện tượng ăn nhau của ấu trùng ở hầu hết các giai đoạn.
2.2.3. Nuôi cua con
Cua con được ương trong bể xi măng 10-20 m3, đáy bể có bùn, độ mặn mơi trường ương là 10-21%o, mức nước trong bể từ 20-50 cm và thay nước
100% mỗi ngày. Cua 1 thả với mật độ 2.000-3.000 con/m2 và ương trong 2 tuần đạt cỡ 1 cm. Thức ăn dùng cho cua con là cá tạp. Tỷ lệ sống sau 2 tuần ương đạt 50-70%.