3. Phương pháp chẩn đoán và phát hiện bệnh trên cá, tôm
1.2. Bệnh nhiễm trùng máu dovi khuẩn Aeromonas di động
a. Tác nhân gây bệnh
Gây bệnh này ở động vật thủy sản là một số lồi Aeromonas có tiên mao và có khả năng di động, bao gồm A. hydrophyla, A. caviae, A. sobria và A. schubertii Các vi khuẩn này có một số đặc điểm chung: Có dạng hình que ngắn, kích thước 0,5 x 1,0-1,5 m, 2 đầu hơi trịn. Mỗi tế bào vi khuẩn có 1 tiên mao, nhờ đó có khả năng di động, có phản ứng Cytochrom oxidase dương tính, có khả năng khử nitrate, không mẫn cảm với thuốc thử Vibriostat 0/129. Tuy vậy, 4 lồi này vẫn có các đặc điểm khác nhau.
Hình 4.1: Vi khuẩn Aeromonas
hydrophila có một tiên mao. (ảnh chụp từ kính hiển vi điện tử của Bùi Quang
Tề, 1998).
Bảng 4.2: Đặc điểm sinh hóa của 4 lồi Aeromonas di động
Đặc điểm sinh hóa A. hydrophyla
A. caviae A. sobria A. schubertii
Di động + + + +
Thủy phân esculin + + - -
Phát triển trong KCN + + - -
Sử dụng L-Histidin + + - +
L. Arginine + + - +
L. Arabinose + + - -
- Lên men Salixin + + - -
- Voges Proskauer + - + +
- Sinh H2S từ Glucose + - + -
- Sinh H2S từ Cysteine + - + -
(Nguồn: Popoff, 1984 trích dẫn bởi Roberts, 1994; Nguyễn Trọng Nghĩa và Đặng Thị Hoàng Oanh, 2016)
b. Dấu hiệu bệnh lý
Vi khuẩn Aeromonas có khả năng vận động, là tác nhân gây bệnh nhiễm trùng máu, xuất huyết ở một số loài cá như: cá ba ba, cá trắm cỏ, cá rô phi, cá bống tượng.... Cá bị bệnh thường thể hiện một số dấu hiệu sau: cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên tầng mặt. Da cá thường đổi màu tối khơng có ánh bạc, cá mất nhớt, khô ráp, rụng vẩy để lộ da bị xuất huyết. Các đốm xuất huyết màu đỏ xuất hiện trên thân, các gốc vây, quanh miệng, râu xuất huyết hoặc bạc trắng. Có
thể xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ, có mùi hơi thối, trên vết loét thường có nấm và ký sinh trùng ký sinh. Mắt cá bị lồi đục, hậu môn viêm xuất huyết, bụng có thể chướng to, trên bề mặt nội quan có xuất huyết, xoang cơ thể và ruột tích dịch, các vây xơ rách, tia vây cụt dần.
Cá basa (Pangasius bocourti) bị bệnh xuất huyết do Aeromonas spp, thể hiện sự xuất huyết ở các gốc vây, xung quanh miệng, bụng cá chướng to, mắt cá bị lồi, cá ngửa bụng, trơi theo dịng nước, uốn cong thân. Giải phẫu bên trong cho thấy, mô mỡ cá ba sa xuất huyết nặng, gan tái nhợt, mật sưng to, có mầu xanh dương, bóng hơi căng phồng, thận sưng, ruột, dạ dày, tuyến sinh dục, bóng hơi đều xuất huyết. Có trường hợp 2 đoạn ruột lồng vào nhau. Xoang bụng có chứa nhiều dịch nhờn, có mùi hơi thối đặc trưng ngay cả khi cá cịn sống. Bệnh có thể gây chết từ rải rác tới hàng loạt
Cá trê giống bị bệnh thường tách đàn, nổi đầu và “treo râu” đầu hướng lên trên vng góc với mặt nước, bụng cá trướng to, có xuất huyết và viêm loét trên thân. Cá bống tượng có hiện tượng da mất hết nhớt gọi bệnh “tuột nhớt”, xuất huyết trên bề mặt cơ thể, các vây bị mịn cụt, xơ xác, có thể gây chết cao vào mùa "nước đổ" ở đồng bằng sơng Cửu Long.
Hình 4.2: Cá tra bị xuất huyết; A. Dấu hiệu xuất huyết vùng đuôi, bụng.. B. Vây hậu môn và hậu môn bị xuất huyết. C. Nội tạng cá tra bị xuất huyết do Aeromonas
sp. D. Cá bị xuất huyết vùng đầu và mắt.
Vi khuẩn A. schubertii gây bệnh “đốm trắng nội tạng” cá lóc với các dấu hiệu: Dấu hiệu bệnh lý bên ngoài: màu sắc cá nhợt nhạt, cá thường bỏ ăn bơi lờ
đờ gần bờ ao. Hầu hết bên ngồi khơng có dấu hiệu khác thường. Một số ít có hiện tượng xuất huyết nhẹ ở vây ngực và xuất huyết vùng hậu môn; Dấu hiệu bệnh lý bên trong: Xoang nội quan bị xuất huyết, gan xuất huyết, có vùng bị hoại tử, thận và tỳ tạng sưng to. Một dấu hiệu đặc trưng là gan, thận và tỳ tạng điều có các đốm trắng nhỏ li ti tùy vào mức bệnh của cá lóc. Các đốm trắng thường gặp nhất là trên thận và tỳ tạng, một số ít gặp trên gan, đồng thời ở các cơ quan này thường bị mềm nhũn rất dễ vỡ khi chạm vào. Ngoài ra, vi khuẩn A. hydrophila cũng là tác nhân gây bệnh “đẹn” trên cá lóc với các dấu hiệu màu sắc cơ thể nhợt nhạt, các vây ngực và hậu môn cũng xuất huyết ở các gốc vây hoặc xuất huyết cá đốm trên thân. Xoang miệng và lưỡi bị xuất huyết, bên trong quan sát có dịch đỏ mùi hơi, gan nhạt màu, màu sắc khơng đồng nhất có nhiều đốm đỏ bầm, mềm nhũn và một số vùng bị hoại tử. Tỳ tạng đỏ bầm trương to và mềm nhũn. Màng treo ruột và ruột bị xuất huyết
Hình 4.3: Các lóc bị nhiễm Aeromonas sp. A. Xoang miệng hầu bị xuất huyết. B. Các đốm xuất huyết trên thân và nội tạng bị xuất huyết. C. Gan nhợt nhạt, không đều màu, tỳ tạng bầm. D. Nội tạng cá có các đóm trắng ở gan, thận và mềm nhũn.
Vi khuẩn Aeromonas di động cịn có thể gây bệnh đốm nâu ở tơm càng nước ngọt. Tôm bị bệnh thường thể hiện dấu hiệu như xuất hiện các điểm nâu đen trên vỏ ki tin của thân, anten, các chân bơi, chân bị và đi của tơm, bệnh nặng có thể gây đen mang, cụt đuôi và các phần phụ của tôm, gây chết rải rác,
nhưng tỷ lệ chết tích lũy sẽ khơng nhỏ nếu không áp dụng các biện pháp chữa trị.
Hình 4.4: Tơm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) bị bệnh đốm nâu: A- tôm càng bị đen mang; B,C- Tôm càng bị bệnh có râu, chân bị, chân bơi,
đi bị ăn cụt dần.
Ba ba là một đối tượng đặc sản, đang được nuôi khá phổ biến ở Việt Nam, nhưng cũng thường xuyên bị cảm nhiễm Aeromonas và thể hiện các dấu hiệu bệnh như: các vết lt và xuất huyết khơng có hình dạng nhất định ở xung quanh mai lưng và phần bụng; các chân có thể cụt hết móng. Bệnh nặng cơ thể ba ba mềm nhũn hoạt động chậm chạp, khi lật ngửa ba ba không tự lật sấp lại được. Ba ba bệnh ít ăn hoặc bỏ ăn, sau 1-2 tuần chúng bò lên cạn và chết, tỷ lệ chết tới 30- 40%, ở giai đoạn giống có thể tới 100%. Giải phẫu cho thấy phổi, gan, thận có màu đen.
Hình 4.5: Ba ba bị bệnh viêm loét do vi khuẩn Aeromonas di động với các vết loét trên mai và dưới bụng,
Vi khuẩn Aeromonas di động cịn gây bệnh viêm ruột ở một số lồi cá như cá trắm cỏ, cá trê, cá rơ phi. Cá bị bệnh thường có dấu hiệu bỏ ăn, nhưng bụng cá lại trướng to, hậu môn sưng loét đỏ, giải phẫu bên trong cho thấy ruột khơng có thức ăn nhưng chứa đầy hơi, thành ruột viêm loét và xuất huyết. Có thể gây tỷ lệ chết cao, đặc biệt ở cá trắm cỏ.
Hình 4.6: Cá rơ phi (Oreochromis sp) bị bệnh viêm ruột có liên quan tới vi khuẩn Aeromonas di động. A- Cá bị viêm ruột với cái bụng chướng to, hậu môn loét, lồi., mắt cá cũng bị lồi. B- Trong xoang cơ thể, cho thấy ruột cá chướng to,
chứa đầy hơi và có dịch trong xoang cơ thể.
Vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây bệnh xuất huyết trên lươn đồng với dấu hiệu bệnh lý: Lươn bệnh hoạt động chậm chạp, kém linh hoạt, trên thân có những vết loét và đốm xuất huyết. Những con lươn bệnh nặng, vết loét lõm sâu tới xương, đốm xuất huyết lan rộng khắp cơ thể. Ở số mẫu thận của lươn bệnh, vi khuẩn xâm nhập vào và phá hủy tế bào làm tế bào bị vỡ. Các mẫu ở thận cũng cho thấy đại thực bào vi khuẩn.
Aeromonas hydrophila còn nghi nhận gây bệnh xuất huyết đỏ đùi trên ếch
nuôi công nghiệp với triệu chứng: đùi bụ xuất huyết, ruột đỏ, chướng hơi, gan thận bị xuất huyết..
Hình 4.7: Ếch bị xuất huyết do
Aeromnas hydrophila. A. Ruột
chướng hơi, xuất huyết cơ đùi, gan không đều màu. B. Chân ếch bị
xuất huyết.
Vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây bệnh xuất huyết trên cá thát lát còm bệnh được thu có các dấu hiệu bên ngồi như lờ đờ, nổi đầu, hoạt động chậm
chạp, kém linh hoạt, màu sắc cơ thể nhợt nhạt, xuất huyết ở vây. Quan sát bên trong nội quan cho thấy tỳ tạng và thận mềm và xuất huyết, gan sẫm màu.
Vi khuẩn Aeromonas hydrophila còn được ghi nhận là tác nhân gây bệnh xuất huyết ở cá Chiên (Bagarius yarrelli) nuôi lồng tại Tuyên Quang. Quan sát dấu hiệu bệnh lý cá bệnh cho thấy: cá giảm ăn, yếu, bơi lờ đờ tầng mặt. Ở những mẫu cá nhiễm bệnh nặng trên thân xuất hiện các tổn thương như xuất huyết, loét đỏ với các đốm to nhỏ khác nhau. Tổn thương chủ yếu tập trung ở vùng miệng, đầu và các gốc vây. Biểu hiện nội tạng khi giải phẫu nhận thấy ruột khơng có thức ăn, gan sưng huyết, ổ bụng chứa nhiều dịch.
c. Phân bố và lan truyền bệnh
Bệnh nhiễm trùng do nhóm vi khuẩn Aeromonas spp di động thường gặp ở nhiều loài động vật thuỷ sản nước ngọt ở nhiều quốc gia khác nhau như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài loan, Thái lan, Úc... Ở Việt Nam, các lồi cá ni lồng, bè và ni ao hồ nước ngọt đều có thể bị bệnh đốm đỏ do Aeromonas di động, như: trắm cỏ, cá trôi, cá chép, cá mè, cá ba sa, cá bống tượng, cá he, cá tai tượng, cá trê... Ngoài ra, vi khuẩn cịn có thể gây bệnh ở ba ba, cá sấu, bệnh đỏ chân ở ếch, đốm nâu ở tôm càng xanh. Tỷ lệ tử vong ở động vật thuỷ sản thường từ 30-70%, nhưng ở giai đoạn giống của ba ba, cá trê có thể chết 100%.
Là các bệnh nhiễm khuẩn, nên có thể xảy ra ở các giai đoạn khác nhau, từ cá giống, cá thịt và cá bố mẹ đều có thể bị tác hại bởi bệnh này
Ở Việt Nam, bệnh có thể xuất hiện quanh năm, nhưng thường tập trung vào mùa xuân và mùa thu ở miền Bắc, ở miền Nam bệnh phát nhiều vào mùa mưa, mùa có nhiệt độ 25-280C.
d. Chẩn đoán bệnh
Dựa vào các dấu hiệu bệnh lý, mùa vụ xuất hiện bệnh để chẩn đoán sơ bộ. Muốn chẩn đốn chính xác, cần áp dụng phương pháp phân lập vi khuẩn và phương pháp mô học để kiểm tra sự biến đổi mô học trong cơ thể và phân lập vi khuẩn để chẩn đốn bệnh được chính xác.
e. Phịng và trị bệnh
Phương pháp phòng bệnh: Cần áp dụng nhiều biện pháp khác nhau:
Đối với các ao nuôi ĐVTS, cần áp dụng kỹ thuật tẩy dọn ao triệt để, nạo vét và sát trùng đáy ao để nhằm tiêu diệt mầm bệnh. Nguồn nước lấy vào ao phải trong sạch, thức ăn của cá phải đảm bảo chất lượng, không ôi thiu. Cá giống trước khi thả vào ao cần kiểm dịch và sát trùng bằng một số hóa chất như: CuSO4 nồng độ 3-7 ppm; Ca(OCl)2 6-10 ppm; nước muối NaCl 2-4 %. Để phòng bệnh cần tránh cá mắc phải các bệnh do ký sinh trùng ký sinh. Vào mùa
bệnh, rắc vôi bột xuống ao 2 lần trong 1 tháng. Khi không phải mùa bệnh, chỉ cần dùng vôi 1lần/ tháng. Liều lượng vôi dùng là 2 kg vôi nung/100 m3 nước. Có thể thay vơi bột bằng Chlorua vơi (Ca(OCl)2) nồng độ 1 ppm. Ngồi ra, có thể bổ sung thêm lượng vitamin tổng hợp vào thức ăn trước và trong mùa bệnh.
Đối với nuôi cá lồng bè, phải sát trùng lồng kỹ trước khi nuôi, vệ sinh lồng thường xun trong q trình ni để đảm bảo sự lưu thơng của nước trong lồng. Vị trí đặc lồng phải lựa chọn nơi có dịng chảy thích hợp. Phải thường xun treo túi vôi, vào mùa bệnh, cần treo 1 lần/ 2 tuần, các mùa khác treo 1 lần/ tháng. Vơi có tác dụng khử trùng và kiềm hố mơi trường nước. Lượng vơi tính trung bình 2 kg vơi nung/10m3. Bè ni có thể tích lớn, nên treo nhiều túi và bè nhỏ treo ít túi, nhưng chú ý tập trung ở chỗ cho ăn và phía đầu nguồn nước chảy
Quản lý các chỉ số môi trường ni thích hợp và ổn định, nhằm giảm các nguy cơ gây sốc của ĐVTS do các chỉ số thủy lý, thủy hóa và thủy sinh gây ra.
Phương pháp trị bệnh: Có nhiều loại kháng sinh có thể tiêu diệt vi
khuẩn gây bệnh trong cơ thể cá và nhiều loại hóa dược có thể tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ngồi mơi trường, nếu dùng đúng những kháng sinh có độ nhạy cao (chưa bị kháng thuốc), đúng liều và đúng thời điểm, khi số lượng lớn cá trong ao, lồng cịn bắt mồi, thì có thể trị bệnh thành công.
+ Dùng kháng sinh trộn vào thức ăn cho cá: Sulfamid liều dùng 100-200 mg/1 kg cá/ngày. Dùng thuốc KH-04-12 trộn vào thức ăn cho cá với liều dùng 2- 4 g/1 kg cá/ngày. Cho cá ăn liên tục từ 5-7 ngày. Riêng với kháng sinh từ ngày thứ 2 trở đi liều lượng giảm đi 1/2 so vớí ngày ban đầu.
+ Dùng Chlorua vơi Ca(OCl)2 phun xuống ao, lồng với liều 1ppm để diệt vi khuẩn.
+ Cải thiện điều kiện môi trường để đảm bảo sức khỏe của cá và tránh hiện tượng bệnh bị tái phát.