Bệnh nhiễm khuẩn dovi khuẩn Streptococcu sở cá

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh truyền nhiễm 1 (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 53 - 55)

3. Phương pháp chẩn đoán và phát hiện bệnh trên cá, tôm

1.6. Bệnh nhiễm khuẩn dovi khuẩn Streptococcu sở cá

a. Tác nhân gây bệnh

Streptococcus là các vi khuẩn dạng hình cầu hoặc hình ovan, đường kính nhỏ

hơn 2 m, thuộc loại Gram dương, không di động, lên men trong môi trường Glucose. Streptococcus sinh trưởng tốt trên môi trường Trypticase Soy agar (TSA) có thêm 0,5% Glucose, mơi trường BHIA (Brain heart infusion agar), môi trường THBA (Todd hewitt broth agar), môi trường thạch máu ngựa (Horse bood agar). Ni cấy ở 20-30 oC, sau 24-48 hình thành khuẩn lạc nhỏ đường kính 0,5- 1,0mm, màu hơi vàng, hình trịn, hơi lồi.

Các tế bào vi khuẩn Streptococcus thường ghép với nhau thành từng chuỗi dài, nê được gọi là Liên cầu khuẩn

Hình 4.13: A- Vi khuẩn Streptococcus sp gây bệnh xuất huyết ở cá basa; B- Vi khuẩn Streptococcus sp phân lập từ gan cá rô phi bị bệnh

b. Dấu hiệu bệnh lý

Những loài cá khác nhau khi bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus cho một số dấu hiệu chung và một số dấu hiêu khác nhau, cũng: Màu sắc đen tối, bơi lội khơng bình thường, mắt cá lồi và đục, xuất huyết ở các vây và xương nắp mang. Các vết xuất huyết lan rộng thành lở loét, nhưng các vết loét thường nông hơn các bệnh có lở loét khác. Cá bị bệnh vận động khó khăn, khơng định hướng, cá bệnh có hình thức bơi xoắn, thận và lá lách tăng lên về thể tích do phù nề. Sự thương tổn nội quan là lý do gây chết. Tuy vậy, bệnh có thể xảy ra ở thể nhẹ (mãn tính), chỉ có một vài nốt xuất huyết trên thân mà khơng có hiện tượng thương tổn nội tạng. Nhưng nếu bệnh ở dạng cấp tính, tỷ lệ gây chết cao.

c. Phân bố và lan truyền bệnh

Bệnh có thể xảy ra ở một số loài cá nước ngọt như: cá ba sa (Pangasius

bocourti), cá rô phi (Oreochrromis niloticus), cá chép (Cyprinus carpio) và một

số loài cá biển như cá chẽm (lates calcarifer) ...Bệnh Streptococcus spp thường bùng phát ở nhiệt độ 20-300C. Ở Việt Nam đã phân lập được Streptococcus iniae gây bệnh xuất huyết ở cá rô phi nuôi thâm canh, cá rô đồng (Anabas testudineus) bị xuất huyết do Streptococcus agalactia và đen thân do vi khuẩn Streptococcus

iniae.

d. Chẩn đoán bệnh

Dựa vào dấu hiệu bệnh lý và phân lập vi khuẩn bằng một số mơi trường cơ bản

e. Phịng và trị bệnh

Để phịng bệnh có thể áp dụng phương pháp phịng tổng hợp và vaccine là giải pháp phòng bệnh tốt nhất

Để trị bệnh, có thể dùng phương pháp trộn kháng sinh vào thức ăn: Dùng Erythromycin hoặc Ciprofloxacin, Enrofloxacin liều 25-50 mg/1 kg cá/1 ngày cho ăn 4-7 ngày.

Hình 4.14: Cá bị bệnh xuất xuyết do

Streptococcus; Cá rô phi bị bệnh,

phần bụng có các vết xuất huyết nhỏ; B- rơ phi đỏ bị bệnh có các đốm xuất huyết trên thân; C- giải phẫu cá rơ phị bị bệnh cấp tính, trên gan có các đốm hoại tử

màu trắng đục.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh truyền nhiễm 1 (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)