3. Phương pháp chẩn đoán và phát hiện bệnh trên cá, tôm
1.2. Bệnh dovi khuẩn Aeromonas khơng có khả năng vận động
a. Tác nhân gây bệnh
Trong số các loài Aeromonas không di động ký sinh gây bệnh ở cá thường gặp lồi Aeromonas salmonicida. Đó là các vi khuẩn dạng dình que ngắn, khơng có tiên mao, nên khơng có khả năng vận động.
b. Dấu hiệu bệnh lý
Loài vi khuẩn Aeromonas salmonicida có thể gây bệnh ra bệnh xuất huyết ở một số loài cá, như bệnh Furunculosis ở cá hồi với các dấu hiệu như: cá bị bệnh thể hiện sự chậm chạp, mất khả năng thèm ăn, kém ăn, thường bơi trên
tầng nước mặt, hơ hấp khó khăn. Trên thân có các vùng áp xe sâu, xuất huyết trên da và ở các gốc vây, đặc biệt các vây cặp, mắt cá bệnh thường bị lồi. Giải phẫu bên trong, có sự xuất huyết trong các mô và nội quan.
Vi khuẩn Aeromonas salmonicida cịn có thể gây ra bệnh lở loét ở một số loài như: cá diếc Cyprinus auratus, Cerassius auratus. Cá bệnh thường có một số dấu hiệu: Xuất hiện các vùng trắng trên da và tiến triển thành các vết loét, cũng có hiện tượng xuất huyết trên da, gốc các vây cặp. Vùng loét có thể ở bất kỳ vị trí nào trên cá. Hiện tượng lt có thể sâu tới sát vách dạ dày làm phơ ra ngồi các nội quan của cá
c. Đặc điểm phân bố và lan truyền
Bệnh này có nguy cơ lây nhiễm rất cao, theo nhiều con đường khác nhau, nếu vi khuẩn tồn tại trong nước, chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể cá khỏe theo miệng, da và mang. Sự nhạy cảm của cá với tác nhân sẽ tăng lên khi lớp nhày trên da cá bị thương tổn do tác động cơ học hay do ký sinh trùng ký sinh. Cá nuôi lồng, bè dễ cảm nhiễm vi khuẩn này hơn cá nuôi ao.
Cá bị bệnh mà sống sót thì các dấu hiệu của bệnh biến mất, nhưng vẫn mang vi khuẩn gây bệnh trên cơ thể và trở thành sinh vật mang mầm bệnh để lây nhiễm cho cá khỏe. Bệnh phát triển mạnh ở nhiệt độ ấm áp >100C
Trong loài vi khuẩn Aeromonas salmonicida, có chủng cảm nhiễm gây bệnh trên cá hồi nước mặn, có chủng lại gây bệnh ở các loài thuộc họ cá chép-
Cyprinidae nước ngọt như Cyprinus auratus, Cerassius auratus.
Aeromonas khơng di động có thể phân bố ở các quốc gia châu Âu, châu Mỹ
và châu Á.
d. Phương pháp chẩn đốn
Để chẩn đốn sơ bộ có thể dựa vào các dấu hiệu bệnh lý như đã mô tả ở trên, dựa vào loài cá bị bệnh và mùa vụ xuất hiện bệnh. Để chẩn đốn chính xác cũng cần phải sử dụng phương pháp vi sinh vật học, phương pháp mơ học. Ngồi ra cũng có thể áp dụng các phương pháp miễn dịch học để chẩn đoán, như phương pháp ngưng kết huyết thanh.
e. Phương pháp phòng trị bệnh
Để phịng bệnh, ngồi các biện pháp phịng chung như đã mơ tả ở phần trên cần lưu ý tránh những thương tổn cơ học do vận chuyển, đánh bắt và do ký sinh trùng ký sinh.
Vaccine và kháng sinh là các giải pháp có hiệu quả để phịng và trị bệnh này, đặc biệt khi nuôi cá công nghiệp bằng lồng bè.