Một số nhóm vi khuẩn đặc biệt

Một phần của tài liệu Giáo trình Vi sinh đại cương (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 2 HÌNH THÁI, CẤU TẠO CỦA CÁC NHĨM VI SINH VẬT

2. Một số nhóm vi khuẩn đặc biệt

2.1. Xạ khuẩn

Xạ khuẩn là một nhóm vi khuẩn thật phân bố rộng rải trong tự nhiên, giúp chuyển hoá tự nhiên của hợp chất trong đất. Phần lớn xạ khuẩn là các tế bào gram (+), hiếu khí hoại sinh, có cấu tạo dạng sợi phân nhánh và có cấu trúc giống như vi khuẩn.

Xạ khuẩn là sinh vật quá độ giữa vi khuẩn và nấm vì ở xạ khuẩn có những đặc điểm vừa giống nấm vừa giống vi khuẩn:

Kích thước nhỏ tương tự kích thước vi khuẩn. Nhân của xạ khuẩn cùng loại nhân với vi khuẩn.

Màng tế bào của xạ khuẩn không chứa xenlulo hay kitin. Sự phân chia tế bào của xạ khuẩn theo kiểu của vi khuẩn. Xạ khuẩn khơng có giới tính.

Tuy vậy xạ khuẩn lại có hình thái giống nấm ở chổ có cấu tạo sợi, phát triển bằng phân nhánh thành những sợi nhỏ, dài gọi là khuẩn ty, mỗi khuẩn ty do một tế bào hình thành, tập hợp của các khuẩn ty này gọi là hệ khuẩn ty. Về phân loại xạ khuẩn thuộc Procaryota cịn nấm thuộc Eucaryota

Xạ khuẩn có kết cấu tế bào dạng sợi-khuẩn ty, có đường kính trong khoảng 1- 1.5 m. Ni cấy trên mơi trường đặc có thể phân biệt được ba loại khuẩn ty:

- Khuẩn ty cơ chất (ăn sâu vào trong môi trường làm nhiệm vụ hấp thụ chất dinh dưỡng) còn gọi là khuẩn ty dinh dưỡng.

- Khuẩn ty trên cơ chất phát triển trên bề mặt môi trường - Khuẩn ty khí sinh mọc lộ ra khỏi bề mặt mơi trường. Đơi khi khuẩn ty khơng có khuẩn ty cơ chất hoặc khuẩn ty khí sinh. Khuẩn ty cơ chất hoặc khí sinh thường phân hóa thành các cành bào tử (sinh ra các bào tử theo kiểu kết đoạn và cắt khúc), chúng tạo thành khuẩn lạc xạ khuẩn.

Khuẩn lạc xạ khuẩn rắn chắc, bề mặt xù xì, có dạng nhăn. Dạng vịi, dạng nhung tơ hay dạng màng xơ. Khuẩn lạc xạ khuẩn thường có dạng phóng xạ hay dạng đồng tâm đường kính 0.5-10 .

25

Khuẩn lạc xạ khuẩn thường có màu sắc rất đẹp: trắng, đỏ, vàng, nâu, xanh, hồng tím,...đây là tiêu chí quan trọng trong định tên xạ khuẩn.

Vai trò của xạ khuẩn trong vi sinh vật

Xạ khuẩn có khả năng tiết ra kháng sinh (streptomycin, tetraxylin,

teramycin…), dùng làm thuốc trị bệnh cho người, gia súc và cây trồng. Ngồi ra xạ

khuẩn cịn sinh ra các vitamin thuộc nhóm B, một số axit amin, các axit hữu cơ (glutamic) và tiết ra enzyme (amylaza)

Trong tương lai có thể dùng xạ khuẩn để chế biến thực phẩm

Tuy nhiên một số xạ khuẩn cũng góp phần gây hại cho người, gia súc và cây trồng như sinh ra chất độc kìm hãm sự phát triển của cây trồng

Một số xạ khuẩn có thể gây hại cho các vi sinh vật trong đất do nó tiết độc tố phytotoxin. Một số có khả năng gây bệnh cho người, gia súc được gọi chung là bệnh Actinomycose.

2.2. Mycoplasma và dạng L của vi khuẩn

Năm 1898, Nocar và Roux (Pháp) đã phát hiện thấy Mycoplasma trong bệnh viêm phổi-màng phổi nên được đặt tên là P.P.O (Pleuro pneumonia organisme), nhưng sau đã phân lập thấy các dạng tương tự trong cơ thể dê, cừu, chó,,... nên gọi

Hình 2.11: Khuẩn ty của xạ khuẩn

Hình 2.12: Xạ khuẩn phát triển trên đĩa Petri (a), khuẩn lạc xạ khuẩn (b)

26

chung là nhóm P.P.L.O (Pleuro pneumonia like organisme nhóm vi sinh vật giống loại gây nên bệnh viêm màng phổi-phổi).

Hình thái: do chưa có vỏ tế bào nên có hình thái dễ biến đổi như hình hạt nhỏ riêng lẽ hay kết thành đơi hình chuỗi ngắn, hình ovan, hình vịng khun, hình sợi hay hình sao.

Kích thước nhỏ bé 0.1m nhỏ hơn vi khuẩn hàng chục lần. Nhiều Mycoplasma chỉ chứa khoảng 1.200 đại phân tử protein.

Cấu tạo tế bào chưa hồn chỉnh, chưa có vỏ tế bào chỉ có màng nguyên sinh chất. Trong tế bào có chứa các hạt ribosom và sợi nhân (thể nhân-nucleoid). Một số đặc điểm chính của Mycoplasma

- Sinh sản không theo phương pháp phân cắt do khơng có mezosome mà bằng cách tương tự như nẩy chồi hoặc phân cắt các đầu sợi thành các thể hình cầu mới.

- Khó bắt màu thuốc nhuộm thơng thường, phải dùng thuốc nhuộm Gemsa là nhóm Gram âm.

- Sống hiếu khí hoặc yếm khí tuỳ tiện, thích hợp ở nhiệt độ 370C và pH 7-8. - Phát triển tốt ở mơi trường phơi gà, có thể phát triển trên mơi trường nhân tạo chứa hemoglobin, huyết thanh hay xistein. Mycoplasma bị tiêu diệt ở nhiệt độ 45-55ºC trong 15 phút. Chúng rất mẫn cảm với sự khô cạn, tia tử ngoại và những chất sát trùng nhưng lại không mẫn cảm với Sunfonamit và penicillin, kháng sinh ức chế Mycoplasma như Clotetracillin, Streptomycin và oxitetracillin. Mycoplasma phân bố rộng trong tự nhiên, nhiều loại có thể gây bệnh cho người và

gia súc.

Gần đây còn thấy Mycoplasma gây bệnh cho cây trồng như Spiroplasma citri gây bệnh héo vàng ở cam, chanh. Các cá thể từ một khuẩn lạc có hình thái rất khác nhau. Dạng L của vi khuẩn hình thành khi tế bào bị mất vách cố định bên ngoài do đột biến trong phịng thí nghiệm.

Rickettsia là nhóm vi sinh vật nhỏ bé (kích thước nhỏ hơn vi khuẩn, lớn hơn

virus), có nhiều hình thái, sống ký sinh bắt buộc, được nhà khoa học Mỹ H.T. Rickettsia phát hiện thấy năm 1909 trong máu người mắc bệnh sốt phát ban.

Hình thái: hình que ngắn, hình cầu, hình que dài hay hình sợi, kích thước 0.3- 5m.

Cấu tạo: Rickettsia có thành tế bào, màng nguyên sinh chất, tế bào chất và thể trung tâm hình sợi (thể nhân).

27

- Ký sinh tuyệt đối, phát triển tốt trên môi trường phôi gà, chuột lang, nhau thai, thỏ.

- Tế bào không di động.

- Khó bắt màu thuốc nhuộm, phải dùng phương pháp nhuộm đặc biệt như Giemsa,...Rickettsia bắt màu Gram âm.

- Sinh sản bằng phương pháp phân cắt giống như vi khuẩn

- Đề kháng yếu với nhiệt độ cao, 800C chết sau 1 phút, mẫn cảm với sự khô hạn và các chất sát trùng.

- Gây bệnh sốt phát ban Rickettsia prowazekii và sốt hồi quy Coxiella burnetii.

Một phần của tài liệu Giáo trình Vi sinh đại cương (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)