CHƯƠNG 7 SỰ PHÂN BỐ CỦA VI SINH VẬT TRONG TỰ NHIÊN
2. Hệ vi sinh vật trong nước
2.1. Sự phân bố vi sinh vật trong môi trường nước
Nước tự nhiên là mơi trường thích hợp cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển do có chứa đầy đủ các chất hữu cơ, muối khoáng, nhiệt độ và khơng khí thường ở trong giới hạn thích hợp của sự sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật.
Tất cả các nguồn nước tự nhiên đều có vi sinh vật, bởi vì nước mưa, nước trên bề mặt song suối, ao hồ, giếng, đại dương…luôn bị cảm nhiễm vi sinh vật từ đất, khơng khí và chất thải. Khi nước ngấm xuống đất thì phần lớn vi sinh vật trong nước bị tách ra do tác dụng lọc của đất nhưng khơng hồn tồn, do đó nước ở sâu dưới đất cũng đều mang vi sinh vật.
- Sự tồn tại phát triển của vi sinh vật trong nước: các nguồn nước trong tự nhiên đều có vi sinh vật nhưng số lượng và thành phần của chúng biến đổi theo nguồn cảm nhiễm, nguồn nước, độ sâu cột nước, thời tiết, khí hậu.
Phần lớn vi sinh vật trong nước là do cảm nhiễm từ các nguồn khác nhau. Sau khi xâm nhập, một số khá lớn khơng có khả năng tồn tại và phát triển ở đó do chúng khơng có khả năng hình thành nha bào. Theo nhiều tài liệu, hầu hết các vi khuẩn trong nước là khơng có nha bào, cịn ở trong bùn là các vi khuẩn có nha bào.
- Nước trên bề mặt: nhiều chất hữu cơ, nhiệt độ và độ thống khá tốt do đó vi sinh vật phát triển thuận lợi, số lượng và loại hình khá lớn. Nhiều vi khuẩn, tảo, protoza và nấm mốc khi được đưa vào nước bề mặt có khả năng trở thành quần thể tự nhiên trong nước
ở nước bề mặt có thể thấy các loại: cầu khuẩn, trực khuẩn không nha bào, xoắn khuẩn, xạ khuẩn, vi khuẩn có nha bào và các vi khuẩn quang hợp, các loại tảo.
- Nước dưới sâu: ít chứa chất hữu cơ, nhiệt độ lạnh do đó quần thể vi sinh vật ở đây khơng đa dạng, chỉ tồn tại một số nhóm với số lượng nhỏ hơn ở nước bề mặt. - Sự tồn tại của vi sinh vật còn phụ thuộc vào nguồn nước, thời tiết, khí hậu, loại hình vi sinh vật cảm nhiễm: nguồn nước gần thành phố, khu vực dân cư đơng
95
đúc có hệ vi sinh vật phức tạp hơn, số lượng lớn hơn ở nguồn nước ở vùng hẻo lánh, ít dân. Vào mùa nắng ấm, mưa nhiều vi sinh vật trong nước cũng tăng hơn trong mùa lạnh, mưa ít trời nắng nhiều khơng mưa làm giảm số lượng vi sinh vật. Vi sinh vật có nha bào tồn tại lâu hơn, những vi sinh vật gây bệnh nhiễm vào nước từ chất thải khơng có khả năng phát triển, thường bị chết trong một thời gian ngắn, chỉ tồn tại các nha bào của chúng. Vi sinh vật gây bệnh sống được lâu hơn trong nước lạnh và sạch so với trong nước nóng và giàu chất hữu cơ. Sự giảm dần dinh dưỡng hay sự lắng cạn, sự kết tủa của chất hữu cơ cùng với vi sinh vật cũng làm giảm vi sinh vật trong nước.
- Vi sinh vật trong nước mưa: nước mưa mang theo bụi trong khơng khí cho nên nó cũng có số lượng và chủng loại vi sinh vật như trong khơng khí. Khác với nước song ngòi và ao hồ do tác dụng lọc mà trong nước mạch và nước giếng có ít hợp chất hữu cơ và muối khống, vì vậy sữ cảm nhiễm vi sinh vật ban đầu cũng ít, đặc biệt là sự cảm nhiễm vi sinh vật gây bệnh và hạn chế sự phát triển của vi sinh vật.
- Nước mạch: nước tự nhiên khi thấm qua tầng đất dày một phần lớn các chất hữu cơ và vi sinh vật bị giữ lại nên số lượng cịn ít, trong 1 lít có khoảng 100.000 tế bào vi sinh vật. Cho nên trong nước giếng khoan được hút lên từ các mạch nước ngầm cũng thường có số lượng vi sinh vật rất ít.
2.2. Vi sinh vật gây bệnh trong nước
Số lượng và số loại vi sinh vật trong nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là hàm lượng chất hữu cơ có trong nước, các hóa chất độc hại, tia tử ngoại, pH mơi trường, những yếu tố có tính chất quyết định đến sự tăng khối lượng vi sinh vật như các chất dinh dưỡng.
Trong nước có nhiều loại vi sinh vật: vi khuẩn, nấm men, xoắn thể, nhưng chủ yếu vẫn là vi khuẩn. Có khoảng 80 giống vi khuẩn khơng gây bệnh cư trú tự nhiên trong nước. Nói chung, trong nước số vi khuẩn khơng bào tử chiếm ưu thế, cịn trong bùn thì số vi khuẩn có bào tử lại chiếm ưu thế.
- Một vài giống cư trú tự nhiên trong nước nhưng là những vi khuẩn cơ hội có thể gây bệnh: Pseudomonas, serratia, chromobacter, achromobacter, …
- Một số vi khuẩn cơ hội khác cư trú trong đất hay xác thực vật bị nước cuốn theo như bacillus, enterrobacber, klebsiella, actinomyces, streptomyces,…
- Những vi khuẩn cơ hội hay gây bệnh được thải từ con người và động vật (phân, chất thải) tồn tại thời gian ngắn trong nước, một số sống lâu. Các vi khuẩn có thể sống bám trên thành ống nước hay các bề mặt hay tồn tại trong động vật
96
- Các vi khuẩn gây bệnh trong nước đáng kể: Salmonella, E.coli, campylobacter, mycobacter, aeromonas,
- Các nấm gây bệnh: Candida albicans, trichophyton
- Virus, không phải là cư dân của hệ vsv đường ruột, được bài tiết từ con người và động vật, số lượng ít, mơi trường ngồi khơng tăng số lượng.
- Protozoa: gây bệnh cho cả người & động vật
Vi sinh vật muốn gây bệnh phải phụ thuộc vào các yếu tố sau - Năng lực gây bệnh của vi sinh vật
- Số lượng vi sinh vật: vi sinh vật - Đường xâm nhập
- Yếu tố đề kháng của cơ thể - Yếu tố tự nhiên và xã hội