Tác động của các yếu tố sinh vật học

Một phần của tài liệu Giáo trình Vi sinh đại cương (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 108 - 109)

CHƯƠNG 7 SỰ PHÂN BỐ CỦA VI SINH VẬT TRONG TỰ NHIÊN

4. Tác động của các yếu tố sinh vật học

4.1. Quan hệ cộng sinh

Là mối quan hệ sống chung hai bên cùng có lợi giữa hai sinh vật khác nhau, hoạt động sống của sinh vật này sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật kia và ngược lại trong mối quan hệ khắng khít khó có thể tách rời. Nếu tách rời chúng rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sống của chúng.

Ví dụ : mối quan hệ giữa tảo lam và bèo dâu. Mối quan hệ giữa vi sinh vật với động vật nhai lại, là sự hình thành hệ vi sinh vật của dạ cỏ.

4.2. Quan hệ tương hỗ

Chỉ mối quan hệ giữa các sinh vật sống cạnh nhau và có tác dụng hỗ trợ nhau trong quá trình sống. Mối quan hệ này rất phổ biến trong giới sinh vật nói chung và vi sinh vật nói riêng. Khơng có sự ràng buộc một cách chặt chẽ giữa các sinh vật trong mối quan hệ này, chúng có thể sống tách rời nhau, khơng cần đến nhau và giữa chúng chỉ có một bên nhận mà khơng hề có sự trả về sự giúp đỡ của bên kia.

Đó là mối quan hệ tương hỗ giữa các nhóm vi sinh vật trong cùng một mơi trường sống như nấm men tiến hành lên men đường thành rượu tạo điều kiện thuận lợi về dinh dưỡng cho sự oxy hóa rượu thành dấm của vi khuẩn axetic khi có khơng khí. Khi lên men tự nhiên, những vi sinh vật hiếu khí đầu tiên phát triển, sử dụng

99

hết oxy tạo thành yếm khí cho các vi khuẩn tiến hành lên men tạo ra các hợp chất hữu cơ khác nhau như quan hệ tương hỗ giữa vi sinh vật trong đất và cây trồng.

4.3. Quan hệ đối kháng

Dây là mối quan hệ khơng có lợi, chỉ sự chống đối, hạn chế, tiêu diệt loại trừ nhau bằng nhiều cách giữa các sinh vật, chúng biểu hiện trên các mặt như sự tranh đoạt chất dinh dưỡng, sự đầu độc nhau bằng chất độc do chúng tiết ra hay bằng sản phẩm của quá trình trao đổi chất của chúng.

Như sự tăng cường đồng hóa một chất dinh dưỡng trong mơi trường của một lồi vi sinh vật nào đó đã gây nên sự ức chế đối với cac lồi khác. Hay q trình trao đổi chất của vi sinh vật làm hình thành các chất hữu cơ gây ức chế các loại khác như vi khuẩn lactic len men axit lactic đã ức chế các nhóm vi khuẩn thối rửa do axit lactic làm cho độ pH giảm thấp. Một số nhóm vi sinh vật tiết ra độc tố như một số vi khuẩn gây bệnh, nấm Aspergillus flavus tiết ra aflatoxin. Nhiều nhóm vi sinh vật cịn tiết ra chất kháng sinh gây ức chế các nhóm vi sinh vật khác...

4.4. Quan hệ ký sinh

Là mối quan hệ giữa hai cá thể sinh vật và một bên lợi, một bên hại : sinh vật này sống nhờ hoàn toàn vào sinh vật kia bằng cách sử dụng nguồn dinh dưỡng cung cấp cho bản thân sinh vật ấy, làm cho sinh vật ấy bị ảnh hưởng không sinh trưởng, phát triển hoặc có thể bị chết.

Có thể thấy mối quan hệ ký sinh của vi sinh vật gây bệnh đối với cơ thể động vật và thực vật hay thực khuẩn thể sống bắt buộc trong tế bào vi khuẩn. Các vi sinh vật như trên được gọi là vi sinh vật ký sinh.

Một phần của tài liệu Giáo trình Vi sinh đại cương (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)