Heo khơng có hậu mơn nhưng có trực tràng nằm sát phần da.
2.1. Nguyên nhân
Để chẩn đoán được trường hợp này chúng ta nắm heo con theo tư thế đầu đưa lên trên, mông và đuôi hướng xuống đất. Do phân được tích tụ lại nhiều ngày trong trực tràng nên khi chúng ta cầm heo theo tư thế vừa nêu, phân sẽ dồn xuống dưới và làm căng vùng da dưới đi (ở vị trí của hậu mơn bị bít). Lấy bút khoanh trịn để làm dấu phần da nhô ra, cắt lông quanh vùng dưới đuôi, sát trùng và dùng thuốc tê lidocaine 2% để gây tê quanh vết mổ.
2.2. Khắc phục
Thực hiện một đường mổ hình trịn ngay bên dưới đi ở chỗ da đã làm dấu, tách bỏ lớp da ra, sau đó tách mơ liên kết để tìm phần cuối của trực tràng, dùng nhíp để kéo trực tràng ra ngồi, mổ phần cuối trực tràng để phân chảy ra. Lúc này phân sẽ theo vết mổ trên trực tràng và thốt ra ngồi.
Đợi cho đến khi phân ra gần hết, lau sạch vết mổ da và bắt đầu may lại. Dùng chỉ không tiêu và kim cong mũi tam giác may đường may gián đoạn đơn giản vịng quanh phần hậu mơn vừa tạo ra, may gom chung với trực tràng. Do vết mổ hình trịn nên da hậu mơn sẽ khơng bị bít lại.
Chăm sóc hậu phẫu:
- Tiêm một kháng sinh: liên tục trong 5 ngày. - Bôi cồn iode lên vết thương hàng ngày.
- Nếu sốt thì dùng thuốc cho đến khi hết sốt.
Heo khơng có hậu mơn và trực tràng nằm trong xoang bụng. Đối với heo đực.
Chúng ta cũng nắm giữ heo con theo tư thế đầu dưa lên trên mông hướng xuống dưới, quan sát vùng da ở phần dưới đi vẫn bằng phẳng bình thường không nhô lớn ra. Điều này chứng tỏ phần cuối của trực tràng còn nằm trong xoang bụng, chưa ra tới xoang chậu. Lúc này vị trí mổ được thực hiện ở dưới vùng bụng.
Cách mổ:
Trước hết phải cạo lông, sát trùng, gây tê dọc theo vết mổ. Sau đó mổ qua da, mơ dưới da, lớp cơ vùng bụng và phúc mạc. Đưa ngón trỏ vào xoang bụng tìm trực tràng để kéo qua vết mổ, mổ trên phần cuối trực tràng để cho phân thốt ra ngồi, đợi khi phân ra gần hết, lau sạch vùng mổ, may lại và chăm sóc hậu phẫu cũng giống như đã mô tả ở trên.
51 Đối với heo cái:
Thông thường ở heo cái khơng có hậu mơn thì trực tràng vẫn ln ln hiện diện trong xoang chậu vì chúng đi song song với tử cung và âm đạo của heo cái.
Do trực tràng nằm phía trên, mặt dưới của trực tràng tiếp giáp với vách trên âm đạo, vì áp lực phân dồn nén xuống phần cuối trực tràng lớn nên thường làm rách vách trên âm đạo gần với âm hộ, vì vậy phân sẽ chảy ra ngồi qua đường quá giang ở âm hộ. Cho nên với những heo cái khơng có hậu mơn thì khơng cần phải phẫu thuật mà heo vẫn lớn và phát triển.
3. Các đường mổ trên vùng bụng chó 3.1.Xác định vị trí
Đường mổ bụng trước dọc theo đường giữa: chạy dài từ vùng trước rốn đến sụn ngực. Đường mổ này được ứng dụng trong các phẫu thuật liên hệ đến cơ hoành, gan, dạ dày và hạ vị.
Đường mổ bụng sau dọc theo đường giữa ở thú đực: ứng dụng trong những phẫu thuật liên hệ đến bàng quang và phần bụng dưới.
Đường mổ bụng sau dọc theo đường giữa ở thú cái: chạy dài từ phía sau rốn đến bờ trước của xương chậu. ứng dụng trong các phẫu thuật ở noãn sào, tử cung, ruột non, bàng quang và phần bụng dưới.
Đường mổ cạnh đường giữa: đường mổ nằm bên ngoài đường trắng và cắt qua cơ thẳng bụng, không nên thực hiện đường mổ này vì có nhiều bất lợi.
Đường mổ cạnh sườn: nằm phía sau xương sườn cuối cùng và khoảng cách cơ thăn và cơ thẳng bụng. Đường mổ này được ứng dụng trong những phẫu thuật liên hệ đến thận, lách.
3.2. Khắc phục
Cần dựa vào vị trí phẫu thuật để có sự lựa chọn đường mổ cho phù hợp.
4. Heo thoát vị ruột qua rốn và qua bẹn (hernia)
Hernia là trường hợp bệnh lý khi một phần nội tạng lọt ra vị trí khác thường ln được phúc mạc bao bọc, da phía ngồi ở trạng thái hồn chỉnh nhưng tổ chức dưới da bị tổn thương.
Nguyên nhân
- Do tổn thương NGOẠI KHOA GIA SÚC gây nên như : thiến hoạn gia súc, phẫu thuật không đúng kỹ thuật hoặc do tác động cơ học vào cơ thể gia súc gây nên như: Gia súc đá nhau, húc nhau, cắn nhau, con người đánh gia súc ...
- Do cấu tạo của xoang giải phẫu được hình thành từ khi bào thai khơng hồn chỉnh như ;lỗ rốn, lỗ bẹn hoặc do tác động bệnh lý viêm lỗ rốn khi gia súc
52
mơí sinh, khi thiến gia súc đực kéo thừng dịch hoàn quá mạnh làm lỗ bẹn rộng ra ...đều gây héc ni.
Cấu tạo hernia:
Bất cứ một hernia nào dù lớn, nhỏ đều có cấu tạo chung như sau:
- Miệng hernia: Miệng hernia là chỗ rách của lớp cơ, lớp cân mạc, lỗ rốn, lỗ bẹn để cho nội tạng chui qua áp sát da hình thành hernia (lỗ rốn, lỗ rách cơ thành bụng khi nội tạng chui qua có cả lớp phúc mạc) . Miệng hernia to hay nhỏ tuỳ thuộc vào tác động của vật gây hernia ,có thể nhận biết khi đưa tay kiểm tra
- Bọc hernia
+ Ngoài cùng là da, áp sát với da là phúc mạc hai tổ chức này có độ đàn hồi lớn .Bọc hernia phình to do chất chứa trong bọc hernia tạo thành .Nếu chất chứa càng nhiều bọc hernia càng phình to dễ nhận biết.
+ Trong là nội tang như ruột, một phần dạ cỏ, tử cung, bàng quang, phổi .... Chui qua miệng hernia được bọc hernia giữ lại, khi sờ nắn hoặc áp lực xoang bụng giảm thì nội tạng trong bọc hécni thay đổi vị trí và thay đổi thể tích.
+ Dịch hernia là dịch xoang bụng di chuyển xuống khi hernia được hình thành.
4.1. Xác định vị trí
Vị trí ở dịch hồn (bẹn): Quan sát vùng dịch hoàn gia súc thấy bao dịch hoàn to khác thường nhất là lúc gia súc ăn no. Hernia có thể xuất hiện ở một bên bao dịch hồn, cũng có khi xuất hiện ở cả hai bên. Trường hợp hernia khơng hồi phục bao dịch hồn to q cỡ, da căng, màu đỏ, con vật có phản ứng đau vùng bao dịch hồn, đối với lợn khó chiụ đứng lên nằm xuống, bê nghé ngối đầu nhìn phía sau, chân sau đá về phía bụng . Kiểm tra con vật bằng cách ấn tay vào bao dịch hoàn sẽ cảm giác thấy ruột và đẩy ruột vào xoang bụng qua lỗ bẹn, con vật có phản ứng đau, tránh người.
Vị trí ở rốn: Quan sát vùng rốn gia súc thấy rốn gia súc to khác thường nhất là khi gia súc ăn no. Nếu kiểm tra bằng phương pháp sờ nắn vùng rốn sẽ cảm giác thấy ruột và có thể đẩy ruột vào trong xoang bụng và sờ thấy lỗ hernia ở vùng rốn. Con vật có phản ứng đau tránh người. Trường hợp hernia rốn không hồi phục vùng rón to, da căng màu đỏ con vật đau vùng rốn khó chịu đứng lên nằm xuống, bê, nghé thường ngối đầu lại phiá sau nhìn bụng ..Nếu đặt ống nghe vào vùng rốn sễ phát hiện tiếng nhu động cuả ruột.
4.2. Khắc phục
53
Hernia bẹn phần lớn do bẩm sinh vì vậy người ta thường điều trị hernia cùng với thiến gia súc đực bằng phương pháp phẫu thuật NGOẠI KHOA GIA SÚC. Nếu héc ni xuất hiện sau thiến gia súc đực, ta tiến hành như trên. Chú ý mổ tại vị trí lỗ bẹn trên rãnh bẹn – vòng cung đùi và cơ chéo bụng. Khi mổ phải tìm lỗ bẹn, bóc tách ống bẹn về phía bao dịch hồn, kiểm tra xem có dính ruột khơng, nếu dính ruột phải bóc tách trước khi đưa ruột vào xoang bụng. Khâu lỗ bẹn bằng phương pháp khâu giảm căng kiểu chữ u, khâu da theo phương pháp từng mũi thông thường. Trước khi khâu cho bột kháng sinh vào vết mổ để đề phòng nhiễm trùng. Tiêm kháng sinh cộng với thuốc trợ sức, trợ lực cho con vật trong 3 – 7 ngày.
Hernia rốn
Sát trùng vùng có hernia bằng cồn 70 % liên tục 3 lần, thực hiện thêm một lần với cồn Iod vừa sát trùng vừa để xác định vùng giải phẫu.
Dùng dao mổ rạch cạnh hernia một đường cong theo chu vi của hernia bằng ½ chiều dài hernia (khi nhìn ngang), cắt lơi trên hernia, khơng cắt sát gốc hernia (để khơng thiếu da khi may hồn thành). Sau khi qua hết lớp da, dùng pen bóc tách lớp mơ liên kết sẽ bộc lộ lớp phúc mạc bị giãn (gây thành bọc hernia). Vừa dùng tay bóp cho ruột khơng trào lên vừa dùng pen dài kẹp lớp phúc mạc giãn, sát gốc.
Dùng chỉ tiêu, kim tròn, may từng nốt liên tiếp dưới pen dài (khi may cũng chú ý bóp dị nhẹ khơng để kim may dính ruột). Có thể thực hiện thêm một đường may ngược lại nếu thấy lỗ herni quá to, quá mỏng mảnh.
Dùng kéo mở bao phúc mạc giản (xem có sai sót do có lọt ruột vào bọc khơng). Nếu khơng có cắt bỏ bao sát chân pen dài, cách pen dài khoảng 1 - 2 cm, mở pen dài.
Cắt bỏ bọc abscess mủ nếu có, xén da ngồi lại. May từng nốt với chỉ tơ, kim tam giác.
5. Thực hành
Phương pháp thực hiện thiến chó đực và chó cái.
5.1. Chuẩn bị dụng cụ và mẫu vật
Chó đực, chó cái, dây dù, khớp mõm, kim, chỉ tiêu, chỉ không tiêu, thuốc mê, thuốc tê, tiền mê, thuốc trợ sức, kháng sinh, cồn 700, oxy già, bơng gịn, bao tay, khẩu trang, bộ dụng cụ giải phẫu,...
5.2. Phương pháp tiến hành
Giáo viên hướng dẫn cho sinh viên phương pháp thực hiện thao tác thiến đực và thiến cái.
54
5.3. Nội dung thực hành
Phương pháp thực hiện thiến chó đực, mèo đực
Thiến kín: giữ ngun màng bao dịch hồn khi cắt bỏ dịch hoàn.
Thiến hở: cắt bỏ dịch hoàn sau khi bọc lộ dịch hoàn khỏi màng bao dịch hoàn.
Mèo đực
Cố định vật mẫu.
Chuẩn bị vùng giải phẫu (cạo lông, sát trùng vùng mổ).
Gây tê: gây tê tại vùng dịch hồn bằng hình thức tê thấm tại chỗ.
Mổ: rạch qua da và bao dịch hoàn của từng dịch hoàn, tách rời ống dẫn tinh và mạch máu. Sau đó dùng để cột nút lại với nhau.
May vết thương (nếu cần).
Chăm sóc hậu phẫu: tiêm kháng sinh, kháng viêm, thuốc trợ sức, trợ lực, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
Kiểm ra và theo dõi vết thương hằng ngày.
Chó đực
Cố định vật mẫu.
Chuẩn bị vùng giải phẫu (cạo lông, sát trùng vùng mổ).
Gây tê: gây tê tại vùng dịch hồn bằng hình thức tê thấm tại chỗ hoặc gây mê.
Mổ: đẩy một bên dịch hoàn lên vị trí cao nhất. Rạch qua da,mơ liên kết dưới da. Bộc lộ bao dịch hoàn và dịch hoàn, tách bỏ dây chằng,mào dịch hoàn và dịch hoàn. Dùng kẹp, kẹp giữ mạch máu, cột ống dẫn tinh, cột mạch máu bằng những mối cột.
May vết thương (nếu cần).
Chăm sóc hậu phẫu: tiêm kháng sinh, kháng viêm, thuốc trợ sức, trợ lực, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
Kiểm ra và theo dõi vết thương hằng ngày.
Phương pháp thực hiện thiến chó cái
Cố định vật mẫu: chó nằm ngữa.
Chuẩn bị vùng giải phẫu (cạo lông, sát trùng vùng mổ). Tiền mê - Gây mê: tiêm thuốc vào tĩnh mạch.
55
Mổ: cắt da dường trắng phía sau rốn, mơ liên kết dưới da, phúc mạc, dị tìm sừng tử cung bên phải (sát vách thành bụng), tách dây chằng treo buồng trứng, kẹp mạch máu buồng trứng, cột nút. Lần tìm sừng tử cung phía cịn lại thực hiện tương tự. Cột mạch máu tử cung, cắt bỏ toàn bộ hai nhánh sừng tử cung. Thực hiện tương tự như thế đối với thân tử cung.
May vết thương: may phúc mạc và mô liên kết (chỉ tiêu), may da (chỉ khơng tiêu).
Chăm sóc hậu phẫu: tiêm kháng sinh, kháng viêm, thuốc trợ sức, trợ lực, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
Kiểm ra và theo dõi vết thương hằng ngày.
5.4. Tổng kết nhận xét và đánh giá
Đánh giá kết quả thực hành dựa vào việc kiểm tra lại kiến thức sinh viên ghi nhận trong buổi thực hành.
Ghi chép đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết. Sinh viên tham gia đầy đủ.
Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. Viết bài phúc trình.
CÂU HỎI ƠN TẬP
1. Ngun nhân và cách khắc phục sa trực tràng – âm đạo? 2. Nguyên nhân và cách khắc phục heo con khơng có hậu mơn?
3. Cách xác định vị trí và cách khắc phục các đường mổ trên vùng bụng chó? 4. Cách xác định vị trí và cách khắc phục heo thoát vị ruột qua bẹn và qua rốn?
56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh văn Kháng (2001), Bệnh NGOẠI KHOA GIA SÚC, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.
2. Lê văn Thọ (2016), Bài giảng Bệnh NGOẠI KHOA GIA SÚC, Tủ sách Trường Đại học Nông Lâm – Tp Hồ chí Minh.