Khám thể chất cho thú

Một phần của tài liệu Giáo trình Ngoại khoa gia súc (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 52)

4. Các phương pháp gây tê, mê?

BÀI 6

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CẦM CỘT GIA SÚC MĐ24-06

Giới thiệu:

Cố định gia súc là việc làm cần thiết, thường xuyên và là công việc trước tiên của người giải phẫu trong ứng dụng NGOẠI KHOA GIA SÚC.

43

Việc cầm cột sẽ giúp ngăn ngừa sự chống cự, tấn công hoặc đề phịng những cử động bất thình lình của gia súc trong lức điều trị. Tùy thuộc vào mục đích của cuộc giải phẫu, vị trí giải phẫu hoạc tùy thừng cá thể thú mà ứng dụng những phương pháp cầm cột khác nhau.

Mục tiêu:

- Kiến thức:

Giải thích khái niệm về việc cầm cột. Trình bày phương pháp cầm cột. - Kỹ năng:

Biễu diễn việc cầm cột gia súc nhỏ và lớn. Lựa chọn cách cầm cột để tránh trường hợp bị kích thích, tổn thương, kiệt sức trong phẫu thuật.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn trọng, tỉ mỉ trong công

việc.

1. Đại cương

Người giải phẫu cần phải biết kiểu cầm cột nào cần phải tránh. Nhiều con thú bị tổn thương do dùng sai các kỹ thuật cầm cột hoặc do áp dụng kỹ thuật khơng thích hợp làm cho các con thú hiền lành trở thành con thú bị kích thích, phản ứng mạnh do sự áp dụng một cách không cần thiết các phương pháp mạnh. Đừng bao giờ để cho thú xảy ra kiệt sức hay tổn thương do chính sự vùng vẫy của nó.

Trước đây sức mạnh là phương tiện duy nhất để đảm bảo sự cầm cột chắc chắn, nhưng ngày nay điều đó khơng cịn phù hợp nữa. Thuốc an thần và thuốc mê hiện nay là những phương tiện hiệu quả nhất để ngăn ngừa các cử động. Thông thường việc kết hợp giữa một sự cầm cột thể chất đơn giản và thuốc an thần là đủ. Trong vài trường hợp khác, gây tê tồn diện có thể là cần thiết.

Người giải phẫu phải dùng sự phán đốn của chính mình để lựa chọn phương pháp cầm cột cho phù hợp. Để bổ sung cho việc này, trước hết phải xem xét tình trạng của thú bệnh. Một con thú ở trong điều kiện yếu đuối thì khơng nên dùng các phương pháp cầm cột thơ bạo, ngược lại một con thú cường tráng thì khơng thể để cho nó quá tự do vùng vùng vẫy.

2. Phương pháp cầm cột bò

2.1. Phương pháp quật ngã bị lớn

Có rất nhiều cách để quật ngã bị lớn. Sau đây chúng tôi giới thiệu 3 cách để quật ngã bò lớn tương đối dể áp dụng.

44

Cách 1: Buộc một vòng dây quanh cổ bò, vòng thứ hai được thực hiện tại

vùng vai ngay phía sau hai chân trước và vịng thứ ba tại vùng thắt lưng. Kéo mạnh phần cuối sợi dây về phía sau sẽ làm cho bò dễ dàng té xuống.

Cách 2: Thay vì một vịng dây ở cổ như trên người ta buộc đầu dây vào hai

gốc sừng. Thực hiện vòng thứ nhất quanh thânở vùng vai ngay sau hai chân trước và vòng thứ hai tại vùng thắt lưng. Nắm kéo mạnh phần cuối dây về phía sau, bò sẽ té xuống.

Cách 3: Quật ngã theo phương pháp Burley.

Phương pháp này khơng cần buộc dây vịng quanh sừng hoặc ở cổ mà chỉ đơn giản là chồng quanh qua cơ thể thú nên ít mất thời gian hơn.

Phương pháp này không đè mạnh lên phần ngực và không gây trở ngại cho những hoạt động của tim và phổi. Nó khơng nguy hiểm cho cơ quan sinh dục của bò đực hay tuyến vú của bò cái.

Phương pháp này cả hai chân sau đều được buộc lại với hai phần cuối của sợi dây. Khi kéo mạnh hai phần cuối của sợi dâybò sẽ ngã xuống và buộc các chân lại.

2.2. Phương pháp cột để nhấc chân trước lên

Theo cách này thì chân trước của bị có thể nhấc lên khỏi mặt đất để khám hoặc điều trị ở móng. Cách cầm cột này cũng có thể sử dụng để giữ bị ở tư thế đứng và ngăn ngừa chúng đá với chân sau. Một vòng dây được buộc vào cổ chân đầu dây kia vịng qua u vai, đưa ra phía trước và được cầm giữ bởi người phụ tá.

2.3. Cách buộc để nhấc chân sau lên

Theo cách này thì chân trước của bị có thể nhấc lên khỏi mặt đất để khám hoặc điều trị ở móng. Dùng dụng cụ dẫn mũi bị để nhấc đầu lên hơi cao về một hướng khác với chân sau định điều trị và buộc vào một cột trụ. Một cái móc được buộc ở trên và về phía sau của con bị. Với một sợi dâydài buộc trên móng chân sau của bị rồi trịng qua móc, sau đó làm một trịng trên khớp nhượng của cùng chân sau lúc nảy rồi đưa phần cuối sợi dây về phía trước và buộc vào một cây cột. Một phương pháp khác để nhấc chân sau lên bằng cách cột chân sau vào một đoạn cây ngay phía trên khớp nhượng, cịn chân kia nằm phía trước của cây ngang.

2.4. Cách cố định để thiến bê đực

Đây là hình thức cầm cột được sử dụng để thiến những bê đực còn nhỏ. Người cầm giữ chồm qua lưng thú và nắm một chân trước và mộ chân sau cùng phía rồi nhấc lên, bê sẽ dễ dàng té xuống và tựa từ từ vào chân của người cầm giữ.

45

Lưu ý: đừng nhấc hai chân của bê lên nhanh quá làm cho bê té mạnh có thể gây thương tích cho bê.

Sau đó dùng đầu gối đè lên vai và phần sau của bê,lấy một sợi dây vòng qua hai chân sau rồi đưa lên giữa hai chân trước để choàng qua cổ và cột lại.

3. Phương pháp cầm cột heo.

3.1. Cầm giữ heo để chích ngừa hoặc thiến

Heo từ 50kg trở xuống có thể được nắm giữ bằng cách xách ngược hai chân sau lên, mặt bụng của heo quay ra ngoài. Người nắm giữ dùng hai đầu gối để kẹp phần dưới của heo lại. Đây là cách cầm giữ đơn giản nhất để chích ngừa cho heo. Nếu để thiến heo đực thì phần lưng của heo quay ra phía ngồi vàphầnn đầu của nó nằm giữa hai chân của người kẹp giữ. Phương pháp này đòi hỏi người kềm giữ phải khoẻ.

3.2. Cách cầm giữ để cho heo uống thuốc

Người cầm giữ nắm hai chân trước của heo và để heo ở tư thế tựa mông trên mặt đất. Dùng hai đầu gối kẹp vào hai bên vai để kềm giữ heo.

3.3. Cột heo ở tư thế nằm ngữa

Phương pháp cầm cột này được ứng dụng trong trường hợp phẩu thuật ở vùng bụng. Dùng một cái máng ăn hình máng xối, bên dưới có lót bằng một lớp bao bố. Đặt heo ở tư thế nằm ngữa, dùng dây để buộc hai chân trước và hai chân sau vào máng ăn.

3.4. Phương pháp quật ngã heo

Cách 1: quật ngã heo bằng tay: dùng tay lòn qua bụng heo, nắm chân trước

và chân sau cùng phía rồi kéo mạnh, heo sẽ dể dàng ngã xuống. Phải chuẩn bị chất lót nền khi heo ngã để đừng gây tổn thương cho heo.

Cách 2: quật ngã heo bằng dây: trước hết dùng một sợi dây buộc mõm, phần

cuối sợi dây đưa ra phía sau rồi làm một vịng ở phía trên nhượng của chân sau bên trái. Nắm phần cuối của sợi dây kéo mạnh về phía sau, thú sẽ bị mất thăng bằng ngã xuống.

Dùng một sợi dây buộc mõm để tạm cố định heo. Dùng hai sợi dây khác để buộc vào chân trước và chân sau cùng phía rồi vịng hai dây đó từ phía bụng lên trên lưng. Sội dây buộc chân sau thì đưa về phía đầu, cịn sợi dây buộc vào chân trước thì đưa ra sau. Kéo mạnh hai sợi dây heo sẽ ngã xuống. Sau đó buộc vào hai cọc chắc chắn cho lưng heo sát vào tường.

46

Cách 3: quật ngã heo bằng dụng cụ tròng vào chân sau: đây là phương pháp

tốt nhất để quật ngã và cố định heo lớn. Dụng cụ này có thể được đưa vào hai chân sau của thú rất đơn giản và thật nhanh chóng.

Dùng một ống hình trịn đường kính khoảng 3-4 cm, chiều dài 40 cm. Hia đầu ống gắn với hai vịng kim loại đường kính khoảng 5cm. Hai vịng này được nối với hai sợi dây xích dài khoảng 50-60 cm. Đầu của hai sợi dây xích nối với vịng kim loại thứ ba. Từ vòng kim loại thú ba nối với một sợi dây thừng chắc chắn.

Trước hết dùng dây để khớp mõm lại sau đó đưa dụng cụ trịng vào hai chân sau của heo. Nắm sợi dây thừng kéo mạnh về phía sau, heo sẽ dễ dàng nghiêng xuống.

4. Phương pháp cầm cột chó 4.1. Buộc mõm

Một sợi dây vải mềm với một nút giữ chặt cho vào mõm chó, để nút cột nằm trên mũi. Đưa hai đầu dây xuống hàm dưới và làm nút cột đơn giản ở dưới càm. Sau đó đưa hai sợi dây lên cổ và cố định ngay sau tai.

Đối với những con chó mõm ngắn, để giảm bớt sự chèn ép của vòng cột đặt ngang qua mũi, người ta thực hiện như sau: sau khi buộc mõm xong (như vừa mô tả ở trên), ta dùng phần cuối của sợi dây đưa xuống vòng dây trên mũi cột nút với sợi dây còn lại.

4.2. Banh miệng

Dụng cụ banh miệng được áp dụng trong trường hợp để khám vùng miệng của chó. Thơng thường chó hay khán cự khi mở miệng ra khi đưa dụng cụ banh miệng vào. Vì thế việc dùng thuốc an thần hoặc thuốc mê là đều cần thiết.

Trong trường hợp khơng có dụng cụ banh miệng, người ta có thể dùng hai vòng dây để cho vào hàm trên và hàm dưới rồi kéo mạnh về hai phía để kéo miệng thú ra.

4.3. Vòng đeo cổ

Vòng đeo cổ được áp dụng để ngăn ngừa chó liếm vào lơng và vết thương trên cơ thể nhất là khi có những bệnh trên da. Vịng này có thể làm bằng một tấm bìa cứng , ở giữa làm thành một vịng trịn cở cổ chó. Buộc dây vịng quanh một chân trước và cố định hai đầu dây trên tấm bìa.

4.4. Buộc để cân chó

Dùng một vịng dây trịng vào cổ chó, đưa đoạn dây về sau xuyên qua giữa hai chân trước rồi kéo ngược lên trên lưng để tro vào móc cân.

47

4.5. Buộc chó trên bàn mổ

Tuỳ thuộc vào mục đích và vị trí của cuộc giải phẩu mà người ta buộc chó theo nhiều cách khác nhau.

Cách buộc chân:

Đối với chân trước: vòng đầu tiên của sợi dây được buộc vào khớp cùi chỏ, đưa dây xuống phía dưới làm một vòng thứ hai ngay tại khớp cổ tay rồi mới cột dây vào chân của bàn mổ.

Đối với chân sau: vòng dây đầu tiên được buộc vào khớp nhượng, vòng thứ hai tại khớp cổ chân và phần cuối sợi dây được buộc vào chân bàn mổ.

Buộc chó nằm ngữa:

Áp dụng trong những trường hợp: mổ bụng, thiến, cắt bỏ nhũ tuyến. Buộc chó nằm nghiêng một bên:

Áp dụng trong trường hợp giải phẩu tai, mắt, thận, lách…

Buộc chó nằm sấp:

Giải phẩu đầu, giải phẩu vùng hậu môn, giải phẩu vùng âm đạo…

5. Phương pháp cầm cột mèo 5.1. Cách buộc miệng

Ứng dụng giống kỹ thuật buộc mõm chó đố với giống chó có mõm ngắn.

5.2. Cách cố định để thiến mèo đực

Dùng một miếng gỗ,ở giữa đục thủng hai lổ để cho bốn chân của mèo vào hai lổ đó và nhờ người phụ tá cột giữ ở bên dưới.

Ngồi ra người ta cũng có thể dùng hai miếng gỗ có đục thủng thành hình bán nguyệt với nhiều kích cỡ khác nhau sao cho tương ứng với kích thước cổ mèo. Hai miếng gỗ này được cố định với nhau bởi bản lề đầu kia có móc để chân lại. Dụng cụ này được gắn chặt trên một cái bàn. Cho đầu mèo vào cái lổ, ấn tấm gỗ phía trên xuống và chốt lại để cố định mèo.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày phương pháp cầm cột bị? 2. Trình bày phương pháp cầm cột heo? 3. Trình bày phương pháp cầm cột chó? 4. Trình bày phương pháp cầm cột mèo?

48

BÀI 7

CÁC TRƯỜNG HỢP ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT MĐ24-07

Giới thiệu:

Trong các trang trại, NGOẠI KHOA GIA SÚC tập trung theo hướng áp dụng khoa học và kỹ thuật phục vụ chăn nuôi hiệu quả và năng suất. Thiến hoạn hiện chủ yếu thực trên lợn đực trong chăn nuôi trang trại vỗ béo. Các phẫu thuật mổ lệch dạ múi khế ở bò sữa, mổ đẻ lấy thai và gọt móng được áp dụng trong chăn nuôi đại gia súc.

Trong ngành cơng nghiệp Thú cưng, vai trị của vật ni với chủ nuôi ngày càng quan trọng, những yêu cầu trong Phẫu thuật NGOẠI KHOA GIA SÚC cũng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Cùng với các ca bệnh triệt sản và mổ đẻ thông thường, những phẫu thuật phức tạp về lồng ngực, ổ bụng, răng hàm mặt, hộp sọ, xương, khớp và dây chằng đã được thực hiện thường xuyên.

Mục tiêu:

49

+ Trình bày các trường hợp ứng dụng phẫu thuật trong NGOẠI KHOA

GIA SÚC.

+ Phân tích điều kiện cần thiết khi sử dụng.

- Kỹ năng:

Biễu diễn các trường hợp liên quan đến NGOẠI KHOA GIA SÚC.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn trọng, tỉ mỉ trong công

việc.

1. Sa trực tràng- âm đạo

So với những vật ni khác thì Heo là vật ni dễ bị bệnh sa trực tràng nhất. Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi từ heo 1-2 ngày tuổi cho đến heo nái đẻ thuần. Nguyên nhân cơ bản của bệnh là do sự gia tăng áp lực ổ bụng cũng như tăng co bóp bất thường ở trực tràng, kết hợp với điều kiện sinh lý heo khơng bình thường (các cơ, dây chằng tại xoang chậu bị yếu). Có cả sự khác nhau về giống, giới tính trong việc hình thành căn bệnh này.

1.1. Nguyên nhân

+ Hội chứng tiêu chảy.

+ Táo bón: nái trước khi sinh. + Đẻ: nái lứa đầu.

+ Thiếu nước.

+ Thuốc: kháng sinh liều cao. + Chất độc.

1.2. Khắc phục

- Nếu phần trực tràng bị sa còn nhỏ, chưa bị xây sát, viêm nhiễm → xách ngược hai chân sau lên, rửa sạch (muối lỗng) phần bị sa rồi nhét vào vị trí. Dùng đường may túi may lại.

- Nếu phần trực tràng sa ra bị rách hoặc hoại tử niêm mạc → phẫu thuật. Trong trường hợp một phần trực tràng thốt ra ngồi bị hư hỏng ta cần cắt bỏ phần đó rồi mới đưa vào trong. Cách tốt nhất là ta nên sử dụng ống thông để cố định (ống có đường kính 2.5cm với heo thịt và 3,5 - 4cm với heo nái) khâu cố định phần bị sa vào ống. Ống này giúp cho việc cố định lại phần bị sa ra ngoài trở lại trạng thái bình thường. Điều này làm giảm lượng máu tới vùng bị sa để nó nhanh trở lại trạng thái bình thường và ống thường được tháo bỏ sau 7 ngày, tùy trường hợp mà ta có thể tháo bỏ sau 3 - 4 ngày. Có thể sử dụng những vật liệu có sẵn như ống dây điện, ống nước, dây cao su . . .

50

2. Heo con khơng có hậu mơn

Heo khơng có hậu mơn nhưng có trực tràng nằm sát phần da.

2.1. Nguyên nhân

Để chẩn đoán được trường hợp này chúng ta nắm heo con theo tư thế đầu đưa lên trên, mông và đuôi hướng xuống đất. Do phân được tích tụ lại nhiều ngày trong trực tràng nên khi chúng ta cầm heo theo tư thế vừa nêu, phân sẽ dồn xuống dưới và làm căng vùng da dưới đi (ở vị trí của hậu mơn bị bít). Lấy bút khoanh trịn để làm dấu phần da nhơ ra, cắt lông quanh vùng dưới đuôi, sát trùng và dùng thuốc tê lidocaine 2% để gây tê quanh vết mổ.

2.2. Khắc phục

Thực hiện một đường mổ hình trịn ngay bên dưới đi ở chỗ da đã làm dấu, tách bỏ lớp da ra, sau đó tách mơ liên kết để tìm phần cuối của trực tràng, dùng nhíp để kéo trực tràng ra ngồi, mổ phần cuối trực tràng để phân chảy ra. Lúc này phân sẽ theo vết mổ trên trực tràng và thốt ra ngồi.

Đợi cho đến khi phân ra gần hết, lau sạch vết mổ da và bắt đầu may lại. Dùng chỉ không tiêu và kim cong mũi tam giác may đường may gián đoạn đơn giản vòng quanh phần hậu môn vừa tạo ra, may gom chung với trực tràng. Do vết mổ hình trịn nên da hậu mơn sẽ khơng bị bít lại.

Một phần của tài liệu Giáo trình Ngoại khoa gia súc (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)