Chỉ phẫu thuật

Một phần của tài liệu Giáo trình Ngoại khoa gia súc (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 25)

2.1. Đại cương

Chỉ phẫu thuật là những loại dây dùng để may các mơ dính lại với nhau hay để cột các mạch máu. Ngày nay có rất nhiều loại chỉ để may, mỗi loại chỉ được ứng dụng ở một trường hợp riêng biệt. Chỉ phẫu thuật hiện đại đòi hỏi những phẩm chất sau đây:

Đề kháng đối với nhiễm trùng. Giảm phản ứng mô tối thiểu. Mềm mại dễ cột, nút buộc an toàn.

Mịn nhưng chắc chắn, không cứa rách mô, không to quá làm cộm chổ may, không gây ra vết sẹo lớn.

Duy trì độ bền lâu. - Dễ sử dụng.

Tất cả các loại chỉ đều là vật lạ của cơ thể, do đó việc lựa chỉ nên chọn loại chỉ có đường kính nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo độ bền chắc. Hiện nay chỉ được chia

16

làm 2 loại: chỉ tan và chỉ không tan. Trong mỗi loại được chia ra: chỉ thiên nhiên, chỉ tổng hợp, đơn sợi hay đa sợi.

Winkle và Hasting đã tính sức căng của mơ như sau: - Cân = 8,3 pounds

- Cơ = 2,8 pounds

- Phúc mạc = 1,9 pounds

- Mỡ = 0,44 pounds

Bảng 3.1: Sức bền của chỉ ( tính bằng pounds ) ( theo Ethicon, 1991 )

Cỡ Chỉ

Chỉ tan Chỉ không tan

Gut (Tự nhiên ) Vicryl(Tổng hợp ) Silk (Tự nhiên ) Prolene (Tổng hợp )

1 11,1 14,8 8,8 11,0

0 8,4 10,8 6,8 7,8

00 5,7 7,9 5,0 5,7

000 3,9 5,0 3,1 3,8

Chúng ta thấy rằng cùng một cỡ chỉ thì loại chỉ tổng hợp có độ bền cao hơn.

2.2. Chỉ tan

Là loại chỉ tồn tại trong cơ thể một thời gian rồi sau đó tan rã dần. Tùy theo cách điều chế mà chỉ có thể tồn tại lâu hay mau. Theo Sanz và cộng tác viên cho rằng tất cả chỉ may đều tạo phản ứng viêm 5 ngày đầu, nhưng mức độ phản ứng sẽ tùy thuộc vào từng loại chỉ.

Loại chỉ tan tổng hợp được hấp thu qua quá trình thủy phân do đó ít gây phản ứng viêm.

Loại chỉ tan thiên nhiên được hấp thu bằng quá trình thực bào nên gây phản ứng viêm nhiều hơn và độ bền sẽ mất rất đáng kể khi có nhiễm trùng xảy ra.

Loại chỉ đa sợi ( Braided ): Đặc tính sử dụng tốt hơn loại đơn sợi, dễ buộc và nơ an tồn. Nhưng dễ nhiễm trùng và nhiễm trùng mãn tính do vi trùng khu trú trong những sợi bện không bị thực bào, cho nên không dùng khi thú bị nhiễm trùng.

17 nhiễm trùng.

Loại đơn sợi ( Monofilament ): Dễ bị hư, đứt, nơ cột bị giãn, dễ mất độ bền.

Tốc độ hấp thu chỉ không tùy thuộc vào sự giảm độ bền và thay đổi tùy loại chỉ.

Chỉ tan thiên nhiên.

- Tuần thứ 1: Mất lực bền từ 35 – 70%. - Tuần thứ 2: Mất lực bền từ 60 – 90%. - Tuần thứ 4: Mất lực bền gần hoàn toàn. Chỉ tan tổng hợp.

- Tuần thứ1: Mất lực bền khoảng 10%. - Tuần thứ 2: Mất lực bền khoảng 35 – 40%. - Tuần thứ 5: Mất lực bền gần hoàn toàn.

Riêng loại PDS giữ độ bền chắc lâu nhất: 50% ở tuần thứ 6.

Hiện nay loại chỉ tan tổng hợp do có nhiều ưu điểm hơn nên đã thay thế dần chỉ Catgut.

2.3. Chỉ không tan

2.3.1. Chỉ không tan thiên nhiên Chỉ tơ (silk): Chỉ tơ (silk):

Dễ sử dụng, cột nơ an toàn, bị hấp thu sau khoảng 2 năm.

Khuyết điểm dễ gây phản ứng viêm nhiễm trùng. Do đó khơng được dùng trong những trường hợp có nhiễm trùng.

Nó thường dùng may bộ máy tiêu hóa, mạch máu, dây thần kinh và da. Chỉ tơ dễ gây tụ huyết xung quanh sợi chỉ, dễ cứa đứt mô nếu cột chặt quá và đắt tiền.

Chỉ cotton:

Làm bằng sợi bông vải dùng để may các vết thương sạch sẽ, cân mạc, dây thần kinh, mạch máu và da.

Chỉ cotton ít gây phản ứng mơ khơng chắc bằng chỉ tơ. Khi ướt hoặc thấm máu dễ dính vào găng tay gây nhiễm trùng. 60 – 70% sức bền mất trong 1 năm.

18

Chỉ kim loại:

Được làm bằng bạc, nhơm, thiếc, đồng, thép. Ngày nay cịn sản xuất chỉ kim loại bằng những hợp kim như Tnatalum, Vitellum.

Chỉ kim loại có khả năng chịu đựng rất cao nên có thể dùng cỡ rất nhỏ. Khơng gây phản ứng mô. Nên áp dụng cho đường may liên tục. Tránh rách mô, thủng bao tay, cắt bằng kềm đặc biệt. Sau khi cắt xong đuôi gút phải được bẻ cong để khơng gây xót mơ.

2.3.2. Chỉ không tan tổng hợp Chỉ nylon: Chỉ nylon:

- Chắc, dẻo hơn chỉ tơ, độ bền cao.

- Khơng gây xót mơ, khơng gây phản ứng viêm. - Khơng thấm nước.

- Tương đối trơn láng nên dễ cắt chỉ sau khi vết thương đã lành. - Chỉ này khó làm nút vì trơn.

- Được áp dụng may da và may các đường may giữ chặt. - Hấp thu 15 – 20 % mỗi năm.

Polypropylene:

- Đặc tính giống nylon. - Phản ứng mô tối thiểu. - Độ bền cao tuyệt đối.

- Đơn sợi hồn tồn khơng bị hấp thu.

Polyester:

- Bền nhất, vĩnh viễn không hấp thu. - Phản ứng mô tối thiểu.

- Sợi bọc ít nhiễm trùng hơn sợi bện nhưng dễ tuột, nên cột 5 nơ.

Polybutester:

- Rất bền, không độc.

- Không gây phản ứng kháng nguyên, không gây độc. - Có đặc tính co giản nhẹ.

19 Loại mơ.

Loại gia súc.

Có nhiễm trùng hay khơng nhiễm trùng. Đặc tính dễ sử dụng.

Buộc nơ an tồn.

Thói quen của phẩu thuật viên và khuynh hướng đào tạo. Giá thành.

3. Thực hành

3.1. Chuẩn bị dụng cụ và mẫu vật

Bộ dụng cụ giải phẫu, kim may, chỉ may.

3.2. Phương pháp tiến hành

Giáo viên hướng dẫn cho sinh viên phân loại kim may và chỉ may. Cách sử dụng kim may và chỉ may.

3.3. Nội dung thực hành

Phân loại kim may và chỉ may

Kim may (mũi tròn, tam giỏc, cong ẵ, cong ắ ).

Chỉ may: chỉ tiêu (thiên nhiên, tổng hợp), chỉ không tiêu (thiên nhiên, tổng hợp).

Sử dụng kim may và chỉ may: may trên vết thương mơ hình bằng các loại

chỉ may tương ứng cho từng vết mổ.

3.4. Tổng kết nhận xét và đánh giá

Đánh giá kết quả thực hành dựa vào việc kiểm tra lại kiến thức sinh viên ghi nhận trong buổi thực hành.

Ghi chép đầy đủ, chính xác những thơng tin cần thiết. Sinh viên tham gia đầy đủ.

Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. Viết bài phúc trình.

CÂU HỎI ƠN TẬP

1. Tính chất kim may và các loại kim may?

20

BÀI 4

CÁC ĐƯỜNG MAY CĂN BẢN THƯỜNG DÙNG MĐ24-04

Giới thiệu:

May vết thương là một công việc cực kỳ quan trọng và cần độ chính xác, an tồn cao để đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi. Trong khi may tùy thuộc vào vị trí và tình trạng vết thương thì sẽ có các đường may vết thương cơ bản khác nhau cần phải nắm rõ và thành thạo để đạt hiệu quả và an toàn cao nhất.

Mục tiêu:

- Kiến thức:

+Trình bày các đường may căn bản thường dùng trong NGOẠI KHOA GIA SÚC.

+Hiểu được tầm quan trọng của việc cột và may trong phẫu thuật NGOẠI KHOA GIA SÚC.

- Kỹ năng:

+Lựa chon đúng đường may và đúng vị trí để đạt hiệu quả nhất định. +Thao tác sạch, đẹp để có sự lành sẹo đạt yêu cầu.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn trọng, tỉ mỉ trong cơng

việc.

1. Cách cột nút và cột mạch máu 1. 1. Mục đích

Mục đích của việc cột nút và cột mạch máu là để đóng kín mạch máu và miệng vết thương bị hở rộng không thể tự hồi phục. Mối cột giúp máu không chảy, mũi khâu giúp vết thương sát lại với nhau, thúc đẩy quá trình liền da hoặc lành vết thương nhanh hơn, đồng thời ngăn chặn sự nhiễm trùng và các biến chứng khác do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

1.2. Yêu cầu

1.2.1. Nguyên tắc cột nút

Để kết thúc một đừng may hoặc cột mạch máu thì ta phải buộc nút. Có một số nguyên tắc phải được tuân thủ khi cột nút:

- Nút phải đơn giản nhưng chắc chắn, không dễ bị sút ra.

- Trong lúc cột nút phải tránh sự cọ xát giữa các sợi chỉ vì thế chỉ sẽ bị trầy trụa và giảm sức bền, dễ đứt. Không nên dùng kềm để kẹp trên đoạn chỉ sẽ được giữ lại trong mơ vì chúng có hậu quả như trên.

- Nút phải nhỏ để giảm tối đa các phản ứng mô, các đuôi nút được cắt ngắn vừa phải.

21

- Khi thực hiện may da nút cột không được q chặt làm mơ bị bóp nghẽn. Sau khi cột một vòng đầu phải giữ thế nào cho vòng ấy khỏi bung ra để ta cột vịng thứ hai.

- Khơng nên cột nhiều nút cột hơn sự cần thiết vì số lượng khơng có ảnh hưởng đến sự an tồn.

- Để thực hiện điều này, sau khi thực hiện vòng nút đầu tiên ta kéo nút cột lên giúp ngăn việc cột quá chặt nhờ vào sự chà xát và để lại khoảng hở cho sự sưng lên của vết thương sau khi mổ.

- Nút cột nên được đặt ở một bên vết mổ chứ không được đặt bên trên. - Khi may da đầu chỉ được chừa dài vừa đủ khi cắt để dễ dàng cho việc cắt chỉ sau này.

- Nút cột chặt gây nên:

Ngăn cản sự lưu thông mạch máu và hoại tử mô. Làm chậm lành vết thương.

Gây đau và tự chấn thương.

Tất cả những điều này có thể dẩn đến vết thương bị hở ra, nhiễm trùng và làm gia tăng sẹo.

1.2.2. Cách cột nút bằng tay - Làm nút một tay.

Để phần ngắn của sợi chỉ nằm bên phải vết mổ. Dùng ngón tay trỏ và ngón cái để giữ mối chỉ ngắn và dùng ngón áp út đỡ nó ra.

Phần dài của sợi chỉ cho nằm trên đoạn chỉ ngắn và dùng tay phải để giữ đoạn chỉ này.

Ngón giữa tay trái móc nối của đoạn chỉ ngắn và ngón áp út giữ cho vịng chỉ mở rộng ra.

Trong khi đó ngón giữa và ngón áp út tay trái kẹp phần ngắn mối chỉ, đồng thời ngón trỏ và ngón cái bng phần ngắn ra vì phần này sẽ chui qua vòng.

Cột một mối thông thường bằng cách kéo hai đầu chỉ ra.

Tiếp theo dùng ngón giữa và ngón cái của tay trái để giữ phần ngắn. Phần dài sợi chỉ nắm ở tay phải và cho sợi nằm ở đầu ngón trỏ.

Dùng ngón trỏ của tay phải đưa cho phần chỉ dài nằm trên phần chỉ ngắn và ngón trỏ của tay trái móc phần dài xuống dưới phần ngắn. Ngón giữa và ngón cái

22

tay trái giữ phần chỉ ngắn và ngón trỏ sẽ móc đoạn chỉ ngắn qua vịng. Thắt nút lại bằng cách tréo tay, tay phải nằm trên tay trái.

- Làm nút hai tay.

Giữ phần dài sợi chỉ nằm trong lịng bàn tay trái, phần ngắn kẹp giữa ngón cái và ngón trỏ tay trái. Ngón cái tay trái đè lên phần ngắn tạo nên một vòng tròn.

Để cái vòng nằm dưới phần dài và phần dài đặt trên ngón cái tay trái.

Ngón cái tay trái chỉ để mở vịng trong khi tay phải mang phần ngắn lên trên vòng, phần ngắn này được cố định bằng ngón trỏ trái.

Kéo phần ngắn qua vịng bằng ngón trỏ trái và giữ bởi ngón trỏ và ngón cái. Giữ phần ngắn bằng tay phải, sau đó chéo tay phải qua trái và tay trái qua phải để cột vòng đầu tiên.

Tiếp theo tay phải nắm phần ngắn cho đè lên phần dài. Giữ cho vịng dây mở ra bằng ngón cái và ngón trỏ trái.

Chuyển phần ngắn sang ngón cái và ngón trỏ trái, rồi đưa phần ngắn từ dưới chui xuyên qua vòng dây.

Kéo phần ngắn qua bên phải và hoàn tất một nút cột.

1.2.3. Cách cột nút bằng dụng cụ

Dùng tay trái giữ kim và sợi chỉ dài và hơi nâng cao lên. Để kẹp cầm kim đè lên sợi chỉ. Làm một vòng chỉ bằng cách quay đầu kẹp và dùng kẹp để kẹp đầu chỉ ngắn. Thắt chặt nút bằng cách kéo hai đầu chỉ theo hướng ngược với ban đầu. Nâng phần dài của sợi chỉ lên và đè kẹp lên trên nút. Tiếp tục làm thêm một vòng nữa như lúc đầu, mở miệng kẹp ra để gắp đầu chỉ ngắn và kéo hai đầu sợi chỉ để thắt nút.

1.2.4. Cách kết thúc đường may

Đối với những đường may gián đoạn, sau khi may mối nào thì buộc mối đó theo cách cột nút như đã mơ tả ở phần trên. Nhưng đối với đường may liên tục, việc kết thúc đường may tương đối phức tạp hơn.

- Kết thúc đường may liên tục trong trường hợp may chỉ đơn.

Nguyên tắc chung để kết thúc một đường may liên tục là sau khi đã may đến mũi cuối cùng. Để kết thúc thì người ta đâm mũi kim theo chiều ngược lại với hướng ban đầu, đừng kéo chỉ qua hết mà chừa lại một đoạn, sau đó dùng đoạn chỉ ngắn cịn lại để buộc với đoạn chỉ dài có kim.

23

Cách 1: sau khi may đến mũi cuối cùng, mối chỉ cuối cùng để lỏng, dùng kéo cắt đứt sợi chỉ làm thành một sợi ngắn và một sợi dài. Đưa kẹp cầm kim qua mối chỉ cuối cùng đang để lỏng và gắp sợi chỉ ngắn qua. Rút hặt mối chỉ cuối cùng lại và dùng sợi chỉ ngắn để buộc với sợi chỉ dài.

Cách 2: khi đến mũi may cuối cùng, người ta cắt đứt sợi chỉ ra làm thành một sợi chỉ ngắn và một sợi chỉ dài có kim. Dùng sợi chỉ dài may tiếp một mối nữa rồi lấy đoạn chỉ ngắn để buộc với đoạn chỉ dài.

1.2.5. Cột mạch máu

Mục đích của cột mạch máu là để cầm máu, ngăn ngừa sự xuất huyết. Phải chọn loại chỉ phù hợp, mạch nhỏ thì chọn cỡ chỉ nhỏ. Có thể dùng chỉ tiêu hoặc chỉ khơng tiêu. Nếu vị trí của mạch máu có áp suất cao, đề phịng nút cột bị tuột ra, người ta áp dụng cách cột như sau: sau khi đã cột xong, ta phải may một mối vào đầu ngoài mạch máu và cột thêm một nút khác để cố định sợi chỉ.

2. Các đường may căn bản thường dùng 2. 1. Mục đích

May được các đường may căn bản thường dùng trong phẫu thuật và lựa chọn đường may đúng mục đích.

2.2. Yêu cầu

Sự lành sẹo của vết thương không chỉ tùy thuộc vào phương pháp vô trùng và sát trùng, kỹ thuật mổ xẻ, tình trạng sức khỏe của thú....mà cịn tùy thuộc vào kỹ thuật may vết thương nữa. Do vậy cần phải chính xác, tỉ mỉ trong từng thao tác.

2.2.1. Ngun tắc may các mơ

Có rất nhiều kỹ thuật may, mỗi kỹ thuật thay đổi tùy loại mơ, tùy vị trí vết thương và sở thích cá nhân của người giải phẫu. Tuy nhiên có những nguyên tắc chung mà ta phải thực hiện để giúp mơ chóng lành:

-Tránh đừng để đường may quá chật, mà chỉ may cho hai mép vết thương vừa sát vào nhau. Nút cột để nằm về một phía, khơng nên để ở chính giữa hai mép vết thương.

.- Đừng để cho một mối chỉ nào cột quá nhiều mơ, chỉ nên may ít mơ trong một đường may.

- Phải triệt để cầm máu. - Kéo chỉ rất nhẹ qua mô.

- Phải cẩn thận khi may các đường may liên tục vì nếu đứt chỉ hay sứt chỉ thì cả đường may bị tháo ra.

24

- Không để các chỗ trống trong mô bằng cách may thêm các đường may phụ hoặc sử dụng ống dẫn lưu.

2.2.2. Các đường may

2.2.2.1. Đường may gián đoạn

Là đường may được thực hiện bằng cách đâm kim xuyên một bên mép vết thương sau đó tiếp tục đâm kim qua mép vết thương phía bên kia và kết thúc bằng nút cột.

Ưu điểm:

- Tạo ra sức căng chính xác ở mỗi điểm may dọc theo vết thương.

- Nếu đứt chỉ ở một nút cột vẫn không làm cho vết thương bị bung ra.

Một phần của tài liệu Giáo trình Ngoại khoa gia súc (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 25)