Sự sinh trưởng và phát dục của gia súc

Một phần của tài liệu Giáo trình Giống và kỹ thuật truyền giống (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 40 - 43)

2. Các chỉ tiêu đánh giá chọn lọc gia súc

2.2. Sự sinh trưởng và phát dục của gia súc

2.2.1. Dựa vào thể chất

Sinh trưởng là sự phát triển về thể chất, đây đặc tính thích nghi của tồn bộ cơ thể gia súc trong những điều kiện sống, di truyền và phát triển nhất định có liên quan đến sức sản xuất của thú. Thể chất biểu hiện cường độ trao đổi chất bên trong cơ thể thú.

33

Có nhiều khuynh hướng phân loại thể chất

* Theo Culêsốp: Phân loại thể chất dựa trên sự phát triển của xương và cơ - Theo xương: Tùy theo bộ xương phát triển nhiều hay ít; khối lượng, cấu tạo bộ xương có rắn chắc hay khơng. Chia làm 2 nhóm :

+ Thanh : xương nhỏ, chất lượng cao, rắn và nặng. + Thô : xương lớn, cấu trúc bên trong nhẹ.

- Theo cơ :

+ Nhóm săn : cơ khơng lớn, cấu trúc rắn chắc, mơ liên kết dưới da ít phát triển.

+ Nhóm sổi : cơ lớn, cấu trúc khơng rắn chắc, mô liên kết phát triển.

Trong thực tế, ta ít gặp gia súc chỉ thuộc về một loại thể chất mà thường ở dạng phối hợp. Do đó, có 4 nhóm thể chất:

+ Thanh săn: cơ thể nhỏ, rắn chắc, thịt ít phát triển nhưng tốt. Cơ thể không quá béo cũng khơng q mãnh khảnh. Ngựa cưởi, bị sữa cao sản, gà đẻ tốt.

+ Thanh sổi : Thú có xương nhỏ, rắn chắc, thịt nở nang, da mỏng, mở dày. Loại thể chất này thường gặp ở gia súc cho thịt.

+ Thô săn: Gặp ở gia súc làm việc nặng. Thú có xương nở nang, thịt ít nhưng rắn chắc. Thân hình vạm vở, thơ kệch cơ gân nổi rõ, lông thô, lớp mở dưới da mỏng.

+ Thô sổi: Gia súc to con, xương lớn, da dầy thịt nhão. Loại thể chất này không tốt cho tất cả loại gia súc : làm việc không tốt, cho thịt không nhiều.. .

* Phân chia theo chức năng sinh lý: hơ hấp - tiêu hóa

+ Hơ hấp: Vịng ngực phát triển nhiều, vịng bụng ít phát triển. Ngực dài, sâu, hai bên hơi dẹp. Khoảng cách giữa các xương sườn hẹp. Chổ tiếp giáp xương sườn-xương sống làm thành một góc nhọn. Lồng ngực phía trước hẹp, phình rộng về phía sau, cổ và mũi dài. Đây là loại hình của ngựa chạy nhanh, bị sữa cao sản. + Tiêu hóa: Lồng ngực ngắn, tròn, rộng. Chổ tiếp giáp xương sườn, xương sống làm thành một góc rộng. Phần trước của thân hình và phần sauđều rộng nên cơ thể có hình khối chữ nhật. Cổ ngắn ít phát triển. Cường độ trao đổi chất chậm, thú ít hoạt động. Đây là loại thể chất của thú cho thịt.

* Theo Paplov: thể chất được phân chia theo sự hoạt động của hệ thần kinh.

Sự hoạt động của hệ thần kinh được đánh giá trên 3 đặc điểm:

34

+ Sự cân bằng của các q trình hưng phấn-ức chế : có hay khơng ?

+ Tốc độ biến chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác nhanh hay chậm Dựa vào 3 đặc điểm trên, có 4 loại thể chất:

+ Loại linh hoạt: thần kinh mạnh, cân bằng, nahnh nhẹn. Thú thuộc loại hình thần kinh này thì hưng phấn và ức chế đều mạnh, cân đối, thay thế nhau một cách mau lẹ: chó săn, ngựa chạy nhanh.

+ Loại bình thản : hưng phấn và ức chế đều mạnh, cân đối nhưng thay thế nhau chậm. Thú thuộc loại hình này ít đánh nhau nhưng khi đánh nhau thì đánh nhau chí tử: bị sữa, gà đẻ.

+ Loại yếu đuối, nhu nhược, đần độn: hưng phấn và ức chế đều yếu nhưng ức chế lấn áp hưng phấn.

+ Loại hung hăng nóng nảy: yếu, khơng cân bằng và nhanh. Hưng phấn át ức chế. Thú dễ bị kích thích bởi các yếu tố ngoại lai. Thú thuộc loại thần kinh này có các phản xạ dễ rối loạn, thương có những phản ứng bất ngờ mà nhà chăn nuôi không lường trước được.

Những cách phân chia trên đều chưa tồn vẹn vì chỉ xuất phát từ một góc độ nào đó: ngoại hình hoặc đặc điểm sinh lý của cơ thể. Cách phân loại của Paplov khó áp dụng vì những biểu hiện của hệ thần kinh của thú bị hạn chế. Ít khi gặp một loại hình thần kinh lý tưởng, thường ở dạng trung gian, vả lại thú sống gần gũi với con người nên con người có thể rèn luyện, điều khiển để thay đổi loại hình thể chất.

Cách phân chia của Culêsốp được áp dụng nhiều hơn vì cách này dựa vào hướng sản xuất của thú, có những bước tổng hợp các yếu tố hình thái, đặc tính sinh lý.. . của thú. Tuy vậy trong thực tế, có những thú có những hướng sản xuất nhất định lại khơng đúng theo sự phân loại do chưa chú trọng khâu tuyển chọn giống hoặc chỉ chú ý khả năng kiệm dụng của thú.

2.2.2. Dựa vào thể trạng

Thể trạng là trạng thái trong một giai đoạn của thú. Trạng thái này cũng liên quan đến sức khỏe, mức độ mập ốm, hình dáng bên ngồi phù hợp với mục đích và hướng sản xuất đề ra. So sánh với thể chất phản ánh lâu dài trong khi thể trạng chỉ phản ánh trạng thái của thú trong một thời gian tạm thời ngắn ngủi. Thể trạng chịu ảnh hưởng chủ yếu do ni dưỡng, chăm sóc.

Các thể trạng thường gặp là vổ béo, đói ốm, làm việc, huấn luyện, phối giống, triển lãm.

35

+ Thể trạng vổ béo: thể trạng nuôi trong giai đoạn chuẩn bị giết thịt. Độ mập béo tùy mục đích sản xuất thú nhiều thịt hay nhiều mở. Thể trạng vổ béo tốt nhất là mập nhiều nạc; kế đó là mập nhiều mở. Hai thể trạng này không nên thấy ở thú giống.

+ Thể trạng ốm đói: gặp lúc thú bị thiếu thức ăn hay bị bệnh.

+ Thể trạng làm việc: lúc thú được dùng sản xuất việc làm. Thể trạng của thú làm việc tốt : mập vừa phải, cơ thể rắn chắc, đi đứng mạnh dạn, hiếu động, mắt tinh nhanh, đầu khô, thô.

+ Thể trạng huấn luyện: gặp ở ngựa cưởi, ngựa đua; có thể trạng gần giống như thể trạng làm việc nhưng mức độ nở nang ít hơn do thú làm việc nhẹ hơn, vâng lời tốt.

+ Thể trạng phối giống: Thể trạng của thú đã trưởng thành sinh dục và đang

sử dụng phối giống. Thú không mập, không ốm biểu lộ sức khỏe tốt, dáng nhanh nhẹn. Trong nuôi dưỡng thú giống ta cần lưu ý để cho thú giống luôn luôn ở trong giai đoạn này.

+ Thể trạng triển lãm: thú phải đạt thể trạng tốt nhất yêu cầu của nó trong

thể trạng vổ béo, huấn luyện, phối giống. Ngoài ra thú phải biết vâng lời người. Thú đem triển lãm có bề ngồi tốt nhất. Thú đem triển lãm được hớt lơng 20 ngày để sau đó lơng ra đều tốt. Trước khi đem triển lãm 24 giờ, thú được tắm rửa, chảy, uốn lông, dũa, đánh giấy nhám sừng, hớt móng.. .

2.2.3. Sinh trưởng

Giám định sinh trưởng là đánh giá sự phát triển của thú về mặt trọng lượng và các chiều đo ở các mức độ thời gian. Ta dùng phương pháp cân và đo các chiều. Ở mỗi nhóm thú, ta tập trung chú ý các chiều đo ích lợi nhất.

Ở mỗi nhóm giống, người ta có một bảng khuyên điểm lập sẳn để đánh giá, xếp cấp thú. Bảng này được xây dựng dựa trên các cuộc điều tra cơ bản trong nhân dân hoặc ni thí nghiệm thú trong những điều kiện ngoại cảnh nhất định, lấy trung bình làm chuẩn để phê xét. Do đó phương pháp này có hạn chế vì lấy điều kiện thí nghiệm làm chuẩn để phê xét trong lúc thú được phê xét khơng có được đièu kiện ngoại cảnh đó.

Về trọng lượng, việc cân từng con thú sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn kém, đơi khi khơng thể cân được. Người ta có thể đo các chiều trên cơ thể thú từ đó ước lượng trọng lượng của nó nhờ các cơng thức.

Một phần của tài liệu Giáo trình Giống và kỹ thuật truyền giống (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)