Đánh giá sức sản xuất của gia súc

Một phần của tài liệu Giáo trình Giống và kỹ thuật truyền giống (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 44 - 50)

3. Sức sản xuất của gia súc

3.2. Đánh giá sức sản xuất của gia súc

3.2.1. Sự sinh sản

Để đánh giá khả năng sinh sản của thú, ta dựa vào các chỉ tiêu:

+ Tỉ lệ thụ thai hay tỉ lệ trứng có phơi :

Tổng số gia súc cái thụ thai trong năm

Tỉ lệ thụ thai (%) = --------------------------------------------------------- x 100

Tổng số gia súc cái được phối giống trong năm

Tổng số trứng có phơi rọi ngày thứ 5 hay 6

Tỉ lệ trứng có phơi (%)= -------------------------------------------------- x 100

Tổng số trứng đem ấp

+ Tỉ lệ sinh sản

Tổng số gia súc con đẻ ra trong năm

- Gia súc lớn (đơn thai) = -------------------------------------------------------

Tổng số gia súc cái sinh sản trong đàn

- Gia súc đa thai : Tổng số gia súc con đẻ ra trong các lứa Từng lứa ( Số con/lứa) = -----------------------------------------------------

Tổng số lứa đẻ trng giai đoạn

Tổng số lứa đẻ trong năm

+ Số lứa đẻ trong năm = -------------------------------------------

37

Tổng sô gia súc con đẻ ra trong năm. + Số con đẻ ra /nái/năm = -----------------------------------------------------

Tổng số gia súc cái

Tổng số trứng được đẻ ra (trong giai đoạn tính) + Gia cầm : Tỉ lệ đẻ trứng = ------------------------------------------------ ( trong một giai đoạn nào đó) T.số gà mái đẻ x Số ngày trong giai đoạn tính

+ Tỉ lệ ni sống

Tổng số gia súc con còn sống đến cai sữa .

- Gia súc = ------------------------------------------------------------- x 100 Tổng số gia súc con đẻ ra cịn sống để ni

Số gia cầm còn sống đến thời điểm khảo sát

- Gia cầm = -------------------------------------------------------------- x 100 Tổng số gia cầm con mới nở để nuôi.

Theo tiêu chuẩn giám định giống heo, khi đánh giá khả năng sinh sản ta dựa vào các chỉ tiêu sau:

- Nái kiểm định và cơ bản: 4 chỉ tiêu

Số con đẻ ra còn sống : số con còn sống sau khi heo mẹ đẻ ra con cuối cùng trong 24 giờ, không kể những con dưới 0,5kg (heo ngoại hay heo lai ) hoặc 0,2 kg (heo nội).

+ Khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi. + Khối lượng toàn ổ lúc 60 ngày tuổi.

+ Tuổi đẻ lứa đầu (cho heo đẻ lúa 1) hay khoảng cách 2 lứa đẻ

- Heo đực đánh giá khả năng sinh sản trên 2 chỉ tiêu của 10 ổ đẻ của 10 heo nái từ cấp 2 trở lên do nó phối:

+ Số con đẻ ra còn sống của 1 ổ đẻ ( tính bình qn của 10 ổ) + Trọng lượng 1 con lúc sơ sinh.

3.2.2. Sức đẻ trứng của gia cầm

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trứng của gia cầm là: + Giống : Giống chuyên trứng cho năng suất trứng cao.

38

+ Tuổi đẻ : Ở gà, vịt thường trứng đẻ năm đầu cao nhất sau đó có thể giảm nhiều ( năm thứ 2 bằng 70% năm thứ nhất, năm thứ 3 bằng 50% ). Do đó thời gian ni gà đẻ ở các nước ôn đới là 48 tuần hoặc 1 năm đẻ. Gà đẻ tốt có chu kỳ đều và dài, thời gian nghỉ đẻ ngắn.

Ở ngỗng, trái lại mỗi năm mức đẻ lại tăng: năm 2 tăng 15-20% năm 3 tăng 30-40% so với năm đầu. Ngỗng có thể đẻ 18-20 năm.

Thức ăn

Đánh giá sức đẻ trứng của gia cầm dựa vào các chỉ tiêu sau:

Tổng số trứng được đẻ ra bình quân một ngày

+ Tỉ lệ đẻ trứng = ---------------------------------------------------------------- Tổng số gà mái đẻ có mặt bình quân

Tổng số trứng đẻ trong năm

hoặc tính trên số gà nhập chuồng : -----------------------------------------------

Tổng số gà mái có mặt đầu năm

+ Trọng lượng trứng

+ Phẩm chất trứng : dựa vào

. Hình dáng quả trứng: đều, khơng q dài, khơng q trịn Chỉ số hình thái = Rộng trứng/ Dài trứng

. Màu sắc: tùy theo thị hiếu người tiêu dùng . Độ dàu vỏ trứng

. Tỉ lệ giữa các phần vỏ, lòng trắng, lòng . Màu sắc lòng đỏ: càng đỏ càng tốt

. Độ đặc của lòng trắng (độ chắc của albumin) được đo bằng chỉ số Haught

Một số hệ số di truyền về sức sản xuất trứng của gia cầm Sản lượng trứng năm đầu 0.05-0.10

Tuổi đẻ đầu tiên 0.15-0.30

39

Màu săc vỏ trứng 0.30-0.60

3.2.3. Sức sản xuất sữa

Dưới tác động của các hormone, nhũ tuyến phát triển và hoạt động để sinh sữa và thải sữa. Ở thú hoang, thú mẹ không cho sữa nhiều chỉ đủ nuôi con, thời gian cho sữa ngắn. Trong khi thú nhà cao sản thời gian cho sữa có thể đến 15-16 tháng (nếu khơng sinh con nữa), sản lượng rất cao..

Sữa được tạo thành trong các nang nhũ tuyến từ các dưỡng chất của thức ăn của thú. Ở trâu khi tuyến này đầy sữa thì việc sản xuất sữa (sự sinh sữa ) bị ngừng lại vì vậy trâu cho sữa ít hơn bị.Để tăng sản lượng sữa ngay từ lúc thú cịn nhỏ phải thường xun xoa bóp bầu vú, đầu vú để kích thích nhũ tuyến phát triển. Ngay lúc thú có mang và lúc vắt sữa cũng thường xuyên xoa bóp vú.

Trong q trình sản xuất sữa, người ta phân biệt :

- Chu kỳ cho sữa : thời gian từ khi đẻ đến khi cạn sữa: 300 hay 305 ngày. - Thời gian khô sữa : sữa ngừng tạo thành, gia súc ngừng tiết sữa.

- Thời gian nghỉ đẻ: Từ lúc nghỉ vắt sữa đến khi đẻ lứa mới.(ở bò thường là 2 tháng).

- Thời gian thuần sữa : Thời gian từ lúc đẻ đến khi phối giống thụ thai lứa kế ( chỉ có nhu cầu sản xuất sữa mà khơng có nhu cầu dưỡng thai)

Ở những năm đầu, sản lượng sữa bò tăng dần lên : sản lượng lứa thứ nhất bằng 75-80% lứa thứ 3, lứa thứ 2 bằng 85-90% lứa thứ 3 .

Đánh giá sức sản xuất sữa, ta dựa vào các chỉ tiêu sau:

- Khối lượng sữa : Lượng sữa sản xuất trong một nhũ kỳ, thường được đánh giá ở lứa thứ 3.

- Phẫm chất sữa; bao gồm

. Tỉ lệ bơ (hay mở sữa). Tỉ lệ bơ thay đổi theo từng lồi, giống gia súc. Do

đó trong cách tính khối lượng sữa, người ta thường qui về sữa tiêu chuẩn có 4% bơ theo cơng thức sau :

STC = 0.4 S + 15 M với S là sản lượng sữa toàn kỳ và M là số lượng bơ trong kỳ ấy.

. Đạm trong sữa

40

. Hương vị của sữa. Hương vị của sữa có liên hệ đến bơ, các acid béo tan

trong sữa, những chất thơm trong cỏ. Thức ăn như cám cũ, bột cá, bánh dầu cũ, xấu có chất béo có mùi hơi có thể làm cho sữa có mùi hơi. Ở các xứ ơn đới, vào mùa hè và thu thú được cho ăn cỏ đồng, nhiều hương vị, sinh tố cho sữa thơm ngon. Đến mùa đông được cho ăn dưa cỏ, cỏ ủ .. . thú cho sữa có mùi hơi, chua giảm độ thơm ngon.

Hệ số di truyền của sản lượng sữa là 0,25-0,30; của tỉ lệ mở sữa, protein trong sữa là 0,50.

3.2.4. Sức sản xuất thịt

Thịt gia súc là loại thức ăn q, có nhiều chất bổ dường. Hiện nay trong các lồi thú ni, con người đã tạo ra được nhừng giống có khả năng sản xuất đặc biệt. Thú cho thịt tốt thường là thú lai.

Để đánh giá sức sản xuất thịt của thú, ta lưu ý các chỉ tiêu như sau : - Khối lượng hơi có liên quan đến độ thành thục của các giống thú.

- Khối lượng móc hàm. Ở heo khối lượng móc hàm là khối lượng quày thịt đã được cạo lông, cắt huyết, bỏ nội tạng. Tỉ lệ móc hàm ở heo là 75-85%.

Ở trâu bị ta tính khối lượng thịt xơ, là khối lượng thịt bỏ đầu, da, nội tạng và 4 chân. Tỉ lệ móc hàm ở bị thịt là 65-72%, bị sữa 40-55%; bị kiêm dụng 50- 65%.

Ở gà, khối lượng móc hàm là khối lượng quày thịt sau khi nhổ lông, bỏ đầu, cổ, chân và nội tạng.

- Khối lượng thịt xẻ : khối lượng quày thịt bỏ đầu và 4 khuỷu chân (heo). - Sức tăng trọng tuyệt đối, tương đối.

- Tiêu tốn thức ăn.

Để đánh giá phẩm chất quày thịt, ta căn cứ một số chỉ tiêu như : - Phẩm chất thân thịt:

Tỉ lệ giữa nạc-mở-xương-da so với khối lượng móc hàm. Tỉ lệ các phần thịt có giá trị

- Phẩm chất thịt : Đánh giá qua :

Màu sắc của thịt : Tùy theo lồi gia súc. Thí dụ thịt gà màu trắng, thịt bò màu đỏ, thịt heo màu hồng. Và tùy theo vị trí phần thịt trong cơ thể thú, nơi nào hoạt động nhiều sẽ sậm màu hơn.

41

Độ to, nhuyễn của sớ thịt. Sớ thịt nhuyễn ở thú non, những phần thân thịt ít hoạt động, sớ thịt to ở thú già, phần thân thịt làm việc nhiều.

Độ mềm. Liên hệ đến mức độ mập ốm của thú. Thú mập có nhiều mở dắt trong thịt nên thịt mềm, ngon; thú ốm thịt dai. Độ mềm còn liên hệ hàm lượng nước trong thịt.

Phẩm chất mở:

- Màu mở tùy lồi gia súc. Mở heo có màu trắng đục, mở bị có màu vàng. Nếu mở được cấu tạo từ chất béo trong thức ăn thực vật sẽ có màu hơi xám.

- Độ cứng, mềm của mở . Mở cứng được cấu tạo từ tinh bột, có chỉ số iod thấp, mở mềm cấu tạo từ chất béo của thức ăn có chỉ số iod cao nên dể hư.

Ngồi ra tình trạng bệnh lý cũng có ảnh hưởng đến phẩm chất mở. Mở heo bị bệnh leptospirsis , huỳnh đản có màu vàng...

Để có những giống gia súc có năng suất cho thịt cao, cần phải trải qua quá trình chọn lọc, áp dụng các biện pháp ni dưỡng thích hợp để phát huy hết năng lực di truyền. Các gia súc hiện nay có năng suất thịt cao, phẩm chất thịt tốt thường là con lai của các công thức lai kinh tế.

3.2.5. Sức làm việc của thú

Ở các xứ ôn đới, từ cuối thế kỹ XIX người ta đã thực hiện việc đo lường sức làm việc của gia súc, đã tạo được các giống ngựa là việc tốt và đã để lại nhiều tài liệu nghiên cứu về sức làm việc của ngựa ở vùng này. Phương pháp đo lường sức làm việc sau đó đã được nhiều nước áp dụng.

Để đánh giá sức làm việc của thú, người ta tính :

+ Lực kéo : là khả năng làm việc của thú để chuyển dịch các xe kéo, nông

cụ và và để vượt lực ma sát của các công cụ này khi chuyển dịch. Lực kéo được đo bằng lực kế được đặt giữa thú và dụng cụ. Lực kéo được biểu thị bằng kg lực.

+ Vận tốc : Nếu kéo cùng một trọng tải, trên quảng đường như nhau, thú nào

kéo nhanh hơn sẽ đạt hiệu suất cao hơn, thể hiện tình trạng sức khỏe tốt hơn. Để tính vận tốc kéo, ta cho thú chuyển dịch 1 trọng tải nhất định (800-1200kg) trên 1 khoảng đường qui định sẳn (6-12km).

+ Công suất : Khả năng làm việc của thú trong 1 đơn vị thời gian. Đơn vị

của công suất là mã lực (1CV = 75 kgm/sec).

Ở các nước ơn đới, ngựa có cơng suất bình thường là 0,6-0,7CV Khi chạy nhanh có thể lên đến 10 CV . Ở nước ta, đối với trâu bị, để tính năng suất làm

42

việc, ta tính số ha cày trong 1 năm. Ở nơi cày 2 vụ, trâu bò tốt cày 9-15 ha/năm; xấu 7 ha/năm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Giống và kỹ thuật truyền giống (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)