V. Sản xuất bột cá thực phẩm
5.3 Các phương pháp sản xuất bột cá thực phẩm của các nước trên thế giới
5.3.1 Phương pháp sản xuất bột cá thực phẩm của Canada
*Xử lý acid: Nguyên liệu cá băm nhỏ ngâm vào trong nước rồi cho acid HCl
để đạt pH = 5,5, nâng nhiệt 50 – 80oC và khuấy đều giữ ở nhiệt độ đó 15 phút, sau đó đem lọc. Dùng nước nóng rửa lại bã lọc khi nào dung dịch rửa khơng cịn màu thì bỏ nước rửa đi.
* Dùng izoprppanol để chiết dầu: Cho izoprppanol gấp 2 lần lượng nguyên liệu sau ép lọc chiết rút tuần hồn 15 phút, lọc nóng, giữ dung dịch lọc. Dùng phương pháp chưng cất để khử dung môi và đem sấy chân khơng, xay nghiền. Bột cá có màu trắng và khơng còn mùi cá.
* Thu hồi dung môi: Bằng phương pháp chưng cất thu hồi dung môi dùng lại và phần dịch lỏng đem phân ly tách dầu.
5.3.2 Phương pháp sản xuất bột cá thực phẩm của Nam Phi
Nguyên liệu
Xử lý acid loãng (acid acetic)
Rửa Ép ráo Chiết lipid Chiết lipid
Chưng đuổi dung môi
Dung môi
Sấy khô Nghiền sàng
Đặc điểm của bột cá thực phẩm này là dùng bột cá gia súc loại tốt để làm nguyên liệu chế biến.
Dùng etylic 96o và etyl acetat với tỷ lệ (90:10) tính theo %. Chiết rút 5 lần hoặc hơn cho tới khi dịch chiết khơng có màu thì ngưng. Thời gian chiết 20 phút cho mỗi lần, nhiệt độ chiết 83oC. Tỷ lệ hỗn hợp dung môi so với nguyên liệu bột cá là 26 : 1 (theo trọng lượng). Sau mỗi lần chiết rút phải dùng dung môi mới theo tỷ lệ 1 : 1 để rửa. Sau khi rút xong dùng khơng khí nóng hoặc sấy khơ chân không để làm khô và đẩy dung môi ra khỏi nguyên liệu.
Bột cá sản xuất theo phương pháp này có màu hơi nâu, khơng có mùi tanh và mùi lạ
5.3.3 Phương pháp sản xuất bột cá thực phẩm của Nhật Bản
Đem cá nguyên liệu thái nhỏ cho vào dụng cụ chứa có nắp kín rồi dùng cồn hoặc vài loại cồn hỗn hợp lại cho vào ngâm, thường xuyên khuấy đảo để cho protit đặc lại, thịt cá biến tính như vậy dùng máy ép ép dễ dàng.
Đem thịt cá nói trên tiến hành ép lần thứ nhất, ép cho phần lớn nước, cồn và dầu chảy ra. Đem bã ép này cho vào dụng cụ chứa có nắp đậy kín cho dung mơi (benzen, aceton, ete...) để rút mỡ dưới điều kiện thường. Sau đó tiến hành ép lần thứ hai. Để khử dung mơi cịn lại trong bã ép có thể áp dụng phương pháp chưng chân không dưới nhiệt độ thấp (hoặc thông N2 hay CO2 khô vào) để khử nước, cồn và mỡ trong đó.
Áp dụng phương pháp này việc khử nước, khử mỡ được triệt để nên bột cá có màu trắng, khơng có mùi tanh, có giá trị dinh dưỡng rất cao.
5.3.4 Phương pháp sản xuất bột cá thực phẩm của Pháp
Đem cá tươi xay nhỏ, dùng axeton hỗn hợp với tỷ lệ nhất định cho vào khuấy đều trong 45 phút ở 500C. Như vậy khử đi phần lớn nước nhưng phần chất béo vẩn cịn lại trong đó. Dùng phương pháp phân ly để khử axeton còn lại.
Đem phần bã khô dùng lượng cồn bằng 90% khối lượng nguyên liệu trộn và khuấy đều đun sôi trong 45 phút cho tới khi các tổ chức protein tập trung kết lại với nhau rồi tách dịch hòa tan dưới điều kiện chân không thu được bán thành phẩm.
Đem bán thành phẩm này cho lẫn vào cồn 90% (lượng dùng bằng ½ lần trước). Vừa khuấy vừa đun sôi 30 phút, tách dịch ra lấy phần bã đem sấy khơ,sản phẩm có hàm lượng nước rất thấp, trên thực tế khơng cịn mỡ nữa. Cuối cùng dùng phương pháp bay hơi để khử bỏ cồn và nước còn lại ta được bột.