1 .Tính cấp thiết của đề tài
6. Kết cấu đề tài
2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH INTERSPACE Việt
Việt Nam
2.2.1 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH INTERSPACE Việt Nam
2.2.1.1 Nhận dạng rủi ro
a, Những rủi ro thường gặp tại Công ty TNHH INTERSPACE Việt Nam
Kết quả điều tra các nhân viên trong Công ty TNHH INTERSPACE Việt Nam cho thấy, từ năm 2015-2017, công ty gặp phải một số rủi ro liên quan đến đối tác và khách hàng. Nhược điểm của công ty là việc khơng trực tiếp tham gia vào q trình mua và bán hàng mà chỉ đóng vai trị trung gian kết nối các nhà cung cấp và đối tác với nhau. Chính vì vậy, dễ dàng xảy ra tình trạng sau khi kết nối được với nhau thì các nhà cung cấp và đối tác tự thỏa thuận với nhau về giá trên nền tảng khơng có sự góp mặt của cơng ty để giảm thiểu phần trăm hoa hồng phải trả cho công ty. Ngồi ra, cịn rất nhiều những rủi ro mà Công ty TNHH INTERSPACE Việt Nam có thể gặp phải trong hoạt động kinh doanh của mình.
Dựa vào phiếu điều tra ở Phụ lục 01, kết hợp với bài phỏng vấn ở phần phụ lục 02 và 03 cùng với những dữ liệu thứ cấp về công tác quản trị rủi ro của công ty, em đã nhận dạng được một số rủi ro chính, em tiếp tục tiến hành điều tra mức độ xảy ra và khả năng tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên câu hỏi: Ông (Bà) hãy đánh giá mức độ xảy ra và khả năng tác động của các rủi ro đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên thang điểm từ 1-5. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2: Kết quả điều tra về mức độ xảy ra và khả năng tác động của các rủi ro đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Số phiếu: 30 phiếu
Điểm mức độ xảy
ra
Rủi ro chiến lược Rủi ro thị
trường Rủi ro hệ thống Rủi ro nhân sự
Rủi ro thơng
tin Rủi ro tài chính
Rủi ro thương
hiệu Rủi ro đối tác Rủi ro văn hóa
Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 5 0 0 5 16,67 23 76,67 7 23,33 1 3,33 0 0 2 6,67 5 16,67 0 0 4 2 6,67 20 66,67 3 10 21 70 3 10 2 6,67 1 3,33 22 73,33 2 6,67 3 25 83,33 3 10 3 10 1 3,33 24 80 8 26,67 22 73.33 2 6,67 20 66,67 2 2 6.67 2 6,67 1 3,33 0 0 1 3,33 16 53,33 4 13,33 1 3,33 4 13,33 1 1 3,33 0 0 0 0 1 3,33 1 3,33 4 13,33 1 3,33 0 0 4 13,33 Điểm khả năng tác động 5 2 6,67 15 50 1 3,33 1 3,33 0 0 0 0 4 13,33 15 50 0 0 4 24 80 10 33,33 26 86,67 5 16,67 6 20 1 3,33 22 73,33 9 30 3 10 3 4 13,33 3 10 1 3,33 22 73,33 20 66,67 10 33,33 3 10 3 10 25 83,33 2 0 0 2 6,67 1 3,33 0 0 2 6,67 18 60 1 3,33 2 6,67 0 0 1 0 0 0 0 1 3,33 2 6,67 2 6,67 1 3,33 0 0 1 3,33 2 6,67
Bảng 3: Thang điểm biểu hiện khả năng xảy ra và mức độ tác động của các rủi ro Điểm Mức độ Khả năng xảy ra 1 Rất thấp 2 Thấp 3 Trung bình 4 Cao 5 Rất cao Mức độ tác động 1 Rất yếu 2 Yếu 3 Trung bình 4 Mạnh 5 Rất mạnh
Dựa vào bảng 2, bảng 3 kết hợp với bài phỏng vấn ở phần phụ lục 02 và 03,
từ đó đưa ra được kết quả đánh giá mức độ xảy ra một số rủi ro chính mà Cơng ty TNHH INTERSPACE Việt Nam đã gặp phải thời gian qua trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh của mình:
Bảng 4: Khả năng xảy ra của những rủi ro chính thường gặp
STT Loại rủi ro Mô tả rủi ro Mức độ xảy ra
1 Chiến lược
Chiến lược sai, không cập nhật với thay đổi thị trường khiến doanh nghiệp thất bại ( Đặc biệt là chiến lược cho một doanh nghiệp trong lĩnh vực Liên kết tiếp thị)
Trung bình
2 Thị trường Khách hàng rời bỏ và ngừng dịch vụ Cao 3 Hệ thống Hệ thống bị sập, hack và bị tấn công Rất cao 4 Nhân sự Nguồn nhân sự tiềm năng nghỉ việc, bỏ
qua công ty của đối thủ cạnh tranh Cao
5 Bảo mật thơng tin
Lộ thơng tin bí mật về kinh doanh cho các đối thủ cạnh tranh ( Danh sách khách hàng, chính sách và tình hình kinh doanh của cơng ty)
Trung bình
6 Tài chính Phải thanh tốn trước cho đối tác, trước
khi nhận được doanh thu từ khách hàng Thấp 7 Thương hiệu Chịu khủng hoảng về truyền thông vì
mạng xã hội ln là con dao hai lưỡi Trung bình 8 Đối tác Đối tác rời bỏ, chuyển qua hợp tác cùng
đối thủ cạnh tranh Cao
9 Văn hóa
Khác biệt trong văn hóa quản trị: Do đây là cơng ty liên doanh giữa Việt-Nhật, và trong nội bộ có tới hai lãnh đạo cấp cao người Nhật
Trung bình
( Nguồn: Sinh viên tự điều tra)
Dựa vào kết quả điều tra và Báo cáo công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH INTERSPACE Việt Nam từ năm 2015-2017, ta xác định được một số những rủi ro mà Công ty TNHH INTERSPACE Việt Nam đã gặp phải trong 3 năm gần đây trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Những rủi ro thường gặp: Rủi ro về đối tác, rủi ro thị trường, rủi ro hệ thống, rủi ro về nhân sự. Trên đấy là những rủi ro thực tế đã xảy ra và chỉ có một số rủi ro nằm trong công tác nhận dạng
của công ty. Do công tác nhận dạng rủi ro còn chưa tốt cũng như chủ quan của nhà quản trị nên công ty đã bỏ qua khả năng xảy ra rủi ro về thương hiệu và hệ thống. Đó được coi là bài học làm nền tảng giúp cơng ty có cái nhìn rộng hơn về những rủi ro có thể xảy đến trong thời gian tới để từ đó có thể xây dựng nên các biện pháp thích hợp để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro.
b, Các phương pháp nhận dạng rủi ro công ty đã sử dụng
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực liên kết tiếp thị, thị trường thay đổi liên tục, chính vì vậy cơng ty phải thường xun tiến hành công tác nhận dạng rủi ro bằng các phương pháp khác nhau để có thể dễ dàng nhận dạng được các rủi ro và phòng tránh một cách hiệu quả nhất. Các phương pháp nhận dạng rủi ro chủ yếu mà công ty sử dụng là phương pháp làm việc với các bộ phận khác trong cơng ty, phương pháp phân tích hợp đồng, phương pháp nghiên cứu số lượng tổn thất trong quá khứ.
Với phương pháp làm việc với các bộ phận khác trong công ty, cơng ty khá chú trọng. Điển hình, với dự án trị giá hơn 500 tỷ với Jestar tháng 10 năm 2017, công ty không chỉ chú trọng, quan tâm đến các bộ phận kỹ thuật, sale mà cơng ty cịn phải làm việc với bộ phận marketing, phòng phát triển đối tác, phòng nhân sự để nhận dạng tất cả các rủi ro có thể xảy ra không chỉ trong vấn đề kỹ thuật, mà cịn có thể đến từ đối tác, từ nhân viên các bộ phận khác trong công ty,…nếu công ty bỏ qua giai đoạn làm việc với các bộ phận khác thì rất dễ xảy ra những rủi ro mà chưa được nhận dạng từ trước.
Phương pháp phân tích hợp đồng là phương pháp khá quan trọng mà công ty cũng đã sử dụng, Với mỗi lần ký kết hợp đồng cùng đối tác và nhà cung cấp, cơng ty đã phân tích rất kỹ lưỡng từng điều khoản trong công ty, đặc biệt là giá cả từ hai phía để đưa ra được mức lợi nhuận cao nhất cũng như đi kèm với mức rủi ro thấp nhất. Ngồi ra, phân tích hợp đồng giúp cơng ty kiểm sốt được việc đối tác có đủ trách nhiệm pháp lý để ký kết hợp đồng hay không. Đặc biệt với những hợp đồng ký kết với đối tác có giá trị rõ ràng khoảng 3 hoặc 5 năm, công ty đã phải phân tích rất rõ các điều khoản vì nếu bỏ qua thì khi hết hạn mà cơng ty khơng rút hợp đồng thì hợp đồng sẽ tự gia hạn, điều này gây trản trở việc kinh doanh của công ty rất nhiều. Ngồi ra, khi phân tích điều khoản trong hợp đồng giúp cơng ty ghi chú được thời gian đối soát một cách cụ thể (Ngày nhận hoa hồng từ nhà cung cấp cũng như ngày trả hoa hồng cho đối
tác). Có nghĩa là, với cơng ty bên mảng liên kết tiếp thị như INTERSPACE Việt Nam thì cơng ty chỉ nhận được hoa hồng từ nhà cung cấp khi hàng về đến tay User ( Người tiêu dùng) và đối tác luôn luôn nhận hoa hồng sau khi công ty nhận được hoa hồng từ phía nhà cung cấp. Chính vì vậy, phân tích hợp đồng là phương pháp khá quan trọng và cần thiết để tránh gây hiểu lầm và rủi ro đối với cả hai phía.
Ngồi ra, cơng ty cũng đã sử dụng phương pháp nghiên cứu số liệu tổn thất trong quá khứ, phương pháp này tiến hành kiểm tra một cách định kỳ, từng hợp đồng, từng dự án. Điển hình như việc ngừng ký hợp đồng với bên nhà cung cấp Lazada vào tháng 10 năm 2017 đã khiến công ty chịu tổn thất khơng hề nhỏ. Vì vậy, cơng ty cũng khơng thể bỏ qua phương pháp này để nhận dạng các rủi ro có thể đến với các bên đối tác khác như Tiki, California,…
2.2.1.2 Phân tích rủi ro
Từ việc đã nhận dạng được một số rủi ro có thể xảy ra, Ban Giám đốc và khối phát triển kinh doanh của cơng ty tiến hành tập trung phân tích một số nhóm rủi ro được cơng ty nhận dạng là thường xun xảy ra và có mức độ tổn thất cao. Sau đó tính tốn và xác định biên độ, tần số của từng rủi ro, phân loại chúng và xác định các mục tiêu chiến trong công tác quản trị rủi ro.
Công ty TNHH INTERSPACE Việt Nam mặc dù thành lập chưa lâu và cũng gặp khá nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình nhưng qua kết quả điều tra cho thấy công ty cũng đã thực hiện khá tốt cơng đoạn phân tích quản trị rủi ro, cơng tác đấy bao gồm: Phân tích mối hiểm họa, phân tích nguyên nhân, phân tích tổn thất. Cụ thể:
Rủi ro thị trường
Ngành Liên kết tiếp thị là ngành chưa quá phổ biến trên thị trường việt Nam chính vì vậy lượng hách hàng của cơng ty hiện chưa nhiều, và phụ thuộc vào một số khách hàng lớn. Trên thị trường ln ln có sự cạnh tranh không hề nhỏ của Civi, Masoffer, Ecomobi là những công ty ra đời song song với INTERSPACE Việt Nam nhưng đã đạt được những thành công không hề nhỏ trên nền tảng liên kết tiếp thị cũng như trong mắt người sử dụng. Thị trường luôn luôn thay đổi dẫn đến sự thay đổi không ngừng các quyết định của khách hàng và đối tác, tác động nếu các khách hàng rời bỏ là rất nghiêm trọng tới hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, đặc điểm của thị trường
liên kết tiếp thị là việc hưởng hoa hồng từ nhà cung cấp và trả hoa hồng cho đối tác. Chính vì vậy, rủi ro gặp phải là mức hoa hồng đã thấp, lại còn liên tục thay đổi khiến cho những người làm tiếp thị liên kết khơng kiểm sốt được doanh thu trong dài hạn, luôn luôn là một cách kiếm tiền thụ động. Không hẳn là một cơng việc chính thức. Có thể tháng này hoa hồng là 8%, tháng sau lại giảm 6.50% rồi giảm tiếp xuống 4%.
Điển hình là những hợp đồng giữa cơng ty và đối tác Lazada năm 2017. Rủi ro xảy đến khi hợp đồng ký kết với bên đối tác chưa hết thời hạn để cơng ty có quyền gia hạn tiếp hoặc tiến hành dừng hợp đồng thì bên đối tác ln đưa ra được những lý do để đưa ra mức hoa hồng thấp và không hợp lý. Trong khi đó, mức hoa hồng phải trả cho các đối tác thì khơng thay đổi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận và hoạt động kinh doanh của cơng ty, sau hợp đồng đó, cơng ty thua lỗ khoảng hơn 5 tỷ đồng, đó là một thiệt hại khơng hề nhỏ đối với cơng ty cịn non trẻ và chưa đứng vững chắc trên thị trường.
Vì thế, sau rủi ro khơng hề nhỏ đến từ sự thay đổi của thị trường cũng như sự thay đổi của đối tác kinh doanh, cơng ty khơng ngừng phân tích các rủi ro có thể đến từ phía thị trường để có thể phân tích triệt để các thiệt hại từ nhân tố này.
Rủi ro về đối tác
Cũng như một phần nhỏ trong rủi ro thị trường, rủi ro đối tác đi sâu chi tiết nghiên cứu về những rủi ro có thể xảy đến trên sự thay đổi của đối tác kinh doanh. Rủi ro đến từ phía đối tác biểu hiện sự khơng trung thành, sẵn sàng rời bỏ công ty để đến với đối thủ cạnh tranh nếu đối thủ bán được nhiều hàng cho đối tác hơn nhưng đối tác chỉ phải trả lượng hoa hồng thấp hơn thì đối tác sẵn sàng rời bỏ cơng ty. Điều này ảnh hưởng khơng hề nhỏ đến tiến trình kinh doanh đã được lên kế hoạch từ trước của công ty. Chính vì vậy, việc Lazada ngừng gia hạn hợp đồng đã gây trở ngại cho INTERSPACE Việt Nam trong và sau quá trình ngừng ký kết hợp đồng.
Rủi ro về văn hóa
Do đây là cơng ty liên doanh giữa Việt-Nhật, và trong nội bộ có tới hai lãnh đạo cấp cao người Nhật. Điều này tạo nên tính phức tạp trong văn hóa quản trị, văn hóa vùng miền, cách trở địa lý dẫn đến nhiều sự khác biệt và mâu thuẫn. Đặc biệt là sự khác biệt trong chiến lược kinh doanh cũng như khác biệt trong cách thức quản trị rủi ro, điều này dễ dàng tạo ra tranh cãi.
Rủi ro về tài chính
Có thể thấy so với năm 2016, năm 2017 là năm cơng ty có doanh thu tăng một cách vượt trội. Những phát sinh trong hoạt động nhiều, dẫn đến áp lực dòng tiền càng ngày càng lớn. Lượng tiền thu về từ phía nhà cung cấp nhiều hơn, lượng tiền phải trả cho phía đối tác cũng tăng lên đáng kể, việc lượng tiền tăng lên một cách đáng kể vừa mang tính tích cực vừa mang cả tính tiêu cực. Nó làm tăng khả năng xảy ra rủi ro về tành chính trong cả khâu nhận tiền từ đối tác kinh doanh và trả tiền cho các đối tác.
Rủi ro về thương hiệu
Đây là một dạng rủi ro mà hầu hết các doanh nghiệp đều có thể gặp phải. Mạng xã hội là con dao 02 lưỡi, chỉ một vấn đề nhỏ cũng có thể sẽ bùng lên thành khủng hồng lớn. Ví dụ, sau khi Lazada và INTERSPACE Việt Nam ngừng ký kết hợp đồng, làn song dư luận có thể bùng lên nhiều những thông tin tiêu cực như: INTERSPACE Việt Nam lừa đảo 20 tỷ khiến Lazada ngừng ký kết hợp đồng, hay INTERSPACE Việt Nam không đủ trách nhiệm pháp lý để ký hợp đồng với Lazada nên phải bồi thường 5 tỷ đồng…Vô vàn những thông tin tiêu cực làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến hình ảnh của cơng ty với đối tác kinh doanh trên thị trường.
Ngồi ra, doanh nghiệp cịn có thể gặp rủi ro về luật pháp, chính sách: Những rủi ro khi tiến hành ký kết hợp đồng với đối tác. Khi doanh nghiệp không nghiên cứu và đàm phán kỹ những điều khoản hợp đồng, rất có thể doanh nghiệp sẽ bị đối tác lợi dụng những kẽ hở trong hợp đồng và trong hệ thống luật pháp để gây thiệt hại cho công ty.
2.2.1.3 Đo lường rủi ro
Sau khi thực hiện cơng tác phân tích rủi ro thì cơng ty tiến hành lập bảng đo lường mức độ tác động của những rủi ro mà công ty thường gặp trong 3 năm qua để có được cái nhìn đa chiều về những rủi ro này. Dựa vào kết quả điều tra của bảng 2 kết hợp với thang điểm ở bảng 3, ta xác định được mức độ tác động của những rủi ro thường gặp thông qua bảng sau: