Xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật củaTrung tâm Y

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của trung tâm y tế môi trƣờng lao động công thƣơng (Trang 42 - 46)

6. Kết cấu khóa luận

3.2 xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật củaTrung tâm Y

tế - Môi trường lao động công thương

3.2.1 Hồn thiện các chính sách liên quan đến cơng tác quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật

Công tác lập kế hoạch đầu tư, mua sắm cơ sở vật chất, các trang thiết bị, máy móc của trung tâm khơng những cần dựa trên những nghiên cứu chính xác về nhu cầu sử dụng của bệnh nhân thông qua báo cáo của các bộ phận liên quan và tình hình tài chính của bệnh viện mà cịn cần lưu ý đến vòng quay tài sản, chu kỳ thanh lý của từng loại máy móc, thiết bị để từ đó có thể cân nhắc nên đầu tư các trang thiết bị nào trước, trang thiết bị nào sau nhằm phù hợp với các điều kiện của bệnh viện về tài chính và nguồn nhân lực. Để làm được điều này, ban lãnh đạo cần thường xuyên giám sát tình hình vận hành của các máy móc, trang thiết bị tại bệnh viện.

Việc tổ chức, sắp xếp cơ sở vật chất kỹ thuật một cách khoa học và hợp lý là vô cùng quan trọng trong việc giúp bệnh nhân thuận tiện trong quá trình sử dụng và giúp nhân viên trung tâm thực hiện tốt các quy trình phục vụ bệnh nhân. Do đó, cơng tác này phải được thực hiện dựa trên nghiên cứu nhu cầu bệnh nhân và các ý kiến đóng góp của đội ngũ nhân viên. Ban lãnh đạo trung tâm nên phát bảng hỏi hoặc phỏng vấn ngắn bệnh nhân và nhân viên về thực trạng bố trí, sắp xếp cơ sở vật chất trong buồng bệnh, các phòng ban, tổ nghiệp vụ có phù hợp với nhu cầu và thuận tiện sử dụng hay không theo định kỳ 3 - 6tháng/ 1 lần. Bảng hỏi hoặc phỏng vấn cần chỉ rõ máy móc, trang thiết bị nào thuộc bộ phận nào được bố trí chưa hợp lý và giải thích lý do, đề xuất phương án giải quyết nếu được. Mặt khác, việc bố trí các trang thiết bị tiện nghi cũng như cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các chỉ tiêu của bản Tiêu chuẩn xếp hạng bệnh viện của bộ Y tế (theo thông tư số 23/2005/TT - BYT).

Nhằm tăng hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất lưu trú và khai thác tối đa công suất sử dụng của chúng, ban lãnh đạo nên đưa ra thêm một số bản hướng dẫn sử dụng sản phẩm giúp bệnh nhân dễ dàng sử dụng các thiết bị như các máy móc giúp hỗ trợ phục hồi bệnh, máy mát xa cơ thể... Các hướng dẫn cần ngắn gọn, dễ hiểu và được gắn ngay tại nơi các trang thiết bị được sắp đặt.

Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tác nghiệp của nhân viên cần được các cán bộ quản lý tại bệnh viện xây dựng thành một kế hoạch cụ thể, rõ ràng. Bản kế hoạch cần chỉ rõ ai là người có trách nhiệm kiểm tra, giám sát cơng việc của các nhân

viên; phòng ban, tổ nghiệp vụ nào chịu sự kiểm tra, giám sát này; thời gian tiến hành kiểm tra; kết quả thu được sau khi tiến hành kiểm tra và các biện pháp xử lý. Điều nay giúp ban lãnh đạo nhận thấy rõ tình hình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật và ý thức của đội ngũ nhân viên trong việc giữ gìn tài sản của trung tâm để từ đó có chế độ khen thưởng và xử lý kịp thời, hợp lý.

Cơ sở vật chất kỹ thuật và các trang thiết bị tại trung tâm cần phải được thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng nhằm nâng cao tuổi thọ và độ bền của thiết bị. Để công tác này đạt hiệu quả, ban lãnh đạo cần giám sát, theo dõi định kỳ tình hình hoạt động của các thiết bị thơng qua hệ thống vi tính mã hóa tài sản và tình hình sử dụng thiết bị của bệnh nhân, nhân viên tại trung tâm thơng qua các báo cáo của các phịng ban, tổ nghiệp vụ. Ngoài ra, hiện nay tại trung tâm, khi nhân viên của bộ kỹ thuật tới bảo dưỡng các thiết bị tại các phịng ban, tổ nghiệp vụ đều khơng đeo thẻ nhân viên, điều này gây khó khăn cho nhân viên trung tâm và bệnh nhân trong việc xác định tên nhân viên đã sửa chữa thiết bị để có thể phản hồi ý kiến cho các bộ phận quản lý về tình hình hoạt động của thiết bị sau khi đã sửa chữa. Chính vì thế, ban lãnh đạo tại trung tâm nên yêu cầu các nhân viên của bộ phận kỹ thuật đeo thẻ nhân viên hoặc thẻ tên trong q trình tác nghiệp nhằm tạo sự hồn thiện, chuyên nghiệp cho các dịch vụ cung ứng tới bệnh nhân.

3.2.2 Hồn thiện cơng tác tổ chức quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vậtchất kỹ thuật và chất lượng phục vụ chất kỹ thuật và chất lượng phục vụ

Yếu tố con người góp phần quan trọng trong việc tạo ra và nâng cao chất lượng phục vụ. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng phục vụ phải tạo cho cán bộ nhân viên y tế ý thức trách nhiệm, kỷ luật trong trung tâm, khơng được trơng chờ vào tính tự giác của nhân viên mà phải có quy chế, quy định đói với nhân viên trong bệnh viện. Rèn luyện cho nhân viên có thói quen tơn trọng bệnh nhân, coi bệnh nhân là thượng đế khơng kể người đó là ai, là người như thế nào. Để chất lượng phục vụ được nắm bắt và kiểm tra, các nhà quản lý phải tiến hành điều tra tổng thể chất lượng phục vụ tại các khâu trong trung tâm, tìm ra nhu cầu của bệnh nhân và xác định khả năng đáp ứng của Trung tâm Y tế - Mơi trường lao động cơng thương, từ đó tìm ra được thơng tin và những kết luận về chất lượng phục vụ, có thể đánh giá chất lượng của trung tâm mình với các đối thủ cạnh tranh cùng thứ hạng, cùng thị trường mục tiêu…Nắm bắt được chất lượng phục vụ là một khấu vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng phục vụ, tạo ra các sản phẩm dịch vụ y tế hoàn hảo.

Muốn quản lý chất lượng phục vụ, nhà quản lý phải thường xuyên theo dõi, giám sát định kỳ nhằm thu thập thơng tin từ phía bệnh nhân cũng như từ phía nhân

viên của mình để kịp thời xử lý các tình huống khơng lường trước, giải quyết những khó khăn cho bệnh nhân, mang lại niềm tin cho họ về chất lượng phục vụ nói riêng và chất lượng dịch vụ của trung tâm nói chung. Nhà quản lý phải thường xuyên nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu thị trường mục tiêu và có những kế hoạch cụ thể để đáp ứng nhu cầu đa dạng, cao cấp của bệnh nhân, từ đó có cơ chế tuyển chọn và đào tạo các nhân viên y tế phù hợp với tình hình thực tế của trung tâm mình. Muốn có chất lượng phục vụ cao thì nhà quản lý phải thường xuyên quản lý người lao động. Nguyên tắc của nhà quản lý là không được tin tưởng tuyệt đối ai cả bởi vì con người cũng có những sai sót chủ quan khơng sao tránh được, vì dịch vụ y tế là dịch vụ liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người cho nên nhà quản lý phải kiểm tra, giám sát quá trình khám chữa bệnh và quá trình tạo ra sản phẩm dịch vụ của nhân viên trong trung tâm đảm bảo chất lượng phục vụ của họ đồng thời có các biện pháp khen thưởng, động viên các cán bộ nhân viên kịp thời, có hình thức kỷ luật nghiêm minh khi nhân viên mắc lỗi, từ đó tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên sẽ được nâng cao. Đối với những trường hợp vi phạm kỉ luật lao động, làm tổn hại đến tài sản, đến hoạt động của trung tâm thì phải có chế độ xử phạt theo quy chế, ngược lại những người có cố gắng đóng góp thực tế, giúp trung tâm tiết kiệm chi phí thì cần khuyến khích bằng vật chất hay có chế độ thưởng.

Ngoài việc đảm bảo quản lý người lao động, nhà quản lý cũng phải thường xuyên quan tâm tới các trang thiết bị tại các bộ phận để đảm bảo rằng chúng luôn hoạt động tốt, đạt tiêu chuẩn thẩm mĩ và làm hài lòng bệnh nhân. Nếu nhân viên mắc lỗi đối với bệnh nhân, các cán bộ quản lý phải trực tiếp xin lỗi bệnh nhân của mình. Người quản lý cũng phải phối hợp với nhân viên phục vụ và tổ bảo dưỡng để kịp thời thay thế, sửa chữa các thiết bị hỏng hóc, ảnh hưởng đến q trình kiểm tra thông tin, truyền tin và cung cấp thơng tin cho trung tâm… Tuyệt đối tránh tình trạng bệnh nhân phàn nàn về chất lượng phục vụ trong phịng bệnh hay khơng giải quyết những hỏng hóc tại các bộ phận buồng phịng bệnh. Trung tâm có thể tiến hành đào tạo và đạo tạo lại những nhân viên tiếp xúc, nhân viên dọn dẹp buồng phòng bệnh, cho họ cơ hội học hỏi lẫn nhau để rút ra được những kinh nghiệm bổ ích. Trung tâm có thể thay đổi nhân lực giữa các bộ phận có thể để đảm bảo nhân viên làm việc theo đúng khả năng nguyện vọng của mình.

Lao động tại các cơ sở y tế nói chung và Trung tâm Y tế – Mơi trường lao động cơng thương nói riêng chủ yếu là lao động sống, thường xuyên phải đối mặt với các mối quan hệ phức tạp giữa con người với con người và con người với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, các trang thiết bị, máy móc. Vào những lúc bệnh nhân quá đông, việc phục vụ của các cán bộ y tế rất dễ xảy ra sai sót. Chính vì vậy, việc lương cao chất lượng của đội ngũ lao động tại trung tâm có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện cơ sở vật chất lưu trú đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ y tế của trung tâm.

Qua phân tích thực trạng của cơng tác hồn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật tại Trung tâm Y tế - Môi trường lao động công thương cho thấy, đội ngũ lao động khá nhiệt tình tuy nhiên trình độ về chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, phong cách phục vụ còn hạn chế. Bởi vậy, ban lãnh đạo trung tâm cần phải thực hiện một số vấn đề sau để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Làm tốt công tác tuyển dụng, chú trọng đổi mới quy trình tuyển dụng: Ban lãnh đạo trung tâm cần tìm kiếm và lựa chọn đúng người để thỏa mãn nhu cầu lao động và bổ sung cho lực lượng lao động hiện có của trung tâm. Những nhân viên mới này phải đáp ứng được yêu cầu theo quy định tuyển dụng của trung tâm về trình độ chun mơn, kỹ năng giao tiếp, phong cách và thái độ làm việc. Mặt khác, là một đơn vị trực thuộc nhà nước, Trung tâm Y tế – Mơi trường lao động cơng thương vẫn xuất hiện tình trạng tuyển dụng những người là “con ơng cháu cha” có thể sẽ không đủ năng lực và tiêu chuẩn đã đề ra. Tuy nhiên, ban lãnh đạo cũng cần hạn chế tối đa tình trạng này để khơng làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của đội ngũ nhân viên làm việc tại đây.

Bố trí và sử dụng nhân viên một cách hiệu quả và khoa học tại bộ phận của mình: Các cán bộ quản lý tại trung tâm cần thực hiện tốt các hoạt động bao gồm: phân tích và đánh giá nhu cầu nhân sự, đánh giá và dự tính khả năng đáp ứng của đội ngũ nhân viên hiện tại, tiến hành bổ nhiệm nhân viên vào các vị trí theo đúng năng lực và sở trường của từng người, xác lập các nhóm làm việc hiệu quả… Các khâu này có quan hệ mật thiết với nhau, chỉ cần một khâu không được làm tốt sẽ làm cho các khâu còn lại bị ảnh hưởng và xa hơn, hiệu quả tổng thể cũng sẽ khơng đạt được. Chính vì thế các cán bộ quản lý cần có kế hoạch chi tiết và cân nhắc kỹ lưỡng khi thực hiện cơng tác bố trí và sử dụng nhân viên.

Tăng cường đào tạo đội ngũ nhân viên: Chất lượng của đội ngũ nhân viên tại trung tâm không ngừng được nâng cao thể hiện sự thành công của công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại đây. Tuy nhiên, các khoa đào tạo vẫn mang tính lý luận, thiếu tính thực tiễn. Để những khóa học này thêm tính hấp dẫn và gia tăng hiệu quả, ban lãnh đạo trung tâm nên có các kế hoạch, chủ trương đổi mới giáo trình giảng dạy, tạo điều kiện cho nhân viên thực hành giải quyết các tình huống thực tế… Hơn nữa, để

nâng cao mối quan hệ với các quốc gia khác, ban lãnh đạo trung tâm cũng nên yêu cầu Bộ Công thương cho nhân viên trung tâm đi tu nghiệp nước ngồi nhằm nâng cao trình độ, có cơ hội tiếp xúc và xử dụng những trang thiết bị, máy móc hiện đại, tiên tiến được ứng dụng trong lĩnh vực y tế tại các nước phát triển trên thế giới.

Cần có chính sách đãi ngộ, khen thưởng, xử phạt hợp lý: Trong môi trường cạnh tranh về lao động như hiện nay, nhằm giữ chân các nhân viên có chất lượng cao, ban lãnh đạo trung tâm cần đưa ra các chế độ đãi ngộ hợp lý thơng qua đãi ngộ tài chính (lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp…) và đãi ngộ phi tài chính (mơi trường làm việc thuận lợi, cơ hội thăng tiến…). Ngoài ra, các cán bộ quản lý cũng nên đề ra các quy định khen thưởng nhân viên mỗi khi họ có những hành động, biểu hiện sử dụng tiết kiệm, hiệu quả cũng như có tinh thần trách nhiệm, bảo vệ cơ sở vật chất kỹ thuật, các trang thiết bị, máy móc, đồng thời phải có biện pháp xử phạm nghiêm khắc với những hành vi gây hại và làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hoạt động của cơ sở vật chất kỹ thuật và các trang thiết bị tại trung tâm.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của trung tâm y tế môi trƣờng lao động công thƣơng (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)