Giải pháp đối với các NHTM

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG MUA bán và sáp NHẬP của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 39 - 42)

Để có một thương vụ mua bán và sáp nhập hiệu quả các Ngân hàng cần có một hoạch định chiến lược và thực hiện các bước một cách phù hợp. Cụ thể các bước như sau:

+ Lựa chọn Ngân hàng mục tiêuTìm hiểu tình hình tài chính, pháp lý của đối tác + Xác định loại giao dịch mua bán và sáp nhập dự định sẽ tiến hành

+ Định giá Ngân hàng mục tiêu + Đàm phán và ký kết hợp đồng

+ Giải quyết các vấn đề sau khi sáp nhập

Các ngân hàng cần phải nâng cao năng lực tài chính: Các ngân hàng cần gia tăng quy mô vốn điều lệ, xử lý các khoản nợ xấu theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Đa dạng hóa và phát triển sản phẩm, dịch vụ: Các ngân hàng có thể khai thác các sản phẩm hiện đại thì các Ngân hàng cần phải đầu tư công nghệ hiên đại, công tác an toàn bảo mạt phải đảm bảo, và cần phải có chiến lược marketing phù hợp, tăng cường tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng và

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Việc này sẽ giúp ngân hàng thu hút được khách hàng với trình độ chuyên môn cũng như thái độ làm việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên, nhằm phát triển hơn nữa.

Xây dựng và phát triển thương hiệu: Vì thương hiệu là tài sản vô hình, tạo sự khác biệt giữa các Ngân hàng nên cần phải có chiến lược cụ thể. Việc xây dựng thương hiệu gắn liền với chất lượng sản phẩm, độ an toàn bảo mật trong quá trình thực hiện giao dịch, tính minh bạch và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

Xây dựng chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh: Mở rộng mạng lưới là việc làm cần thiết để chiếm thị phần, quảng bá thương hiệu.

Hiện đại hóa công nghệ trong Ngân hàng: nhằm đảm bảo khả năng kết nối, hệ thống thanh toán, hệ thống giao dịch điện tử có chất lượng, quản lý dữ liệu, phục vụ tốt cho hoạt động, công tác điều hành và kiểm soát của ngân hàng.

Tăng cường liên kết giữa các NHTM trong nước: Giúp các Ngân hàng cùng phát triển và cạnh tranh một cách lành mạnh, giúp các ngân hàng nhỏ có thể học hỏi, tận dụng sự hỗ trợ về tài chính, công nghệ để gia tăng năng lực tài chính, cũng cố thị phần, thương hiệu và mở rộng dịch vụ. Ngoài ra, việc liên kết với nhau sẽ giúp các Ngân hàng sử dụng vốn có hiêun quả hơn, tránh được các rủi ro.

Ngoài ra còn có các biện pháp khác như xây dựng và đào tạo các nhà tư vấn về hoạt động mua bán và sáp nhập Ngân hàng…

Kết luận

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, hoạt động mua bán và sáp nhập nói chung và trong ngành tài chính Ngân hàng Việt Nam nói riêng đã xuất hiện và đang phát triển. Trong thời gian tới hoạt động này sẽ có những bước tăng trưởng mạnh và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế và hội nhập nền kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đề tài đã phân tích và làm rõ các vấn đề như sau: Các vấn đề lý thuyết về hoạt động mua bán và sáp nhập, đánh giá khách quan thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam hiện nay. Phân tích một số thương vụ sáp nhập giữa các Ngân hàng với nhau, đưa ra những thuận lợi, lợi ích đạt được và những hạn chế, tồn tại trong hoạt động này, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm đối với hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực Ngân hàng. Bên cạnh đó, cũng đề ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực Ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian tới.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Giáo trình

− Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ - TS.Lê Thị Mận – NXB Lao động- Xã hội, năm 2011.

− Giáo trình lý thuyết Tài chính - Tiền tệ - PGS.TS Nguyễn Hữu Tài (trường Đại học Kinh tế Quốc dân).

2. Tiểu luận, luận văn

− Luận văn sáp nhập và mua lại Ngân hàng thương mại tại việt Nam – Ngô Đức Huyền Ngân (trường Đại học Kinh tế TP HCM), năm 2009.

3. Trang web

− www.luanvan.net.vn − www.wikipedia.com − www.mof.gov.vn − www.cafef.vn

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG MUA bán và sáp NHẬP của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w