Giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG MUA bán và sáp NHẬP của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 37 - 39)

Thực hiện tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Việt Nam, định hướng cho các Ngân hàng về hoạt động mua bán và sáp nhập Ngân hàng:

+ NHNN cần phải đề ra một kế hoạch phát triển Ngân hàng trong thời gian tới để giúp các Ngân hàng có định hướng phát triển, hoạt động ổn định trong hệ thống.

Tăng cường năng lực xây dựng, thực thi chính sách tiền tệ và chính sách quản lý ngoại hối:

+ Nâng cao khả năng dự báo để có các chính sách tiền tệ ổn định, như việc công bố định hướng tăng trưởng tín dụng cần ổn định tránh thay đổi liên tục để các NHTM chủ động trong việc kinh doanh.

+ Điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thận trọng, linh hoạt và hiệu quả trên cơ sở các công cụ chính sách hiện đại, sử dụng các công cụ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở. Hạn chế can thiệp hành chính vào hoạt đông của thị trường tiền tệ.

+ Điều hành tỷ giá hối đoái linh hoạt và gắn liền với lãi suất và điều hành theo nguyên tắc thị trường.

+ Đa dạng hóa đối tượng tham gia, các công cụ và phương thức giao dịch trên thị trường tiền tệ, đặc biệt là các sản phẩm phát sinh, công cụ phòng ngừa rủi ro.

Tăng cường năng lực giám sát của Ngân hàng Nhà nước:

+ Nhà nước cần xây dựng hệ thống giám sát Ngân hàng hiện đại và hữu hiệu nhằm đáp ứng các yêu cấu phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam ngày càng đa dạng và thực hiện đúng các nguyên tắc chuẩn mực quốc tế và giám sát Ngân hàng (Basel).

+ Cải cách hệ thống kế toán Ngân hàng hiên hành, hoàn thiện quy chế kiểm toán độc lập đối với các Ngân hàng sao cho phù hợp với thực tiễn.

+ NHNN cần đánh giá lại chất lượng và sự chính xác của các bảng tổng kết tài sản của các Ngân hàng để có thể giám sát một cách hiệu quả.

+ Tăng cường vai trò và năng lực hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) để hỗ trợ cho hoạt động của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam.

+ Đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế và tham gia các hiệp ước, thỏa thuận quốc tế về giám sát Ngân hàng và an toàn của hệ thống tài chính. Tăng cường trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát Ngân hàng Nước ngoài.

Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng:

+ NHNN phải định hướng về phát triển công nghệ, làm cơ sở cho các Ngân hàng TMCP thực hiện một cách thống nhất.

+ Cải tạo và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin của NHNN và các Ngân hàng TMCP, nâng cấp hệ thống thanh toán. Triển khai các đề án cải tạo, nâng cấp các giải pháp cho an ninh mạng, bảo mật thông tin, đảm bảo an toàn về tài sản và hoạt động của hệ thống ngân hàng.

+ Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trách nhiệm đạo đức của đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng để thu hút các chuyên viêb giỏi tư các NHTM.

+ Nâng cao năng lực quản lý, điều hành, nghiên cứu, phân tích, dự báo, đào tạo những chuyên gia phân tích thông tin phục vụ điều hành chính sách tiền tệ cũng như giám sát Ngân hàng.

+ Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên về tác đông của việc hội nhập kinh tế.

+ Khuyến khích phát triển, tạo thuận lợi cho hoạt động của các hiệp hội ngành nghề trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng.

Đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực Ngân hàng:

+ Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, các Ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính, công nghệ, quản lý và uy tín mua cổ phiếu, cổ phần, tham gia quản trị, điều hành NHTM Việt Nam.

+ Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực Ngân hàng.

+ Tham gia các điều ước quốc tế, các diễn đàn khu vực và quốc tế về Tiền tệ và Ngân hàng. Phát triển quan hệ hợp tác đa phương và song phương, phối hợp với các cơ quan thanh tra, giám sát để phòng ngừa và xử lý rủi ro trong phạm vi khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG MUA bán và sáp NHẬP của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 37 - 39)