Quy trình thực hiện hoạt động mua bán và sáp nhập của các Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG MUA bán và sáp NHẬP của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 30 - 35)

NHTMCP tại Việt Nam

Để có một thương vụ mua bán và sáp nhập hiệu quả thì các ngân hàng cần phải hoạch định chiến lược và thực hiện các bước một cách phù hợp. Quy trình các bước như sau:

Lựa chọn Ngân hàng mục tiêu

Ngân hàng quyết định mua lại hoặc sáp nhập với các Ngân hàng khác thì cần phải xác định mục tiêu của hoạt động này là gì? (Mở rộng thị phần, gia tăng năng lực sản xuất, phát triển quy mô kinh tế…). Do đó Ngân hàng này cần phải tiến hành tìm hiểu, đánh giá các Ngân hàng đề phù hợp với mục tiêu đã đề ra.

Ngân hàng có thể tìm kiếm các Ngân hàng mục tiêu bằng nhiều cách, để tăng hiệu quả của việc lựa chọn, chẳng hạn như các cách sau:

+ Tận dụng các mối quan hệ để tìm kiếm

+ Nhờ các công ty tư vấn, môi giới chuyên nghiệp về hoạt động mua bán và sáp nhập. (hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa có các công ty này).

Tìm hiểu tình hình tài chính, pháp lý của đối tác

Sau khi chọn được một số Ngân hàng mục tiêu thì tiến hành tìm hiểu tình hình tài chính, thẩm định giá trị và hồ sơ Pháp ký của Ngân hàng mục tiêu nhằm xác minh tài sản, các khoản nợ, nhận biết được các rủi ro và tính toán những lợi ích có được sau khi sáp nhập.

Về các vấn đề liên quan đến Pháp lý, Ngân hàng cần phải kiểm tra các yếu tố sau: + Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội, các hợp đồng lao động và các tranh chấp liên quan đến Pháp lueetj như đất đai, đầu tư…

+ Quyền hợp pháp đối với các tài sản thuộc sở hữu trí tuệ như thương hiệu, bản quyền phần mềm…

+ Tính hợp pháp của các hợp đồng kinh tế.

Về các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính, Ngân hàng có thể tìm hiểu các yếu tố sau:

+ Doanh thu, thị phần và các đối tượng khách hàng của Ngân hàng mục tiêu. + Cấu trúc vốn của Ngân hàng.

+ Đánh giá giá trị tài sản vô hình của Ngân hàng mục tiêu như thương hiệu, bằng sang chế, trình độ quản lý, điều hành…

+ Các cam kết trả nợ, đảm bảo bằng tài sản của Ngân hàng.

+ Các ảo quan quản lý, điều hành của Ngân hàng xem có phù hợp với môi trường mới sau sáp nhập hay không.

Xác định loại giao dịch mua bán và sáp nhập dự định sẽ tiến hành

Việc xác định loại giao dịch mua bán và sáp nhập sẽ giúp các bên xác định, nhận thức được cụ thể loại giao dịch mà Ngân hàng cần phải tiến hành, các Bộ luật liên quan, cơ chế, quy trình tiến hành giao dịch, định hướng việc thiết lập các tài khoản trong hợp đồng…

Một số loại giao dịch có thể kể đến là:

+ Mua bán và sáp nhập theo quy định của Pháp luật về doanh nghiệp.

+ Mua bán và sáp nhập nhằm mục đích thôn tính, sáp nhập hoặc phát triển thương hiệu dưới sự điều chỉnh của Pháp luật.

Định giá Ngân hàng mục tiêu

Việc định giá các tài sản vô hình như thương hiệu, con người, mục tiêu phát triển…ngày càng khó khăn hơn, đặc biệt là các chỉ tiêu về mặt tài chính. Do đó, việc định giá Ngân hàng mục tiêu là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của một thương vụ mua bán và sáp nhập.

Khả năng đàm phán cũng là một yếu tố có thể dẫn đến sự thành công hay thất bại trong các thương vụ mua bán và sáp nhập. Do đó, để nâng cao hiệu quả của thương vụ thì các Ngân hàng cần thực hiện tốt các bước trên.

Giải quyết các vấn đề sau khi sáp nhập

Sau khi sáp nhập, Ngân hàng cần phải giải quyết các vấn đế còn tồn đọng của Ngân hàng cũ để phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chẳng hạn như:

+ Thương hiệu của Ngân hàng: Thương hiệu luôn là một phần tài sản của Ngân hàng, nó gắn liền với lịch sử hình thành, uy tín…của từng Ngân hàng. Vì thế, để xây dựng một thương hiệu mới, Ngân hàng cần phải bỏ ra công sức và tiền của nhiều hơn nữa và trong một khoảng thời gian dài. Sau sáp nhập, Ngân hàng có thể lấy một thương hiệu mới hoặc thương hiệu của Ngân hàng bị sáp nhập sẽ bị xóa và thay vào đó là thương hiệu của Ngân hàng sáp nhập.

+ Xung đột về văn hóa hoạt động của Ngân hàng: Khi văn hóa hoạt động của các Ngân hàng cũ không phù hợp với nền kinh tế mới thì Ngân hàng sau sáp nhập nên thay đổi, nhưng ngược lại nếu văn hóa hoạt động của Ngân hàng không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh thì việc thay đổi đó là không nên. Vì vậy để tránh tình trạng xung đột thì ban quản lý, điều hành cần thực hiện hoạt động tuyên truyền định hướng về các chính sách, các chế độ liên quan cho tất cả các cấp nhân viên ở cả hai Ngân hàng, đồng thời xây dựng chiến lược hòa nhập văn hóa Ngân hàng thu hút toàn bộ nguồn nhân lực của Ngân hàng trước đây.

+ Về quyền lợi của người lao động: Trong nhiều trường hợp, các cổ đông nhỏ sẽ bị gạt ra ngoài các quyết định sáp nhập của Ngân hàng, và lwoij ích của người lao động cần được quan tâm nhiều hơn. Hiện tại, sau những thương vụ sáp nhập thành công thì đa số các Ngân hàng đều quyết định sa thải nhân viên với số lượng lớn và tái cơ cấu bộ máy hoạt động nhằm giảm thiểu chi phí… Vì vậy, để tránh sự phản đối từ phía công đoàn thì các Ngân hàng cần thỏa thuận kỹ về chế độ bồi thường cho người lao động khi có quyết đinh sa thải.

Chương 3: Đánh giá và đề ra những giải pháp cho hoạt động mua bán và sáp nhập của các Ngân hàng Thương mại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cổ phần tại Việt Nam

3.1. Những kết quả đạt được

Quá trình tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện cho các NHTM Việt Nam thay đổi và đạt được những kết quả đáng khích lệ như sau:

− Tốc độ tăng trưởng cao, năng lực tài chính được nâng cao qua viêc không ngừng tăng vốn điều lệ để đạt tiêu chuẩn quốc tế về chỉ số an toàn là 8%, hiệu quả hoạt động cao thể hiện một cách rõ nét qua chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập, tỷ lệ nợ xấu giảm dần.

− Tranh thủ khai thác tối đa lợi thế mở rộng mạng lưới trước xu thế hội nhập nền kinh tế, củng cố và mở rộng đối tượng khách hàng, đầu tư công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng phục vụ, sản phẩm và dịch vụ ngày càng đa dạng và phong phú.

− Việc bán cổ phần cho các Ngân hàng Nước ngoài trong những năm gần đây giúp các Ngân hàng trong nước nâng cao năng lực tài chính, tạo thương hiệu và uy tín trong giao dịch. Các Ngân hàng trong nước khai thác được các thế mạnh về công nghệ, trình độ quản lý, quản trị tài chính, quản trị rủi ro, những kinh nghiệm và kỹ năng của các quốc gia trên thế giới, đây cũng là yếu tố rất cần thiết cho các Ngân

hoạt động minh bạch hơn, lành mạnh hơn, chẳng hạn như hạn chế cho vay các khoản vay kém hiệu quả từ các cổ đông lớn trong nước.

− Hoạt động mua bán và sáp nhập đã giúp tái cấu trúc lại Ngân hàng, sàn lọc để loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém, tạo nên những Ngân hàng có quy mô lớn hơn, tính cạnh tranh cao hơn, và đây sẽ là bước khởi đầu cho các Ngân hàng Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG MUA bán và sáp NHẬP của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 30 - 35)