Đánh giá chung thực trạng chương trình đào tạo nhân lực tại Tổ hợp Ẩm

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện chƣơng trình đào tạo nhân lực tại tổ hợp ẩm thực và hội nghị sum villa, công ty TNHH tứ phƣơng, hà nội (Trang 35)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.3. Đánh giá chung thực trạng chương trình đào tạo nhân lực tại Tổ hợp Ẩm

2.3.1. Thành công và nguyên nhân

2.3.1.1. Thành công

Qua nghiên cứu thực trạng chương trình đào tạo nhân viên tại Tổ hợp ẩm thực và hội nghị Sum Villa thì hoạt động này đã đạt được những ưu điểm sau:

- Tổ hợp ẩm thực và hội nghị Sum Villa đã xây dựng được kế hoạch đào tạo cụ thể nên góp phần vào hiệu quả công tác đào tạo, nâng cao chất lượng lao động, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

- Thơng qua khóa đào tạo nhân viên nhà hàng được trực tiếp đánh giá và trao đổi, cùng nhau học tập, thi đua trong q trình làm việc, nâng cao tinh thần đồn kết, phát huy hết khả năng bản thân để cống hiến cho nhà hàng.

- Trình độ chun mơn nghiệp vụ của nhân viên được cải thiện đáng kể. Thơng qua chương trình đào tạo này, nhân viên khơng chỉ được nâng cao trình độ chun mơn, khả năng làm việc cá nhân hay làm việc nhóm đều có hiệu quả cao trình độ tiếng anh của đội ngũ nhân viên cũng phần nào được cải thiện.

2.3.1.2. Nguyên nhân của thành công

- Đội ngũ nhân viên trong nhà hàng đã được rèn luyện, thử thách và đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ,… từ các khóa học đào tạo được xây dựng trong hoạt động tổ chức đào tạo của nhà hàng, có tinh thần học hỏi và trách nhiệm cao. Đội ngũ nhân viên nhà hàng ln thực hiện dung các chính sách, quy định mà nhà hàng đã đặt ra cho mỗi buổi đào tạo.

- Chương trình đào tạo được tiến hành trơi chảy thông qua viêc xây dựng được khung tổ chức chuẩn từ việc xác định đúng, cụ thể nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo sau khi kết thúc khóa học.

- Trong quá trình đào tạo, Tổ hợp ẩm thực và hội nghị Sum Villa đã có được sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận với nhau, giữa ban lãnh đạo với từng bộ phận, giúp cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo sẽ sát thực hơn, hợp lý hơn.

- Những nhân viên có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ những nhân viên mới, nhân viên có trình độ hạn chế.

- Chương trình triển khai thực hiện bài bản, được phổ biến rộng đến mọi nhân viên khiến nhân viên cảm thấy được sự quan tâm, sát sao từ phía ban lãnh đạo, từ đó nhận thức đúng vai trị của khóa đào tạo nên việc tổ chức đào tạo được tiến hành dễ dàng và có hiệu quả.

- Các nhà quản trị của nhà hàng đều là những người có trình độ đại học cũng như có kinh nghiệm cao trong bộ phận mình đảm nhiệm, do đó việc thiết kế nội dung đào tạo và tư vấn cho ban lãnh đạo nhà hàng một khung tổ chức hợp lý sẽ có chất lượng cao hơn, trơi chảy hơn.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

- Việc xác định nhu cầu đào tạo và mục tiêu đào tạo của nhà hàng chưa được hoàn thiện và chú trọng. Nhu cầu đào tạo vẫn còn phụ thuộc vào mong muốn của ban quản trị; các nhân viên rất ít khi được bày tỏ quan điểm, mong muốn về nhu cầu đào tạo của bản than mình.

- Việc lựa chọn đối tượng đào tạo chưa thực sự đúng đắn. Các nhân viên tuy đều được đào tạo tuy nhiên chưa thật sự đúng thời điểm. Thông thường nhà hàng sẽ triển khai đào tạo vào thời điểm ít khách nên việc lựa chọn đối tượng cần được đào tạo chưa thực sự đúng đắn và hiệu quả.

- Các phương pháp, hình thức đào tạo trong nhà hàng cịn ngèo nàn, chưa đa dạng. Nhà hàng chỉ sử dụng phương pháp đào tạo cơ bản, truyền thống như đào tạo trực tiếp, kèm cặp mà ít áp dụng phương pháp mới mẻ, hiện đại như đào tạo từ xa, đào tạo qua Internet… Mặt khác, trong quá trình triển khai nhà hàng ít tổ chức cho nhân viên đi tham quan, học hỏi từ thực tế ở các nhà hàng có quy mơ lớn hơn, môi trường chuyên nghiệp.

- Nhà hàng chưa tạo được động lực cho nhân viên trong quá trình đào tạo. Chưa có những chính sách hỗ trợ nhân viên về mặt vật chất và tinh thần trong quá trình đào tạo để gây hứng thú, tạo động lực thúc đẩy nhân viên thực hiện tốt chương trình đào tạo.

- Cơng tác đánh giá kết quả chưa hồn thiện: Nhà hàng đánh giá kết quả sau đào tạo chưa có ý kiến nhận xét khách quan của nhân viên, chưa áp dụng một cách linh hoạt và đồng bộ những phương pháp đánh giá sau đào tạo. Vì vậy, chưa đánh giá được chính xác năng lực và các kết quả đạt được của nhân viên tham gia đào tạo.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

- Khi xác định nhu cầu đào tạo, ban quản trị và cán bộ đào tạo khơng tìm hiểu kỹ tâm lý, nguyện vọng của từng nhân viên trong nhà hàng nên nhu cầu đào tạo chưa thực sự là nhu cầu của nhân viên.

- Bởi vì trong quá trình xác định nhu cầu đào tạo nhà hàng đã làm chưa tốt nên việc lựa chọn đối tượng đào tạo chưa thực sự đúng đắn. Ban quản trị chỉ lựa chọn đối tượng đào tạo một cách ngẫu nhiên theo từng đợt và thường đào tạo ồ ạt vào một thời điểm.

- Nhà hàng chưa đầu tư thích đáng vào cơng tác đào tạo nhân lực, cơng tác đào tạo chỉ dập khn máy móc theo một đường lối nhất định. Sự liên kết với các trung tâm đào tạo ở ngoài chưa được mở rộng, vẫn luôn hợp tác với các trung tâm quen thuộc mà các khóa đào tạo trước đây nhà hàng vẫn mời. Ngồi ra, cũng có thể phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên khơng có sự sáng tạo gây nên sự nhàm chán cho người học, một phần cũng là do người học không ý thức được tầm quan trọng của việc đào tạo này.

- Ban Giám đốc nhà hàng chưa thực sự quan tâm sát sao đến công việc đào tạo nhân viên cho nhà hàng mà chủ yếu vẫn chỉ ngồi một chỗ chỉ đạo cán bộ đào tạo sau đó nhận kết quả đào tạo được gửi lên. Ngoài ra, những nhân viên tham gia đào tạo cũng chưa được hỗ trợ kinh phí đào tạo cũng như chưa có khen thưởng về vật chất đối với các nhân viên hoàn thành xuất sắc quá trình đào tạo.

- Việc đánh giá kết quả sau đào tạo chưa thực sự nghiêm túc bao gồm cả đánh giá nhân viên và đánh giá chương trình đào tạo. Sau khi các nhân viên kết thúc quá trình đào tạo quản lý chỉ dựa vào các phiếu đánh giá để nhận xét, chưa thu thập các ý kiến từ các giám sát viên, người trực tiếp dạy kèm hướng dẫn người được đào tạo. Nhà hàng chưa xây dựng được hệ thống đánh giá hiệu quả đào tạo nên việc ứng dụng vào thực tiễn sau đào tạo của nhân viên chưa thực sự đạt hiệu quả cao.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI TỔ HỢP ẨM THỰC VÀ

HỘI NGHỊ SUM VILLA, CÔNG TY TNHH TỨ PHƯƠNG, HÀ NỘI 3.1. Dự báo triển vọng và quan điểm hồn thiện chương trình đào tạo nhân lực tại Tổ hợp Ẩm thực và Hội nghị Sum Villa

3.1.1. Phương hướng và mục tiêu hoạt động kinh doanh tại Tổ hợp Ẩm thực và Hộinghị Sum Villa nghị Sum Villa

3.1.1.1. Phương hướng kinh doanh

- Đầu tư hơn nữa cho cơng tác quảng cáo, tiếp thị, tìm hiểu và giới thiệu thơng tin trên các trang website, chú trọng công tác dịch vụ sau bán như: Khuyến mại, giảm giá, trích tỷ lệ hoa hồng…

- Đa dạng các loại hình dịch vụ của nhà hàng để có thể đáp ứng hơn nữa nhu cầu ngày càng đa dạng vủa khách hàng. Mặt khác, nhà hàng cần nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng để khách hàng luôn cảm thấy hài long, thoải mái nhất khi đến sử dụng dịch vụ tại nhà hàng.

- Tiếp tục đẩy mạnh khai thác thị trường khách trong và ngoài nước, đặc biệt tổ chức các chương trình hội nghị, hội thảo, cưới hỏi trong một mơi trường có tính chun nghiệp cao.

3.1.1.2. Mục tiêu hoạt động kinh doanh của nhà hàng

- Mục tiêu tổng quát:

Tạo dựng vị thế của thương hiệu Tổ hợp Ẩm thực và Hội nghị Sum Villa trong lòng khách hàng. Việc định vị được thương hiệu khẳng định vị trí cũng như thành cơng của Tổ hợp Ẩm thực và Hội nghị Sum Villa trong hệ thống các nhà hàng, trung tâm tiệc cưới ở Việt Nam, cùng với mục tiêu cụ thể hàng năm về doanh thu.

Về thị trường khách: Nhà hàng quyết tâm giữ vững và phát triển lượng khách nội địa. Bên cạnh đó nhà hàng cũng xúc tiến quảng cáo, tiếp thị để mở rộng thị trường khách nước ngồi.

Về chương trình đào tạo: Không ngừng tăng cường chất lượng đội ngũ lao động trong nhà hàng thông qua việc xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch đào tạo thật kỹ lưỡng, hợp lý.

- Mục tiêu cụ thể:

Từ các mục tiêu kinh doanh tổng quát, nhà hàng đã đưa ra các mục tiêu kinh doanh cụ thể qua bảng sau:

Bảng 3.1: Kế hoạch hoạt động kinh doanh của Tổ hợp Ẩm thực và Hội nghị Sum Villa năm 2017

ST T Các chỉ tiêu ĐVT Thực hiện 2016 Kế hoạch 2017 So sánh KH/TH 2017/2016 +/- % 1 Doanh thu Tr.đ 186.643 315.430 +128.787 140,83 2 Chi phí Tr.đ 130.317 180.643 +50.326 127,86 3 Lợi nhuận Tr.đ 30.129,36 61.199,58 +31.070,22 150,77 4 Lao động Người 170 185 +15 108,11

Qua bảng số liệu ta thấy:

Kế hoạch hoạt động kinh doanh của Tổ hợp Ẩm thực và Hội nghị Sum Villa năm 2017 có xu hướng tăng nhẹ so với kết quả đã thực hiện năm 2016.

Kế hoạch năm 2017 so với thực hiện năm 2016: Tổng doanh thu tăng 128.787 triệu đồng, tương ứng tăng 140,83%; tổng chi phí tăng 50.326 triệu đồng, tương ứng tăng 127,86%; số lao động tăng 15 người, tương ứng tăng 108,11%; lợi nhuận tăng 31.070,22 triệu đồng, tương ứng tăng 150,77%.

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, địi hỏi phải có sự quyết tâm phấn đấu khơng ngừng của ban quản trị nhà hàng cùng tất cả nhân viên không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và tăng cường đa dạng hóa các dịch vụ mà nhà hàng cung cấp. Để đạt được điều đó nhà hàng cần phải tăng cường đào tạo và xây dựng các chương trình đào tạo hợp lý để nâng cao trình độ chun mơn phục vụ của nhân viên nhằm đáp ứng được nhu cầu thị trường khách mục tiêu của nhà hàng, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại nhà hàng.

3.1.2. Phương hướng và quan điểm hồn thiện chương trình đào tạo nhân lực tại Tổ hợp Ẩm thực và Hội nghị Sum Villa

3.1.2.1. Phương hướng hồn thiện chương trình đào tạo nhân lực

- Với mục tiêu là khai thác triệt để các nguồn khách nội địa và đẩy mạnh thu hút quốc tế nhằm nâng cao lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, Tổ hợp Ẩm thực và Hội nghị Sum Villa xác định phương hướng đào tạo theo phương châm: “Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động”. Trước mắt, nhà hàng phải tăng cường công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ nhân viên nhất là nhân viên phục vụ bàn, có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ lâu năm, cán bộ làm việc có hiệu quả bằng việc cất nhắc, đề bạt, khen thưởng,… Về lâu dài, nhà hàng hoàn chỉnh cơng tác tuyển dụng và đào tạo nhân sự để có sức trẻ, trình độ học vấn và năng động sáng tạo đáp ứng nhu cầu cơng việc. Hình thức đào tạo mà nhà hàng sẽ áp dụng là kèm cặp, hướng dẫn trực tiếp của cán bộ có tay nghề cao, tổ chức thi thăng cấp cho cán bộ công nhân viên… Đồng

thời nhà hàng cũng khuyến khích nhân viên học tại các trường lớp, trung tâm đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng.

- Thường xuyên mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nhân lực trong và ngoài nhà hàng nhằm đảm bảo mọi nhân viên trong nhà hàng đều được đào tạo về chuyên môn, tay nghề,… Việc đào tạo phải được thực hiện từ những nhà quản trị, nhân viên mới và cả những nhân viên cũ đang làm việc tại nhà hàng. Điều này tạo nên một bộ máy làm việc chuyên nghiệp từ lãnh đạo cho tới nhân viên vì vậy mà năng suất lao động của nhà hàng được nâng cao.

- Hồn thiện chương trình đào tạo nhân viên tại nhà hàng hướng đến nâng cao chất lượng lao động, tăng năng suất lao động… Hiện nay giữa các nhà hàng, sự cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt và khốc liệt về thị trường, giá cả, sản phẩm, chất lượng dịch vụ. Để tận dụng được những cơ hội cũng như hạn chế được những khó khăn trong cuộc cạnh tranh hiện nay, nhà hàng cần tổ chức tốt công tác đào tạo nhân viên để có đội ngũ lao động chất lượng cao, tạo được lợi thế và nét đặc trưng về chất lượng dịch vụ.

- Hồn thiện tạo điều kiện cho người lao động đóng góp tốt hơn u cầu cơng việc nhằm thỏa mãn nhu cầu và nguyện vọng của người lao động, công tác tổ chức đào tạo phải được thực hiện dựa trên nhu cầu và nguyện vọng của nhân viên trực tiếp tham gia đào tạo trong nhà hàng.

- Tăng cường công tác đánh giá kết quả của nhân viên sau đào tạo và chú trọng hơn đến việc đánh giá tình hình làm việc thực tế của nhân viên sau quá trình đào tạo. Điều này sẽ giúp cho nhân viên có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc học hỏi, tiếp thu kiến thức từ giảng viên cũng như các học viên khác cùng tham gia chương trình đào tạo của nhà hang.

- Ngồi ra, cần tăng cường các chính sách đãi ngộ cho nhân viên tham gia các chương trình đào tạo, điều này giúp cho nhân viên cảm thấy yên tâm hơn khi làm việc tại nhà hàng, từ đó hướng tới góp phân hồn thiện mục tiêu chung của nhà hàng.

3.1.2.2. Quan điểm hoàn thiện chương trình đào tạo nhân lực

- Việc xây dựng chương trình đào tạo nhân lực phải dựa trên cơ sở đồng bộ các bước, các nội dung trong quy trình xây dựng chương trình đào tạo nhân lực: từ việc xác định nhu cầu đào tạo nhân lực, xác định mục tiêu đào tạo, lựa chọn đối tượng đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo cho đến dự tính chi phí, lựa chọn giảng viên và đánh giá sau đào tạo. Xây dựng các chương trình đào tạo phải đi sát với thực tế, hướng tới mục tiêu nâng cao tồn diện trình độ chun mơn, kỹ năng làm việc, khả năng giao tiếp,… của nhân viên để nhân viên sau quá trình đào tạo phải thực sự làm được việc, nâng cao được trình độ chun mơn, tay nghề của mình.

- Coi đầu tư cho đào tạo là chiến lược và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà hàng trong tương lai, góp phần làm tăng lợi nhuận cho nhà hàng.

- Xác định nhu cầu đào tạo nhân viên cụ thể và chi tiết trong nhà hàng; xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên đa dạng về hình thức và phương pháp đào tạo; triển khai thực hiện đào tạo nhân viên được đầu tư thêm kinh phí; đánh giá kết quả đào tạo phải được khách quan.

- Đánh giá kết quả đạo tạo của người lao động, lấy đó làm cơ sở để đề bạt thăng tiến cho nhân viên trong nhà hàng. Mỗi năm tổ chức một đến hai lần hội nghị khách hàng, hội nghị khen thưởng, kỉ luật cho những cá nhân, bộ phận tích cực đóng góp cho cơng tác đào tạo và phát triển nhân lực của nhà hàng

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chương trình đào tạo nhân lực tại Tổ hợp Ẩm thực và Hội nghị Sum Villa

3.2.1. Hoàn thiện xác định nhu cầu đào tạo nhân lực

Việc xác định nhu cầu đào tạo và mục tiêu đào tạo tại Tổ hợp Ẩm thực và Hội

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện chƣơng trình đào tạo nhân lực tại tổ hợp ẩm thực và hội nghị sum villa, công ty TNHH tứ phƣơng, hà nội (Trang 35)