6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp:
2.1. Thực trạng quá tình sản xuất nơng nghiệp và ảnh hưởng của nó tới việc làm
2.1.2. Ảnh hưởng của quá trình sản xuất tới việc làm của lao động nông nghiệp
Bảng 2.1.2.1. Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 2014
1
Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn của một số ngành chủ yếu(giá thực tế)
Tỷ đồng 12262 13989 15796 17670
Trong đó
-Nơng, lâm, thủy sản Tỷ đồng 5522 6598 7299 8076
+Trồng trọt Tỷ đồng 1570 1657 1738 1945 +Chăn nuôi Tỷ đồng 3952 4941 5561 6131 -Dịch vụ Tỷ đồng 3955 4833 5640 6560 +Thương mại Tỷ đồng 1390 1533 1760 2050 +Dịch vụ Tỷ đồng 2375 3100 3640 4240 +Du lịch Tỷ đồng 190 200 240 270
-Công nghiệp và xây
dựng Tỷ đồng 2785 2558 2857 3034
+Công nghiệp Tỷ đồng 1683 1448 1757 2020
+Xây dựng Tỷ đồng 1102 1110 1110 1014
2
Cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn của một số ngành chủ yếu(giá thực tế)
% 100 100 100 100
Nông, lâm, thủy sản % 45,0 47,2 46,2 45,7
Dịch vụ % 32,3 34,5 35,7 37,1
Công nghiệp, xây dựng % 22,7 18,3 18,1 17,2
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phịng năm 2014
Qua bảng số liệu ta có thể thấy cơ cấu giá trị sản xuất ngành nơng, lâm, thủy sản tuy có xu hướng giảm nhẹ trong thời gian qua nhưng giá trị nó mang về thì lại tăng, cụ thể vào năm 2012 khi cơ cấu giá trị sản xuất là 47,2% nhưng chỉ đạt 6598 tỷ đồng, sang năm 2013 với cơ cấu 46,2% giảm đi 1% nhưng lại đạt 7299 tỷ đồng và với cơ cấu giá trị sản xuất là 45,7% năm 2014, ngành này đã mang về 8076 tỷ đồng. Điều này
cho thấy, người dân đã sử dụng những nguồn đầu vào tốt, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt để cho ra sản phẩm tốt về mặt chất lượng và đảm bảo về mặt sản lượng. Ngành nơng, lâm, thủy sản ln đóng vai trị hết sức quan trọng đối với huyện Ba Vì, nó là ngành phát triển chủ lực mang lại nguồn giá trị cao nhất.
* Kết quả điều tra trong 2542 người ở độ tuổi lao động cho thấy, có 1737 lao động có việc làm (chiếm 68,33%), số người trong độ tuổi lao động khơng có nhu
cầu làm việc là 512 người (chiếm 20,14%), số người thất nghiệp là 64 người (chiếm 2,5%), bán thất nghiệp là 229 lao động (chiếm 9,03%).
Biểu đồ 2.2.1.2. Lao động phân theo tình trạng việc làm
Có việc làm
Không tham gia lao động Bán thất nghiệp
Thât nghiệp
(Nguồn: Số liệu điều tra 2014)
Lao động ở Ba Vì chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, trình độ cịn kém, đa số họ làm việc chăn nuôi, trồng trọt, những công việc này mang tính mùa vụ, chu kì, khơng thường xun. Khi đến mùa vụ thì người lao động có việc làm, khi hết mùa vụ thì thời gian nhàn rỗi rất nhiều nhưng người lao động khơng biết làm gì hoặc khơng tìm được việc khác làm trong thời gian đó mà dẫn đến tình trạng bán thất nghiệp tràn lan.
Bán thất nghiệp: Là những người làm việc theo ngày, tuần hay mùa. Công việc của họ không được tiến hành liên tục trong năm do tích chất cơng việc quy định.
Giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp bán thất nghiệp cần:
- Đẩy mạnh việc cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp ở mỗi địa phương theo hướng phát triển các ngành chăn nuôi và phát triển sản xuất các loại câu trồng có trình độ thâm canh và có giá trị kinh tế cao mà thị trường, nhất là thị trường ngồi nước có nhu cầu.Việc phát triển chăn ni và phát triển sản xuất các loại cây trồng có trình độ thâm canh và giá trị kinh tế cao sẽ thu hút một bộ phận đáng kể lao động nông thôn vào sản xuất nông nghiệp.
- Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông thôn.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (sử dụng từ 4 - 5 đến vài chục lao động) có vai trị rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn. Về thực chất các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu ra đời và hoạt động trên cơ sở kinh tế gia đình và tiểu thủ. Đây là loại hình doanh nghiệp thích ứng rộng rãi trong nền kinh tế hàng hố do có thể thay đổi một cách linh hoạt về phương hướng, quy mô sản xuất kinh doanh và ứng dụng công nghệ sản xuất...là một nguồn thu hút lao động tại chỗ quan trọng, góp phần tích cực giải quyết việc làm cho lao động.
- Phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn.
Phát triển các làng nghề phi nông nghiệp trong nông thôn là một trong các hướng chủ yếu để tạo việc làm cho lao động. Các ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn rất đa dạng, bao gồm nhiều ngành nghề cụ thể thuộc các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ trong nông thôn. Phát triển các ngành công nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp nơng thơn có vai trị rất quan trọng vì nó sẽ huy động được các nguồn lực sẵn có tại chỗ để phát triển kinh tế, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nơng thơn.
- Bên cạnh đó cũng cần đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, gắn dậy nghề với nhu cầu việc làm, có chế độ khuyến khích người học nhằm từng bước nâng cao đội ngũ lao động có trình độ chun mơn, kỹ thuật cao đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động.