Trình độ chun mơn SốNam Nữ Chung
người Tỷ lệ(%) ngườiSố Tỷ lệ(%) ngườiSố Tỷ lệ(%)
1. Chưa qua đào tạo 597 39.8 783 65.25 1380 51.11
2. CNKT khơng có bằng 420 28 115 9.58 535 19.82
3. Có chứng chỉ nghề ngắn hạn 81 5.4 72 6.0 153 5.67
4. Có bằng nghề dài hạn 54 3.6 0 0 54 2
5. Trung học chuyên nghiệp 63 4.2 72 6.0 135 5
6. Cao đẳng 168 11.2 72 6.0 240 8.88
7. Đại học 117 7.8 86 7.17 203 7.52
Tổng 1500 100.0 1200 100.0 2700 100.0
(Nguồn: Số liệu điều tra 2013)
Trình độ CMKT thấp và khơng có CMKT được coi là một trở ngại lớn đối với người lao động, họ khó tìm được việc làm theo mong muốn và ít có cơ hội tham gia vào thị trường lao động. Mặt khác, khả năng tạo việc làm ở khu vực nông thôn hàng năm là hạn hẹp. Hơn nữa, trong những năm qua, quá trình cơ cấu lại khu vực kinh tế nhà nước nói chung và sắp xếp các DNNN nói riêng có tác động mạnh đến sự gia tăng lao động dôi dư trong nền kinh tế, việc sắp xếp lại lao động, tinh giảm biên chế đã làm cho nhiều lao động phải đi tìm việc ở khu vực kinh tế ngồi quốc doanh, trong đó một số lao động chuyển về nơng thơn tìm kiếm việc làm từ sản xuất nơng nghiệp. Phần lớn những lao động này chỉ làm những công việc tạm thời, hoặc làm thuê, công việc không ổn định, làm cho nhu cầu việc làm ở nông thôn càng tăng lên. Khu vực nông thơn huyện Ba Vì chiếm khoảng 57,36% lực lượng lao động của huyện, trong đó thường xuyên có gần 30% lao động thiếu việc làm, phải tìm việc làm thêm ở các địa phương khác.
Kết quả điều tra 2135 người trong độ tuổi lao động thì có tới 70,5% trong số đó làm việc trong khu vực nơng, lâm, ngư nghiệp. Con số này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế của huyện. Tuy nhiên, với những lợi thế về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, khu du kịch sinh thái...nhưng khu vực thương mại – dịch vụ chỉ thu hút 16,8% lượng lao động tham gia vào khu vực này. Bên cạnh đó thì khu vực cơng nghiệp – xây dựng cũng không khả quan mấy khi chỉ chiếm 12,7% lượng lao động làm việc.