Chứng minh (qua bài thơ Nhớ rừng)

Một phần của tài liệu MOT SO DE THAM KHAO v8 HSG (Trang 46 - 51)

a Ngơn từ phong phú, giàu tính tạo hình và sức biểu cảm, biểu hiện qua: + Việc miêu tả hình tượng con hổ bị giam cầm ở vườn bách thú.

+ Việc miêu tâ hình tượng con hổ giữa chơn nước non hùng vĩ trong niềm nhớ tiếc.

{đây là ý trọng tâm của bài làm)

b Ngơn ngữ thơ giàu nhạc tính, âm điệu dồi dào, biểu hiện qua: + Thể thơ và cách gieo vần, phối thanh đầy sáng tạo.

+ Cách ngắt nhịp linh hoạt, có câu ngắt nhịp rất ngắn, có câu lại trải dài.

+ Giọng thơ đa thanh, khi thì u uất, dằn vặt, khi thì say sưa, tha thiêt, hùng tráng, song tất cả vẫn nhất quán, liền mạch và tràn đầy cảm xúc.

c Sức mạnh chi phôi ngôn ngữ và nhạc điệu của bài thơ xét cho cùng vẫn là sức mạnh của mạch cảm xúc sôi nổi, mãnh liệt.

+ Bài thơ Nhớ rừng đã thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ của Thê Lữ và khả năng nghệ thuật của ngôn ngữ thơ tiếng Việt.

+ Với ý nghĩa ấy, Nhớ rừng và nhiều bài thơ khác của Thê Lữ đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho Thơ mới.

BÀI VIẾT GỢI Ý

Sau năm 1930, văn học Việt Nam chứng kiến một cuộc đổi mới mạnh mẽ và sâu sắc của thơ ca. Thơ mới ra đời, khẳng định sự đoạn tuyệt với nền thơ cũ. Thơ mới, trước hết là mới ở hình thức của thơ, mà đặc biệt là ở ngơn ngữ thơ. Nhà phê bình văn học Hồi Thanh có nhận xét về thơ Thế Lữ - nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới - như sau: “Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ

như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được”

{Thi nhân Việt Nam).

Hồi Thanh đã dùng một cách nói đầy hình ảnh để ca ngợi tài năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của Thê Lữ trong sáng tạo thơ ca. Thê Lữ đã “điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được”, bằng “một sức mạnh phi thường”. Văn học, trước hết là nghệ thuật của ngôn từ. Và không ở đâu bằng trong thơ, ngôn ngữ giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Ngơn ngữ thơ vừa là tiếng nói chân thực giàu có của đời sổng hiện thực, vừa là tiếng nói của trí tưởng tượng diệu kì, lại vừa là tiếng nói tình cảm của con tim đang xúc động. Ngôn ngữ thơ là sự biểu hiện tập trung nhất tính hàm súc, mĩ lệ, phong phú của ngơn ngữ. Ngôn ngữ trong thơ Thế Lữ đã có được tất cả những vẻ đẹp ây. Ở bài thơ Nhớ rừng, nhà thơ đã vận dụng ngôn từ tiếng

Việt một cách tài tình để khắc họa tâm trạng của con hố' bị giam cầm trong cũi sắt, qua đó diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt.

Luận điểm 1: Trước tiên, có thế’ thấy ngơn từ của Nhớ rừng vố cùng phong phú, giàu tính tạo hình và sức biêu cảm. Thế Lữ đã xây dựng hai cảnh tượng tương phản: cảnh vườn bách

thú, nơi con hổ bị nhốt, và cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hô ngự trị những ngày xưa. Cả hai cảnh đều được miêu tả đầy ân tượng.

Trong cành con hổ bị giam cầm ở vườn bách thú, nhà thơ tập trung khắc họa hoàn cảnh, thân phận và tâm trạng ngao ngán, uất hận của con hổ. Câu thơ mơ đâu bài thơ thật giản dị mà cô đọng, diễn tả đầy đủ ý nghĩa của cả đoạn thơ:

Gậm một khôi căm hờn trong cũi sắt

Thê Lữ không dùng từ “gặm” (nêu là gặm thì có vẻ “ngon lành” q?), cũng khơng dùng từ “ngậm” (có vẻ nhẫn nhục q chăng?). Từ “gậm” khơng phải là cách nói phổ biển trong tiếng Việt, nhưng trong văn cảnh này, nó đã thể hiện đúng tâm trạng của con hổ. Từ “gậm” mang trong

Ôn thi HSG-Ngữ văn 8

nó cái ý nghĩa thâm thía của sự đau khổ, cay đắng, chua xót và nung nấu căm hờn. “Khối căm hờn” là một cách nói hình ảnh, bắt nỗi căm hờn vơn vơ hình phải hiện ra thành hình, thành khối, có tác dụng cụ thể hóa nỗi niềm của con hổ. Như để cắt nghĩa cho “khối căm hờn” ấy, tác giả đã dùng cả một hệ thống từ ngữ để dựng nên một đối lập đầy bi kịch: một bên là con hổ - oai linh

rừng thẳm’, một bên là củi sắt, lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ, bọn thú dở hơi, cặp báo vô tư lự và những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối... Trong đoạn thơ thứ nhất và thứ tư, ngôn ngữ thơ

chủ yếu là tả thực, miêu tả hoàn cảnh thực tại của thân tù hãm và nỗi ngao ngán, chán chường,

uất hận của con hổ.

Đặc sắc nhất của bài thơ vẫn là đoạn thơ thứ hai và thứ ba, tả tâm trạng nhớ tiếc của con hổ về một “thuở tung hoành hống hách những ngày xưa” nơi “cảnh sơn lâm bóng cả, cây già”. Bị giam cầm trong cũi sắt, con hổ đau đáu một nỗi nhớ rừng. Đối với chúa sơn lâm, rừng là tất cả. Nhớ rừng là nhớ tiếc Tự do. Nhớ rừng là nhớ tiếc thời Oanh liệt. Nhớ rừng là nhớ tiếc cái Cao cả, cái Chân thưự, cái Tự nhiên... Cho nên hình ảnh rừng - con hổ gọi một cách rất trang trọng là cảnh nước non hung vĩ • đã hiện lên với tất cả những gì lớn lao, dữ dội, phi thường... Đó là cảnh

bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, tiếng thét khúc trường ca dữ dội, cảnh những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, cảnh những chiều lênh láng máu sau rừng... Bút pháp tạo hình của Thế Lữ tập trung khắc họa cái phi thường làm nổi bật hình ảnh rừng già “ngàn

năm cao cả âm u” đầy hoang vu, bí hiểm và dữ dội oai linh. Bên cạnh đó, cịn có những nét bút mềm mại vẽ nên cảnh thơ mộng của rừng thẳm với những đêm vàng bèn bờ suối, những bình

minh cây xanh nắng gội...

Ngịi bút tài hoa của Thế Lữ đã khắc họa, ở vị trí trung tâm của bức tranh núi rừng hùng vĩ và thơ mộng, hình ảnh con hổ với một vẻ đẹp oai phong lẫm liệt vẻ đẹp của chúa sơn lâm, vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc chúa tể của

mn lồi:

Ta bước chân lên, dõng dạc, dường hồng , Lượn tấni thân như sóng cuộn nhịp nhàng, Vờn bóng âm thẩm, lá gai, cỏ sắc.

Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc, Là khiến cho mọi vật đều im hơi. Ta biết ta chúa tể cả mn lồi,

Giữa chốn thảo hoa không tên, không ti.

Khi rừng thiêng thét khúc trường ca dữ dội thì con hổ cũng bước chán lên trong tư thê dõng

sống động, đầy những động từ, tính từ và những so sánh, ẩn dụ giàu chất tạo hình, đã miêu tả thật chính xác từng động tác của bàn chân, tấm thân và ánh mắt, gợi lên vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh vừa uyển chuyển, mềm mại của chúa sơn lâm.

Luận điểm 2: Đoạn 3 mới là đoạn tuyệt bút của bài thơ, với vẻ đẹp hài hòa và lộng lẫy của một bộ tranh tứ bình, bộc lộ hết khả năng nghệ thuật của ngôn ngữ thơ tiếng Việt. Trong nỗi nhớ da diết của con hổ hiện lên bốn cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ, dữ dội mà tráng lệ, thơ mộng, ở vị trí trung tâm là hình ảnh con hổ với tư thế uy nghi và sức mạnh của vị chúa tể chế ngự cả tự nhiên. Có cảnh sáng xanh, chiều đỏ, đêm vàng. Có cảnh mưa núi mịt mờ, có cảnh rừng xanh chan hịa ánh nắng... Ân tượng nhất là cảnh “chiều lênh láng máu sau rừng” đẹp dữ dội với con hổ đang đợi mặt trời chết để chiếm lấy riêng phần bí mật của vũ trụ. “Chêt mảnh mặt trời” là một cách nói mới mẻ và giàu sức gợi cảm. sắc đỏ của ánh tà dương trở thành máu của mặt trời đang hấp hôi, nhuộm đỏ cả không gian sau rừng, vầng thái dương vĩ đại của vũ trụ chỉ là một mảnh bé nhỏ trong con mắt ngạo mạn và khinh miệt của chúa sơn lâm. Trước hình ảnh mặt trời đang hấp hơi vơ cùng thảm hại, tầm vóc của chúa sơn lâm càng trở nên kì vĩ, bao trùm cả vũ trụ. Bốn bức tranh cùng vẽ về một con hổ với những phông cảnh và tư thế khác nhau, đã khái quát trọn vẹn về một thời oanh liệt của chúa sơn lâm. Bốn bức tranh là bốn nỗi hồi niệm đầy tiêc ni, uất hận, là bốn câu hỏi mà giọng điệu cứ tăng tiến dần. “Nào đâu...” là tiếng than ngậm ngùi tiếc nuối mở đầu dịng hồi niệm. Đến những câu hỏi tiêp theo “Đâu...”, “Đâu...”, nuối tiếc đã nhuốm đầy đau đớn. Và đặc biệt là câu hỏi cuối cùng, kéo dài đến ba dịng thơ, đã là lời chất vấn dữ dội tìm về một dĩ vãng huy hồng. Nhưng dĩ vãng có bao giờ trở lại, càng nhớ tiếc lại càng xót đau. Giác mơ huy hồng c'i cùng khép lai trong tiếng than tràn đầy u uấtt:

Than ơi! Thời oanh liệt nay cịn đâu?

Luận điểm 3: Bên cạnh tính tạo hình và sức biểu cảm phong phú, ngơn ngữ của Nhớ rừng còn rất giàu nhạc tính. Nói như Hồi Thanh, “thơ Thế Lừ về thể cách mới không chút rụt

rè, mới từ số câu, số chữ, cách bỏ vần, cho đến tiết tâu, âm thanh...” Âm điệu của Nhớ rừng rất dồi dào và mới mẻ. Thơ tám chữ đã có trong thơ ca trun thơng ở thế hát nói, nhưng phải đến

nhớ rừng mới được cô định với tư cách là một thể thơ. Nhớ rừng là một bài thơ tám chữ, có câu

trải dài đên mười chữ ‘Với tiêng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi”. Bô cục khá lạ: bài thơ gôm năm khổ, số câu trong mỗi khổ không đều nhau. Rõ ràng sự phân bố số câu thơ trong các

khổ không theo một quy luật nào cả, mà chỉ tuân theo quy luật của cảm xúc: nỗi nhớ rừng’ và niêm khao khát tự do mãnh liệt đã kéo dài khổ thứ hai và khổ thứ ba. Mạch cảm xúc sôi nổi và mãnh liệt chi phôi cả cách gieo vần và phôi thanh: bài thơ gieo vần liên tiếp, cứ hai câu vần bằng lại đến hai câu vân trắc. Có chỗ vần của câu ci khổ trên tràn xuông bắt vần với câu đầu khổ

Ôn thi HSG-Ngữ văn 8

dưới, chẳng hạn:

Giữa chôn thảo hoa không tên không tuổi Nào đâu những đêm vàng bên bờ suôi

Than ôi! Thời oanh liệt nay cịn dâu? Nay ta ơm niềm uất hận ngàn thâu

Cách gieo vần ấy buộc phải đọc liền mạch để khơng làm đứt đoạn dịng cảm xúc. Làm nên

nhạc của bài thơ, cịn do cách ngắt nhịp. Nhớ rừng có cách ngắt nhịp rất linh hoạt, thường là

nhịp 3/5 và 4/4, nhưng nhiều khi cũng thay đổi cách ngắt nhịp, tạo nên nhạc điệu của cảm xúc. Có câu ngắt nhịp rất ngắn: câu Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng với cách ngắt nhịp 2/2 như xé vụn câu thơ, tạo nên giọng chì chiết bực dọc của con hổ trước những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dôi. Nhưng câu thơ trãi dãi ơ khổ thứ hai va khô thứ ba tao nên giọng điệu hùng tráng, say sưa và tha thiết, thể hiện niềm tiếc nhớ của con hổ về một “thuở tung hoành hống hách những ngày xưa” nơi “nước non hùng vĩ”. Khép lại hai khổ thơ này là câu thơ “Than ơi! Thời oanh liệt nay cịn đâu?”. Câu thơ ngắt nhịp 2/6, có đến bảy thanh bằng, tạo giọng điệu buồn thương, u uât và ngậm ngùi tiêc nhớ.

Thơ là tiếng nói của tình cảm, mang theo những rung động chân thành của trái tim. Sức mạnh của ngôn ngữ và nhạc điệu của bài thơ Nhớ rừng xét cho cùng vẫn là sức mạnh của mạch cảm xúc sôi nổi, mãnh liệt. Nếu tâm hồn của nhà thơ khơng thấm thìa nỗi chán chường cảnh sống tù túng, tầm thường và niềm khao khát tự do thì khơng thể viết được những câu thơ đầy ma lực quyến rũ như vậy!

Với những đặc sắc nghệ thuật vừa nói trên, Nhở rừng là bài thơ thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ của Thế Lữ và khả năng nghệ thuật của ngôn ngữ thơ tiếng Việt. Cùng với nhiều bài thơ khác của Thế Lữ, Nhớ rừng đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho Thơ mới.

ĐỀ SỐ 3 : Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ

Bức tranh đêm trăng, bức tranh ngày mưa hay bức tranh lúc bình minh là những ý chính cần phân tích khi tìm hiểu bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ.

DÀN BÀI : Mở bài phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng

• Đơi nét chính về tác giả Thế Lữ: người cầm lá cờ chiến thắng cho phong trào Thơ Mới…

• Giới thiệu tác phẩm Nhớ rừng của Thế Lữ: nêu khái quát tư tưởng cùng nội dung của bài thơ.

• Dẫn dắt đến bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng.

Thân bài phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng

• Bức tranh đêm trăng và sự say sưa của con hổ.

• Bức tranh ngày mưa và sự điềm nhiên của chúa sơn lâm.

• Bức tranh lúc bình minh với sự uy nghi của con hổ.

• Bức tranh chiều tàn cùng những sắc màu bi tráng.

Kết bài phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng

• Khái qt lại tồn bộ giá trị nội dung và nghệ thuật điển hình trong tác phẩm.

• Nhấn mạnh lại ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Nhớ rừng.

• Khẳng định bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng là một điểm nhấn mang đến giá trị lớn cho tác phẩm này.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI :

Một phần của tài liệu MOT SO DE THAM KHAO v8 HSG (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w