Bình minh qua, ngày tàn là thời khắc hồng hơn gõ cửa. Bức tranh thứ tư của bài chính là diễn tả thời khắc ấy của cảnh rừng. Đây là bức tranh cuối cùng nhưng có thể gây được ấn tượng mạnh mẽ nhất:
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”
Cảnh tượng hiện lên thật dữ dội trong hình ảnh “chiều lênh láng máu sau rừng”. Gam màu nóng trở thành gam màu chủ đạo của bức tranh. Đó có thể là màu của máu đỏ cũng có thể là màu của ánh sáng mặt trời. Nếu như ban ngày, mặt trời làm nhiệm vụ soi tỏa ánh sáng xuống nhân gian, sự sống của vạn vật cũng nương theo ánh sáng ấy mà vận hành thì đến khi mặt trời khuất bóng thì vạn vật cũng lấy khoảng thời gian mặt trời lặn xuống ấy để ngưng mọi hoạt động mà nghỉ ngơi. Thế nhưng, vị chúa tể lại đang chờ đón khoảnh khắc “chết mảnh mặt trời gay gắt” ấy để:
“Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?”
“Bí mật” ấy phải chăng chính là quyền lực từ tay vũ trụ. Hổ muốn chớp lấy cơ hội để đoạt
được quyền lực ấy mà chế ngự hồn tồn thế giới của nó.
Khát khao tuy to lớn, khung cảnh trong bốn bức tranh tuy hùng vĩ, nguy nga nhưng chỉ là những hình ảnh thuộc về dĩ vãng, dù có lúc hiển hiện rõ rệt nhưng kèm theo đó chỉ là nỗi nhớ da diết tới đau đớn của con hổ. Các điệp ngữ “nào đâu”, “đâu những” cùng hàng loạt các câu hỏi tu từ đã có vai trị diễn tả rất sâu sắc sự nhớ tiếc của con hổ đối với những gì nó đã trải qua.
Thời oanh liệt của những ngày xưa cũ được tung hoành ngang dọc thực chất đã khép lại và có khi khơng bao giờ trở về. Với vị chúa tể, sau tất cả có lẽ cịn lại chỉ là một tiếng than u uất khơng có sự đáp hồi:
“- Than ơi! Thời oanh liệt nay cịn đâu?”
Đó là lời than của con hổ, là nỗi niềm của nhà thơ nhưng thực chất cũng là tiếng lòng, tâm trạng chung của những con người phải sống trong sự kìm kẹp, giam hãm. Đối với thời buổi người dân Việt Nam phải sống cảnh nô lệ, bài thơ của Thế Lữ đã thay họ thể hiện niềm tiếc nuối về những chiến công vẻ vang chống giặc ngoại xâm của một thời oanh liệt của dân tộc mình. Đó có lẽ lí do khiến bài thơ được đón nhận rất nồng hậu, say sưa ngay từ khi ra đời.
Kết bài: Những câu thơ khắc họa bốn bức tranh về thiên nhiên núi rừng và sự hiện hữu của
chúa tể sơn lâm thực sự là những dịng tuyệt bút của bài thơ “Nhớ rừng”. Thơng qua việc sử dụng điệp ngữ, câu hỏi tu từ và hàng loạt các hình ảnh gợi màu sắc, đường nét của cảnh vật thiên nhiên, Thế Lữ không chỉ làm xuất hiện trước mắt người đọc tuyệt phẩm diễn tả sự kì vĩ, hùng
Ơn thi HSG-Ngữ văn 8
tráng của chốn rừng thiêng mà còn làm bộc lộ tâm sự, nỗi niềm của chúa tể sơn lâm. Đó cũng chính là tâm sự, nỗi niềm chung của con người thời đại…
Luận điểm 5: Đoạn thơ cuối nhiều bồi hổi thương nhớ, thương nhớ hình bóng q hương. Phân tích nghệ thuật, từ ngữ Điệp ngữ "nhớ" làm cho giọng thơ thiết tha, bồi hổi, sâu
lắng. Xa quê luôn "tưởng nhớ" khôn nguôi. Nhớ "màu nước xanh" của sông, biển làng chài. Nhớ
"cá hạc", nhớ "chiếc buồm vôi"... Thấp thống trong hồi niệm là hình ảnh con thun "rẽ sóng ra khơi" đánh cá. Xa quê nên mới "thấy nhớ" hương vị biển, hương vị làng chài thương yêu "cái mùi nồng mặn quá". Tình cảm thấm vào câu chữ, màu sắc, vần thơ. Tiếng thơ cũng là tiếng lòng
trang trải của hồn quê vơi đầy thương nhớ. Cảm xúc đằm thắm mênh mang:
"Nay xa cách lịng tơi ln tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vơi Thống con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá".
bình luận Nếu khơng có mấy câu thơ này, khó có thể biết bài thơ được viết trong xa cách, trong niềm tưởng nhớ khôn nguôi - bởi những cảnh tượng bên trên được miêu tả quá sống động, hệt như chúng đang diễn ra trước mắt nhà thơ. Nỗi nhớ thiết tha trong xa cách bật ra thành lời thơ giản dị, tự nhiên như một lời nói tự đáy lịng: “Tơi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”. Cậu học trò xa quê Tế Hanh nhớ về làng quê mình với tất cả màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm trắng, những con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, nhưng nhớ nhất là cái mùi nồng mặn đặc trưng của q hương. Với Tế Hanh, cái hương vị đó chính là hương vị riêng đầy quyến rũ của quê hương, là chất thơ bình dị và khỏe khoắn tốt lên từ bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng, từ đời sông lao động hàng ngày của người dân
Bài 2:. Suy Nghĩ Của Em Về Nhân Vật Chị Dậu Qua Đoạn Trích Tức Nước Vỡ Bờ:
Ngơ Tất Tố là một trong những nhà văn tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945. Các tác phẩm của ông chủ yếu xoay quanh chủ đề số phận của người nơng dân trước Cách mạng. Trong số đó phải kể đến tác phẩm "Tắt đèn" với những kiếp người khốn cùng, tăm tối mà tiêu biểu là nhân vật chị Dậu. Tuy nhiên ở người phụ nữ này luôn tiềm tàng một sức sống, sức phản kháng mãnh liệt đối với xã hội đầy bất cơng ấy. Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" chính là ví dụ điển hình nhất cho vẻ đẹp của chị Dậu và của người phụ nữ Việt Nam.
Vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu trước hết là vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng, thương con. Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa được thả sau những
đánh trận đánh nhừ tử vì khơng đủ tiền nộp sưu thuế. Đón chồng về trong tình trạng đau yếu tưởng như sắp chết mà trong nhà cũng chẳng có gì ngon để tẩm bổ, may thay người hàng xóm thương tình cho vay bát gạo nấu cháo cho chồng ăn lại sức. Cháo chín, chị ngồi quạt đợi cho cháo nguội rồi ân cần nâng chồng dậy, dịu dàng như nịnh nọt nói với chồng: "Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xốt ruột". Chị hãy cịn để ý xem chồng ăn có ngon miệng hay khơng. Chính những hình ảnh, cử chỉ đó đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của một người vợ đối với người chồng dù đang trong cơn khốn khó.
Khơng những thế, khi anh Dậu vừa mới kề bát cháo lên miệng thì bọn cường hào lại tìm đến nhà lơi ra đánh đập. Thương người chồng ốm yếu, chị không quản ngại mà quý xuống van xin cai lệ: "Cháu xin ông", "Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!". Tuy thế nhưng tiếng kêu van của chị khơng làm cho đám cường hao có một chút động lịng, chúng cứ thế xơng vào trói anh Dậu. Bị dồn vào thế chân tường, khơng cịn con đường nào khác, chị đã tức thì đánh trả lại bọn chúng để bảo vệ người chồng đau yếu khơng cịn chút sức kháng cự. Hành động ấy cũng đã chứng tỏ tình yêu thương của chị đối với chồng bất chấp cả cường quyền bạo ngược.
Yêu chồng, thương con, chị Dậu đau như đứt từng khúc ruột khi phải bán đứa con đầu lịng ngoan ngỗn hiếu thảo. Người đọc có thể thấy rằng chị Dậu là người mẹ tàn nhẫn, vì "hỗ dữ khơng ăn thịt con" vậy mà ở đây chị Dậu lại nhẫn tâm bán con cho nhà Nghị Quế. Nhưng không phải vậy. Người mẹ như chị phải bán đứa con mình đứt ruột đẻ ra mới biết nó đau đớn thế nào. Chị nghĩ rằng, sau khi chồng chị được tha về, hai vợ chồng sẽ làm ăn rồi chuộc con. Hơn nữa, cái Tí cũng được vào nhà Nghị Quế sang giàu, tuy chẳng mong cao sang tốt đẹp gì nhưng như thế có khi cịn hơn ở nhà. Với tất cả tình yêu dành cho chồng, cho con, chị Dậu chính là một người phụ nữ Việt Nam có những phẩm hạnh rất đáng quý và đáng trân trọng.
Ở nhân vật chị Dậu, người đọc còn thấy vẻ đẹp của một người phụ nữ giàu đức hy sinh. Cảnh nhà quẫn bách, chồng bị bắt trói vì khơng có tiền nộp sưu, chị Dậu phải cáng đáng vai trò là trụ cột trong cái gia đình khốn khổ ấy. Một mình chị phải chạy vạy khắp nơi, phải bán chó, bán con để lấy tiền nộp sưu cứu chồng khỏi vòng lao lý. Chị đã phải tất tả ngược xuôi, đổ bao mồ hơi nước mắt để đón chồng về trong cái tình trạng chỉ như cái xác khơng hồn. Thế nhưng, du khổ cực hay đau xót, người phụ nữ ấy chỉ rơi những giọt nước mắt lặng lẽ chứ không hề một lời kêu than. Một người phụ nữ Việt Nam thật nhân hậu, giàu đức hạnh và tình yêu!
Nhân hậu, giàu đức hạnh và tình u nhưng đó cũng chưa phải là tất cả vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu. Ở người phụ nữ này còn tốt lên tinh thần phản kháng mãnh liệt. Chính trong cái tình cảnh chứng kiến người chồng chuẩn bị lơi đi, tình u chồng và lịng căm thù bọn ác bá cường hào đã thôi thúc chị vùng lên dữ dội.
Ôn thi HSG-Ngữ văn 8
Khi chị đã hết lời van xin nhưng tên cai lệ vẫn khơng tha cho, cố tình sấn đến định bắt anh Dậu thì lúc này chị Dậu đã cảnh cáo: "Chồng tôi đau ốm, ơng khơng được phép hành hạ". Câu nói đầy cứng rắn, có đủ tình, đủ lí nhưng khơng ngăn nổi cái ác tiếp diễn. Tên cai lệ sấn tới tát chị và chính cái tát ấy như lửa đổ thêm dầu, làm bùng lên ngọn lửa căm hờn, chị nghiến hai hàm răng: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!". Tên cai lệ chưa kịp làm gì thêm thì đã bị chị "túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng queo trên mặt đất". Cịn tên người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu "túm tóc, lẳng cho cho một cái, ngã nhào ra thềm".
Có thể thấy sự chuyển biến tâm lý và hành động rất mạnh mẽ ở nhân vật trong tình cảnh này. Từ một người phụ nữ nơng thơn hiền lương, nghèo đói, ln sợ sệt lũ tay sai thúc thuế, chị đã dám phản kháng chống lại uy quyền. Đến lúc này thì nỗi căm phẫn đã lên đến đỉnh điểm, nỗi sợ hãi cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, thay vào đó là một bản lĩnh quật khởi rất cứng cỏi: "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tơi khơng chịu được".
Tức nước thì vỡ bỡ, có áp bức thì tất có đấu tranh là một quy luật tất yếu. Tuy vậy, sự đấu tranh của chị Dậu chỉ là hành động mang tính bộc phát chứ khơng có tính định hướng, cũng chưa có tính tập thể cho nên cuối cùng một mình chị vẫn khơng thể nào chống đỡ lại được cả một chế độ phong kiến thối nát, độc ác, chuyên quyền. Chị vẫn phải vùng chạy, lao vào màn đêm tăm tối như chính của cuộc đời của mình.
Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" được coi là một trong những đoạn trích hay nhất của tác phẩm "Tắt đèn". Đoạn trích vừa làm nổi bật vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng thương con, giàu đức hy sinh và sức phản kháng mãnh liệt, vừa thơng qua đó để lên án một xã hội cường quyền, áp bức bất công đẩy người nông dân thấp cổ bé họng vào đường cùng, buộc họ phải vùng lên tranh đấu.
ĐỀ SỐ 7 : Cảm nhận về ý nghĩa phần kết trong truyện ngắn Cô bé bán diêm - An - đéc