Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố mơi trường bên ngồi đến hoạch định

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạch định chiến lược phát triển thị trường tại công ty cổ phần hóa chất công nghệ mới việt nam (Trang 27 - 32)

6. Kết cấu đề tài

2.2. Phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh của công ty cổ phần hóa chất

2.2.1. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố mơi trường bên ngồi đến hoạch định

định chiến chiến lược phát triển thi trường của công ty

2.2.1.1. Ảnh hưởng từ nhân tố môi trường vĩ mô

Kinh tế:

Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2016 đạt 6,21%, năm 2017 là 6,81% và đạt mức kỷ lục 7,08% vào năm 2018, vượt qua các dự báo trước đó. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vịng 10 năm qua. Kể từ năm 2008, sau khi Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tăng trưởng GDP của Việt Nam mới lại chạm ngưỡng 7%, cho thấy nền kinh tế đã từng bước hồi phục vững chắc hơn. Theo Báo cáo Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2018 của Tổng cục Thống kê, trong năm qua, cơ cấu kinh tế của Việt Nam tiếp tục chuyển dịch tích cực theo xu hướng giảm tỷ trọng nơng, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng ngành cơng nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ. Bên cạnh đó, lĩnh vực cơng nghiệp chuyển dịch theo hướng phát triển các ngành cơng nghiệp có giá trị gia tăng cao và giá trị xuất khẩu lớn, trong đó cơng nghiệp chế biến, chế tạo sẽ tiếp tục là động lực quan trọng cho tăng trưởng năm 2019. Với sự đầu tư tích cực của các khu vực doanh nghiệp FDI, đặc biệt là từ các tập đồn kinh tế lớn, có chuỗi giá trị tồn cầu như Samsung, LG, Fomosa, Toyota vào các đô thị vệ tinh như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên. Đây là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có thể phát triển thị trường sản phẩm hóa chất PAC (Poly Aluminium Chloride) trong lĩnh vực xử lý nước, sang các khu đô thị mới nổi.

Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng tốt, nhu cầu và sản lượng hóa chất tại Việt Nam cũng đang có xu hướng tăng qua các năm. Qua đó mở ra nhiều cơ hội cho những nhà sản xuất hóa chất có khả năng thay đổi sản phẩm cho phù hợp với thị trường. Ví dụ, Tập đồn cơng nghiệp hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã phát triển các chất giặt rửa đậm đặc với nhãn hiệu Lixco, có thể tẩy vết bẩn trên áo trắng. Tuy nhiên, thị trường bị ảnh hưởng không nhỏ từ diễn biến căng thẳng kinh tế thương mại thế giới, đặc biệt là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc cũng như một số tác động từ chính sách và quy định hiện hành, đặc biệt là tình trạng khó khăn về ngun liệu đầu vào.

Tính chung cả năm 2018, VND đã mất giá khoảng 2,2 - 2,3% so với USD. Việc tỷ giá hối đối tăng có thể ảnh hưởng tới giá vốn hàng hóa của cơng ty. Cơng ty cần nắm được diễn biến của kinh tế để chủ động hơn trong việc nhập khẩu và dự trữ hàng hóa phục vụ hoạt động kinh doanh.

Chính trị - Pháp luật

Việt Nam là nước có nền chính trị ổn định, đây là điều kiện thuận lợi cho các công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh khơng bị gián đoạn. Chính phủ đã có những chính sách điều chỉnh thương mại theo những quy tắc, luật lệ chung quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giao dịch thương mại như thủ tục hải quan, chính sách cạnh tranh.

Theo Cục Hóa chất, năm 2018, Cục đã thực hiện hủy bỏ, bãi bỏ 24 TTHC, công bố ban hành mới 18 TTHC trong lĩnh vực hóa chất. Trong đó, 18/18 TTHC được áp dụng trên mơi trường mạng internet từ cấp độ 3 trở lên; 4 TTHC áp dụng cơ chế hải quan 1 cửa quốc gia (khai báo hóa chất; cấp Giấy phép xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp; cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ và cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp); 2 thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ và cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất cơng nghiệp chính thức triển khai trên cơ chế một cửa quốc gia từ ngày 24/12/2018. Thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa TTHC, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh quốc gia, Cục Hóa chất rà sốt, đề xuất bãi bỏ và đơn giản hóa 46/130 điều kiện sản xuất, kinh doanh (tương đương với 35,4%). Điều này tao cơ hội không nhỏ cho các doanh nghiệp đang kinh doanh phân phối mặt hàng hóa chất.

Văn hóa – Xã hội

Tiềm năng và cơ hội kinh doanh có thể nhìn thấy ở các nhân tố thuộc nhóm lực lượng văn hóa – xã hội. Cơ cấu dân số và tốc độ đơ thị hóa là hai nhân tố xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của ngành hóa chất nói chung và cơng ty cổ phần hóa chất cơng nghệ mới nói riêng. Hiện nay, tỷ lệ dân số đô thị ở nước ta dưới 40%, theo quy hoạch phát triển đến năm 2010 con số này sẽ 56-60%, đến năm 2020 là 80%. Dân số thành thị ngày một tăng lên, tốc độ đơ thị hóa cao ở miền Bắc khiến nhu cầu về hóa chất trong ngành cơng nghiệp thực phẩm, nhu cầu hóa chất trong xử lý mơi trường, hóa chất cơng nghiệp ngày một tăng lên tạo điều kiện cho ngành hóa chất phát triển.

Khoa học – Công nghệ

Công nghệ là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của ngành hóa chất và cơng ty cổ phần hóa chất cơng nghệ mới Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Hiện nay, công nghệ của ngành hóa chất phát triển giúp tăng năng suất, hiệu suất sử dụng và giảm thiểu sự tác động đối với mơi trường.

Sau khi Hiệp hội quốc tế hóa học tinh khiết và ứng dụng IUPAC công nhận các nguyên tố 113, 115, 117 và 118, hàng thứ 7 trong Bảng tuần hồn các ngun tố hóa học đã được bổ sung trọn vẹn. Những nguyên tố mới này được đặt tên chính thức là Nihonium (Nh), Moscovium (Mc), Tennessine (Ts) và Oganesson (Og). Nihonium, Moscovium và Tennessine mang tên nơi khám phá ra chúng: Nihon (tiếng Nhật chỉ Nhật Bản), Moscow (thủ đô nước Nga), và Tennessee (một bang của Mĩ). Oganesson thì mang tên Yuri Oganessian, một nhà khoa học hạt nhân người Nga. Đây là một thành tựu quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát triển của cơng nghệ hóa chất tương lai.

Với xu hướng “Hóa học xanh” đang ngày càng được quan tâm, những doanh nghiệp kinh doanh hóa chất cần phải lưu tâm đến chiến lược sản phẩm mới. Kinh doanh hóa chất ln gắn liền với phát triển bền vững và thân thiện môi trường và hướng đến việc giảm thiểu các tác động tiêu cực của các hóa chất đến mơi trường. Sự tiến bộ nhanh chóng trong cơng nghệ và khoa học hóa chất giúp các nhà nghiên cứu tối ưu hóa được một lượng lớn CO2 dư thừa để sản xuất điện, khi đốt và các hóa chất cơng nghiệp hay các chất khác.

2.2.1.2. Ảnh hưởng từ mơi trường ngành

Nhóm khách hàng của cơng ty cổ phần hóa chất cơng nghệ mới Việt Nam rất đa dạng. Từ các khách hàng cá nhân đến những khách hàng là tổ chức, do công ty phân phối cả bán buôn và bán lẻ. Mỗi khách hàng tổ chức hay cá nhân của công ty hoạt động sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm, lĩnh vực khác nhau do đó những nhu cầu về các loại hóa chất của mỗi khách hàng cũng rất đa dạng:

Đối với nhóm khách hàng là cá nhân: Nhu cầu chủ yếu là các loại hóa chất cơng nghiệp, các loại hóa chất trong tiêu dùng như cồn thực phẩm, hóa chất tẩy rửa, dung môi Methylene, Canxiclorua, Ete-etylic, Cloramin B, Borax (hàn the),… Đối tượng mua chủ yếu là các cơ sở sản xuất kinh doanh với số lượng nhỏ. Các khách hàng này thường mua nhiều lần, nhiều loại sản phẩm cùng lúc và hầu hết nhòm khách hàng này đến từ kênh webside của cơng ty.

Đối với nhóm khách hàng là tổ chức: Nhu cầu rất đa dạng tùy vào mỗi nhóm lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau như nhóm hóa chất trong ngành cơng nghiệp chế biến, hóa chất xi mạ, hóa chất dệt nhuộm, Polymer, xà phịng, chất tẩy rửa, hóa chất hữu cơ cơ bản (metanol, etanol, cloroform, axetadehyt, benzen, toluen,…), một số hố chất vơ cơ cơ bản có nhu cầu lớn như axit nitric, axit photphoric, soda. Nhóm khách hàng này mua với số lượng lớn và theo chu kỳ, hầu hết là bạn hàng quen thuộc của cơng ty và đóng góp vào tỷ trọng lớn trong doanh thu của cơng ty. Đặc biệt là nhóm hóa chất xử lý nước với khách hàng tới từ những doanh nghiệp cung cấp và xử lý nước, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gia công, sản xuất và chế biết các sản phẩm công nghệp ở các khu kinh tế phát triển như Hải Phòng, Quảng Ninh.

Các sản phẩm hóa chất của cơng ty thường được đánh giá qua một số đặc điểm cơ bản như trạng thái vật lý, kích thước, độ PH, tính xúc tác, khối lượng, dung tíc, xuất sứ. Ngồi các tiêu chuẩn về kỹ thuật của sản phẩm, các khách hàng còn quan tâm đến các tiêu chuẩn về giá cả, phương thức thanh toán, cách thức giao nhận vận chuyển sản phẩm,… để đảm bảo tối ưu tính kinh tế khi mua nguyên vật liệu đầu vào.

Đối thủ cạnh tranh

Tăng trưởng lãi rịng của ngành hóa chất năm 2018 gấp đơi năm 2017. Doanh thu đạt 120.665 tỷ đồng, tăng 44% và lợi nhuận ròng 9.396 tỷ đồng, cao hơn 104% (Nguồn: SSI Retail Research). Ngành hóa chất cũng là ngành có tốc

độ tăng trưởng LNST cao nhất trong các ngành. Hiện nay có 96 doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hóa chất, trong đó tại Hà Nội có 19 doanh nghiệp và riêng ngành kinh doanh phân phối các sản phẩm hóa chất thì có tới 13 doanh nghiệp đang hoạt động tại Hà Nội. Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh hóa chất tại thị trường Hà Nội là các doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối lại, chỉ có Tập đồn cơng nghiệp hóa chất Việt Nam (Vinachem) doanh nghiệp duy nhất có khả năng tự sản xuất các sản phẩm hóa chất cơ bản.

Ngành kinh doanh hóa chất rất rộng lớn, phân thành nhiều nhóm khác nhau, trong đó cơng ty cổ phần hóa chất cơng nghệ mới Việt Nam hoạt động trong nhóm ngành hóa chất cơ bản. Đứng đầu thị phần phân phối hóa chất nhóm ngành hóa chất cơ bản là Tập đồn cơng nghiệp hóa chất Việt Nam (Vinachem) với lợi thế cạnh tranh là quy mơ lớn cũng như uy tín trên thị trường. Với nguồn cung hóa chất rộng lớn từ thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp khơng q khó khăn trong việc nhập khẩu nguồn hàng dẫn tới rào cản gia nhập trong ngành kinh doanh phân phối hóa chất khơng lớn đẫn đến rủi ro cho cơng ty.

Hiện nay cơng ty cổ phần hóa chất cơng nghệ mới Việt Nam đang gặp phải một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành tại khu vực Hà Nội như: Tập đồn cơng nghiệp hóa chất Việt Nam (Vinachem), Cơng ty cổ phần hóa chất (Chemco), Cơng Ty TNHH hóa chất Alpha Việt Nam, Cơng Ty TNHH Hóa Chất Việt Quang, Cơng ty TNHH hóa chất Minh Long. Đây là một số đối thủ có tiểm lực tài chính mạnh và có uy tín cao trên thị trường, nắm giữ một thị phần lớn trong thị trường hóa chất.

Nhà cung ứng

Công ty chuyên kinh doanh, nhập khẩu và phân phối các sản phẩm hoá chất tinh khiết từ các hãng lớn trên thế giới như Merck KgaA của Đức, Prolabo của Mỹ và Xi long, Jihuada của Trung Quốc. Nhập khẩu một số hố chất cơng nghiệp sử dụng trong các ngành công nghiệp như mạ, thực phẩm, giấy, hố dược và xử lý ơ nhiễm mơi trường, xử lý nước của các nhà sản xuất uy tín trên thế giới như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc,... cơng ty cịn là đại lý phân phối sản phẩm bình xịt chất tẩy rửa dầu mỡ, chất chống gỉ, chất dỡ khuôn nhựa của hãng YAMAICHI-Nhật Bản.

Ngành hố chất là một trong những ngành cơng nghiệp lớn nhất thế giới. Hóa chất nơng nghiệp, hóa chất chun ngành, dược phẩm, sản phẩm tiêu dùng và hóa chất cơ bản là năm loại chính trong ngành hóa chất. Trong đó hố chất nơng nghiệp, là một trong những ngành trong ngành có tốc độ phát triển rất nhanh, trong khi đây không phải là thê mạnh của cơng ty. Với lĩnh vực hóa chất nơng nghiệp, cơng ty cổ phần hóa chất cơng nghệ mới Việt Nam chỉ kinh doanh hai dòng sản phẩm là phụ da thức ăn gia xúc và thuốc thú y.

Hiện nay trên thị trường của ngành hóa chất Việt Nam có rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân phối hóa chất với những chính sách giá và chính sách khách hàng, sản phẩm rất hấp dẫn. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới lượng hàng bán ra của cơng ty cổ ty. Bên cạnh đó, sự phát triển của Internet làm xuất hiện các phương thức bán hàng mới, như bán hàng thông qua website, diễn đàn, các trang web chuyên về thương mại điện tử, người mua có thể dễ dàng tra cứu thơng tin về sản phẩm, giá và phương thức.

Đe dọa gia nhập mới

Ngành kinh doanh phân phối hóa chất là một ngành có ít rào cản đối với gia nhập mới: Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu cũng ở mức tương đối, chủ yếu là chi phí nhập khẩu hàng hóa cao,… Hiện nay miền Bắc đang là thị trường chính của nhiều cơng ty hóa chất của Việt Nam nên việc gia nhập thị trường miền Bắc của cơng ty gặp tương đối nhiều khó khăn, khi phải đối đầu với những đối thủ cạnh tranh có những lợi thế về thị phần, hiểu biết thị trường, khách hàng. Không chỉ dừng lại ở đấy, việc Việt Nam gia nhập CPTPP dẫn đến việc giảm thuế quan tạo lợi thế cạnh tranh chung cho các doanh nghiệp kinh doanh hóa chất trong nước, nhất là những doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn cung đến từ Nhật Bản như công ty cổ phần hóa chất cơng nghệ mới Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạch định chiến lược phát triển thị trường tại công ty cổ phần hóa chất công nghệ mới việt nam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)