Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạch định chiến lược phát triển thị trường tại công ty cổ phần hóa chất công nghệ mới việt nam (Trang 40 - 42)

6. Kết cấu đề tài

3.1. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới

3.1.1. Dự báo những thay đổi trong môi trường kinh doanh và triển vọng củangành hóa chất trong tương lai ngành hóa chất trong tương lai

3.1.1.1. Dự báo tình hình thay đổi mơi trường kinh doanh trong thời gian tới

Tăng trưởng kinh tế thế giới và Việt Nam

Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2019 giảm nhẹ xuống mức 2,9% sau khi đã điều chỉnh giảm tăng trưởng năm 2018 xuống 3% trong bối cảnh nhiều rủi ro ảnh hưởng tới viễn cảnh kinh tế. Oxford Economics dự báo kinh tế thế giới sẽ giảm tốc từ mức tăng trưởng 3,1% năm 2018 xuống còn 2,8% vào năm 2019 và 2,7% năm 2020. Theo bà Ceyla Pazarbasioglu (2019), Phó Chủ tịch Khối Tăng trưởng Bình đẳng, Tài chính và Định chế, Ngân hàng Thế giới phát biểu: “Triển vọng kinh tế thế giới tối dần, do đó cần ưu tiên đẩy mạnh hoạch định rủi ro, thúc đẩy thương mại và tăng cường tiếp cận tài chính nhằm định hướng bối cảnh không rõ ràng hiện nay và tạo đà cho tăng trưởng.”

Chu kỳ giảm tốc của nền kinh tế thế giới xảy ra cùng thời điểm với căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, vì vậy sẽ có cả tác động tích cực lẫn tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam trong năm 2019. Theo dự báo của ADB tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn ở mức cao 6,8% trong năm 2019 và giảm nhẹ xuống 6,7% trong năm 2020..

Việc thành lập Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước trong năm 2018 được kỳ vọng sẽ đảm bảo sử dụng vốn nhà nước một cách hiệu quả hơn, giảm thiểu những mâu thuẫn phát sinh từ việc nhà nước đóng vai trị kép đã khơng được như mong đợi. Nỗ lực cổ phần hố của nhà nước cũng tác động tích cực đến môi trường kinh doanh và quan trọng nhất là nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp Nhà nước theo những nguyên tắc thị trường và minh bạch.

Đầu tư trong ngành

Riêng trong lĩnh vực hóa chất, chỉ tính riêng năm 2017, Việt Nam đã thu hút hơn 35 tỷ USD đầu tư nước ngồi, góp phần tạo nên nguồn nhu cầu lớn về

hóa chất để hỗ trợ các hoạt động chế tạo và sản xuất trong công nghiệp. Tại hội thảo “Cơ hội Hợp tác Giao thương Việt Nam – Malaysia trong lĩnh vực Hóa chất” ngày 27/11/2018, 8 doanh nghiệp của Malaysia đã giới thiệu cụ thể những sản phẩm hóa chất chất lượng cao cùng những dịch vụ tầm cỡ thế giới, các doanh nghiệp này cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác kinh doanh lâu dài hoặc tiến tới mở văn phịng, nhà máy tại Việt Nam nếu tìm được đối tác thích hợp để hợp tác đầu tư. Tại cuộc họp giao lưu doanh nghiệp “Cơng nghiệp hóa chất Ấn Độ và Việt Nam”, do Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP HCM tổ chức mới đây, ơng Ajay Kadakia, Phó chủ tịch Hội đồng Xúc tiến xuất khẩu hóa chất, mỹ phẩm và thuốc nhuộm (Bộ Công thương Ấn Độ), cho biết kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thuốc nhuộm và thuốc nhuộm trung gian, hóa chất vơ cơ và hữu cơ cơ bản, gồm hóa chất nơng nghiệp, xà phịng, chất tẩy rửa, mỹ phẩm và đồ vệ sinh, tinh dầu, dầu thầu dầu vào Việt Nam từ năm 2017 đến nay đạt 0,19 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2016. Ấn Độ hiện đứng thứ 9 trong tổng số thị trường mà các doanh nghiệp Việt Nam nhập mặt hàng này.

3.1.1.2. Triển vọng của ngành hóa chất trong tương lai

Một trong những điểm yếu lớn nhất của ngành hóa chất Việt Nam là khả năng cung ứng nguyên liệu đầu vào còn yếu, do vậy, phần lớn nguyên liệu đầu vào cho ngành hóa chất đều phải nhập khẩu. Trong nhiều năm liền, hóa chất luôn nằm trong top 10 sản phẩm nhập khẩu nhiều nhất và thị trường nhập khẩu chính là Trung Quốc. Hệ thống máy móc kỹ thuật của ngành hóa chất phần lớn chỉ ở mức độ trung bình khá so với một số nước trong khu vực nên năng suất của ngành chưa cao và giá trị gia tăng còn thấp. Theo Tổng cục hải quan thống kê năm 2017, giá trị nhập khẩu hóa chất đạt khoảng 8,6 tỷ USD, trong năm 2018 đạt 10,19 tỷ USD, tăng 16,9% và Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu chính.

Hiện nay, khi nhu cầu hóa chất cơng nghiệp tăng ở các nền kinh tế thị trường mới nổi ở châu Á, các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam, sản xuất trên khu vực này có thể sẽ tăng lên để đáp ứng các nhu cầu tiêu thụ vật tư hóa chất ngày càng tăng và đa dạng như hiện nay. Kéo theo đó sự phát triển của các ngành công nghiệp khác phụ vụ đời sống hiện đang được nghiên cứu và phát triển cũng góp phần vào sự gia tăng các nhu cầu này. Trong tương lai gần,

các nghiên cứu phát triển thêm về vật liệu, hóa chất mới được kì vọng sẽ tạo ra được những sản phẩm hóa chất mang lại hiệu suất cao hơn và thân thiện hơn với môi trường trong điều kiện các tiêu chuẩn quản lý môi trường ngày càng được thắt chặt. Khoảng 80% sản phẩm hóa chất cơng nghiệp của ngành hóa chất tham gia vào sản xuất nhựa và polymer. Tổng cộng 26% các hàng hóa này sau đó được sử dụng bởi ngành cơng nghiệp hóa chất trong các quy trình sản xuất khác. Các sản phẩm được sản xuất bởi ngành cơng nghiệp hóa chất có một loạt các ứng dụng trong ngành cơng nghiệp thực phẩm, chăm sóc sức khỏe và các ngành vận tải, xử lý môi trường...

Cắt giảm và đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh là chủ trương quan trọng của Chính phủ với mục tiêu tạo chuyển biến mạnh mẽ về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tại Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2019 của Chính phủ đã đưa ra mục tiêu cắt giảm và đơn giản hóa 50% điều kiện kinh doanh và 50% các thủ tục kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa nhập khẩu. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho những doanh nghiệp nhập khẩu hóa chất.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạch định chiến lược phát triển thị trường tại công ty cổ phần hóa chất công nghệ mới việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)