Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạch định chiến lược phát triển thị trường cho công ty TNHH dịch vụ thương mại và vận tải giang sơn (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu

2.3.1. Thực trạng sáng tạo tầm nhìn chiến lược và sứ mạng kinh doanh vàmục tiêu chiến lược của doanh nghiệp mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp

Thứ nhất, về thực trạng tầm nhìn chiến lược và sứ mạng kinh doanh và mục tiêu chiến lược, kết quả phỏng vấn ông Đỗ Xn Trường cho biết: Cơng ty có xây dựng sứ mạng cho mình là: Đưa những cơng trình thẩm mỹ và trường tồn với thời gian đến với người dân Việt Nam bằng các sản phẩm chất lượng của mình. Cịn về tầm nhìn và mục tiêu chiến lược thì hiện tại Cơng ty vẫn chưa chú trọng xây dựng.

Thứ hai: Sứ mạng kinh doanh của Công ty được phổ biến cho tất cả các nhân viên trong công ty. Tất cả nhân viên làm việc trong công ty phục vụ khách hàng với sứ mạng đó. Điều này giúp cho việc sản xuất các sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàng tin tưởng vào sản phẩm của cơng ty và có thể quảng bá ln cho sản phẩm.

2.3.2. Thực trạng phân định SBU và phân tích tình thế chiến lược phát triểnthị trường thị trường

Về thực trạng phân định SBU, kết quả phỏng vấn ông Trần Xuân Trường cho biết công ty chưa thực sự quan trọng việc phân định SBU, chưa chia các mặt hàng kinh doanh của mình thành các SBU. Điều này cũng là phù hợp khi thực tế công ty mới chỉ đang tập trung cung ứng nguyên vật liệu, thiết bị lắp đặt khác và tư vấn thiết kế cho các cơng trình xây dựng và cả hai mảng kinh doanh này có liên quan mật thiết đến nhau.

Về thực trạng phân tích tình thế chiến lược phát triển thị trường: Trước hết, về phân tích mơi trường bên ngồi, kết quả phỏng vấn các lãnh đạo doanh nghiệp cho biết: Hiện tại công ty không sử dụng mơ thức phân tích mơi trường bên ngồi (EFAS) trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển thị trường. Tuy nhiên cơng ty có nghiên cứu các nhân tố: Lực lượng kinh tế, lực lượng chính trị - luật pháp, lực lượng văn hóa – xã hội, lực lượng cơng nghệ, khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển thị trường và đưa ra được các cơ hội được cho là quan trọng và ảnh hưởng tới chiến lược phát triển thị trường của công ty là: Tốc độ đơ thị hóa và các cơng trình xây dựng, khu đô thị mọc lên ngày càng nhiều, kinh tế phát triển, và đặc biệt là sự ngầm bảo hộ của Nhà nước với nhiều rào cản đối với sự xâm nhập của các Doanh nghiệp nước ngoài vào lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng này.

Bên cạnh các cơ hội cịn có các thách thức mà doanh nghiệp phải, các nhân tố gây thách thức cho Cơng ty đều có ảnh hưởng quan trọng. Kết quả phỏng vấn ơng Trần Xuân Trường cho biết ngày càng nhiều các công ty cũng sản phẩm và kinh doanh các sản phẩm tương tự với nhiều mẫu mã đa dạng là thách thức lớn nhất hiện nay của doanh nghiệp .

Về thực trạng môi trường bên trong, theo kết quả phỏng vấn các lãnh đạo doanh nghiệp cho biết: Công ty không sử dụng mô thức phân tích mơi trường bên trong (IFAS) trong q trình hoạch định chiến lược phát triển thị trường. Nhưng cơng ty có nghiên cứu các nhân tố: Tài chính, marketing, nhân lực, quản trị trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển thị trường của mình. Các điểm mạnh được cho là quan trọng và ảnh hưởng tới chiến lược phát triển thị trường của công ty là: nhân tố “Quan hệ tốt với các khách hàng” được cho là điểm mạnh quan trọng nhất đối với chiến lược phát triển thị trường của công ty, tiếp theo là nhân tố “Mối quan hệ và thơng tin giữa các phịng ban được trao đổi thường xuyên và kịp thời”, ba nhân tố “Quan hệ tốt với nhà cung ứng”, “Thế mạnh về sản phẩm tự sản xuất”, “Nhân viên trẻ nhiệt huyết”.

Bên cạnh các điểm mạnh thì các lãnh đạo cơng ty cũng cho biết Cơng ty cịn các điểm yếu gây cản trở và ảnh hưởng đến việc hoạch định chiến lược phát triển thị trường của mình. Các điểm yếu được cho là quan trọng và ảnh hưởng tới chiến lược thâm nhập thị trường của công ty là các nhân tố “Nhân viên thiếu kinh nghiệm thực

Thêm vào đó là việc cơng tác đào tạo nâng cao các kỹ năng của đội ngũ lãnh đạo không được quan tâm nhiều. Hiện tại Cơng ty chưa có đại lý nào tại khu vực miền Bắc cũng là những yếu tố gây khó khăn cho doanh nghiệp .

2.3.3. Thực trạng hoạch định mục tiêu chiến lược phát triển thị trường

Công ty chưa thực sự đề cao tầm quan trọng của chiến lược phát triển thị trường, mà mới chỉ đề ra những con số cho các năm tới. Mục tiêu được chia ra theo mục tiêu hàng năm, hàng quý và theo từng bộ phận. Qua q trình phỏng vấn ơng Đỗ Xn Trường – Giám đốc cơng ty thì mục tiêu của cơng ty trong năm 2019 là tăng 10% doanh thu so với năm 2018, 15% từ năm 2020 – 2022, 3% lợi nhuận sau thuế hàng năm từ 2022 – 2024 và 5% về thị phần khu vực miền Bắc. Đây là mục tiêu hàng đầu mà Công ty cần cố gắng để đạt được. Ngồi ra Cơng ty cũng cần nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh tốt nhất trong năm nay.

Ngồi mục tiêu về doanh số và thị phần, cơng ty cũng đang hướng tới các mục tiêu khác như: Tuyển dụng và bồi dưỡng nhân sự có tài để làm việc trong Cơng ty; Nâng cao kỹ thuật công nghệ tiên tiến, mở rộng dần quy mô kinh doanh, sản xuất để đáp ứng nhu cầu mở rộng và phát triển thị trường; Mở rộng liên kết hợp tác với các đối tác trong nước và ngoài nước để tăng cường lợi thế cạnh tranh và khả năng cung ứng thị trường rộng lớn hơn. Trong vài năm tới công ty sẽ lấn sang mảng xây dựng và mở rộng kinh doanh trong lĩnh vực này tại thị trường các tỉnh miền Bắc Việt Nam và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường này.

2.3.4. Thực trạng lựa chọn chiến lược phát triển thị trường

Kết quả phỏng vấn các lãnh đạo công ty cho thấy công ty không sử dụng các công cụ hoạch định chiến lược như Ma trận nguy cơ – cơ hội – điểm yếu – điểm mạnh

(TOWS), Ma trận lượng hóa các kế hoạch chiến lược (QSPM) để lựa chọn các chiến lược phát triển thị trường.

Để phát triển thị trường, ông Nguyễn Văn Trung cho biết Công ty đã sử dụng các biện pháp tăng số lượng nhân viên bán hàng và các nỗ lực bán hàng, tăng chi phí xúc tiến bán hàng. Các phương án chiến lược được lựa chọn dựa vào khả năng phán đoán diễn biến thị trường và tình thế nội tại của Cơng ty, giám đốc Công ty sẽ đưa ra à thống nhất các phương án lựa chọn.

Hiện tại thị trường vật liệu xây dựng, đặc biệt là đá ốp lát tự nhiên tương đối mới mẻ và mới chỉ được chú trọng ở Thanh Hóa. Vì thế đây là cơ hội tốt để Công ty

phát triển thị trường ra các tỉnh miền Bắc. Tỷ lệ tiêu thụ các sản phẩm vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng khá lớn ở công ty. Ngày nay kinh tế ở miền Bắc đang trên đà phát triển với nhiều cơng trình xây dựng, chính vì vậy nhu cầu của khách hàng sản phẩm của cơng ty có xu hướng tăng lên tạo điều kiện thuận lợi cho công ty gia tăng doanh số bán các sản phẩm của mình. Những cơng cụ Marketing mà cơng ty đã sử dụng để phát triển thị trường miến Bắc là Xúc tiến thương mại, phân phối, giá. Các phương án chiến lược mà cơng ty đưa ra dựa trên sự phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và phân tích yếu tố mơi trường kinh doanh để đưa ra và dựa trên sự bàn bạc và thống nhất của ban giám đốc và trưởng các phịng ban. Hiện tại cơng ty đưa ra các phương án chiến lược phát triển thị trường tập trung vào thị trường miền Bắc tại các khu vực tập trung nhiều các cơng trình đang xây dựng. Cơng ty sử dụng biện pháp gia tăng lực lượng bán hàng và các nỗ lực bán hàng, tiếp cận chào hàng trực tiếp tới cơng ty sản xuất cơng nghiệp và người dân có nhu cầu sử dụng.

2.3.5. Thực trạng Hoạch định các nội dung cơ bản của chiến lược phát triểnthị trường thị trường

Theo kết quả phỏng vấn lãnh đạo doanh nghiệp cho biết: Công ty đã hoạch định những nội dung cho chiến lược phát triển thị trường về: Thị trường mục tiêu, quy mô, lợi thế cạnh tranh, nguồn lực. Trong đó, có những phần đã hoạch định tốt và những phần thì chưa.

Về thị trường mục tiêu và phạm vi thị trường, ông Trần Xuân Trường cho biết: Hiện tại thị trường của công ty tương đối hẹp chỉ mới tập trung ở Thanh Hóa và một số tỉnh nhưng khơng đáng kể. Trong khi đó dung lượng thị trường ở các tỉnh khu vực miền Bắc như Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hải Dương,… thì khá lớn vì tập trung nhiều khu cơng nghiệp nhưng công ty chưa khai thác tốt.

Về lợi thế cạnh tranh, cơng ty phát triển thị trường cho nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng, sản phẩm của công ty đều do Công ty tự khai thác, sản xuất tuy mẫu mã không như các sản phẩm của công ty khác nhưng chất lượng đã được người tiêu dùng khẳng định. Với chất lượng tốt công ty đã thu hút một lượng lớn khách hàng. Ông Trường cho biết đây là một lợi thế so với các công ty khác nên công ty sẽ dựa vào điểm này cùng với chính sách giá của cơng ty để tìm kiếm và thu hút khách hàng.

Về nguồn lực đặc biệt là nguồn lực nhân sự chưa được hoạch định tốt cho chiến lược phát triển thị trường miền Bắc do nhân sự của công ty cũng không nhiều. Ban lãnh đạo công ty chỉ mới phân công dựa theo ý nghĩ chủ quan của mình mà chưa có một kế hoạch cụ thể.

Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính được hoạch định chưa kịp thời và đầy đủ. Nguồn lực hệ thống kênh phân phối còn chưa được chú trọng hoạch định. Hiện tại, cơng ty vẫn chưa có đại lý nào ở khu vực miền Bắc.

CHƯƠNG 3:

ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạch định chiến lược phát triển thị trường cho công ty TNHH dịch vụ thương mại và vận tải giang sơn (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)