- Chuyển dịch cơ cấu, chủng loại gạo xuất khẩu: Các doanh nghiệp cần duy trì thị trường truyền thống, phối hợp với các địa phương đầu tư để chuyển dịch cơ cấu chủng loại gạo, tăng dần tỷ trọng gạo chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường thế giới.
- Phát triển giống lúa gạo chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như thế giới: nên tổ chức nghiên cứu, triển khai một chương trình tổng thể cấp nhà nước; trong đó Bộ Thương mại và các doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm về việc nghiên cứu thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các địa phương sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu, chọn, lai tạo giống và sản xuất các giống lúa đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Tiếp tục chương trình chuyển dịch một phần diện tích trồng lúa sang sản xuất các loại cây con khác có hiệu quả kinh tế cao hơn: Duy trì mức sản lượng lúa ổn định khoảng 35 triệu tấn. Tạo điều kiện về kết cấu hạ tầng để chuyển đổi 500 – 600 ngàn ha gieo trồng lúa có năng suất thấp, kém hiệu quả sang sản xuất các sản phẩm khác có hiệu quả hơn. Số diện tích trồng lúa cịn lại cần tập trung đầu tư đưa tiến bộ kỹ thuật mới, tập trung thâm canh, đưa các giống mới có năng suất và chất lượng cao, để tăng giá trị và tăng kim ngạch xuất khẩu.
- Nhà nước cùng doanh nghiệp phát triển các dịch vụ nông nghiệp, từng bước đầu tư cải tạo kết cấu hạ tầng, công nghệ sau thu hoạch, hỗ trợ cho việc hiện đại hố cơng nghệ chế biến gạo xuất khẩu, giảm tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch.
- Giám sát chặt chẽ việc triển khai Quyết định 80/2002/QĐ – TTg ngày 24/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết Hợp đồng tiêu thụ nông sản cho nông dân. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần đặc biệt lưu ý vấn đề cung cấp thông tin, dự báo thị trường kịp thời, chính xác cho cả doanh nghiệp và người sản xuất, để mỗi bên đánh giá, phân tích, trước khi ký hợp đồng.