Ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ

Một phần của tài liệu Tiểu luận lợi thế cạnh tranh của gạo việt nam xuất khẩu sang thị trường philippines (Trang 25 - 27)

b. Yếu tố tăng cường:

1.3 Ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ

 Sản xuất phân bón

Yếu tố ảnh hưởng lớn đến giá thành của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới la chi phí sản xuất. Trong chi phí sản xuất lúa gạo hiện nay của Việt Nam, chi phí vật chất chiếm khoảng trên 60%, trong đó phân bón chiếm tỷ trọng nhiều nhất.

Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước mới chỉ sản xuất được 900 nghìn tấn Urê/ Năm, trong khi nhu cầu phân đạm cho nơng nghiệp lớn hơn rất nhiều. Chính vì vậy Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào lượng phân bón nhập từ nước ngồi, nhất là từ Trung Quốc và Trung Đông. Theo thống kê của Vụ XNK thì một trong nhưng mặt hàng nhập siêu lớn nhất từ Trung Quốc của Việt Nam là phân bón.

Giá phân bón trên thi trường Việt Nam trong vòng 2 tháng trở lại đây tăng mạnh mà nguyên nhân la do cuối tháng 4 vừa qua, Trung Quốc - nước cung cấp 1/4 lượng phân bón tồn thế giới - đột ngột tăng thuế suất từ 35% lên 135%, đẩy giá phân bón trong nước tăng thêm từ 25% - 30%. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính vừa ban hành thơng tư, một số loại phân bón hiện có thuế nhập khẩu ưu đãi là 5% sẽ tăng lên 6,5%, đã góp phần đẩy giá phân trong nước tăng cao.

Dự kiến trong q IV/2010, nhập khẩu phân bón sẽ gặp nhiều khó khăn do Trung Quốc tăng thuế suất để bảo vệ sản xuất trong nước, đồng thời giảm sản xuất vì ảnh hưởng xấu đến môi trường. Những ảnh hưởng bất lợi từ nhà cung cấp Trung Quốc sẽ ảnh hưởng lớn đến các nhà nhập khẩu nội địa. Trong khi đó, tình hình tồn kho đối với nghành sản xuất phân bón ở nước ta hiện nay khơng phải la lớn. Nếu so vời cùng kỳ 2009 thì tình hình tồn kho chỉ đạt mức tăng 5.8%. Trước tình hình này các nhà nhập khẩu phân bón trong nước nên có kế hoạch tìm kiếm nguồn cung, hoặc sắp xếp kế hoạch sản xuất phù hợp với tình hình.

 Cơng nghệ chế biến gạo

Theo phân tích của Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Thương Mại), mặt hàng gạo Việt Nam đang có nguy cơ giảm dần các lợi thế cạnh tranh do tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch cao, công nghệ chế biến thấp. Ở Thái Lan, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch chỉ khoảng 7-10%. Còn ở Việt Nam, tỷ lệ này chiếm tới 13-16%.

Cịn về cơng nghệ chế biến, mặc dù các nhà máy chế biến gạo xuất khẩu của Việt Nam có cơng nghệ và thiết bị ở trình độ tương đương với Thái Lan, song 80% lượng thóc của Việt Nam lại được xay xát và chế biến tại các cơ sở nhỏ và các hộ nông dân không được trang bị đồng bộ về phơi sấy và kho chứa nên chất lượng gạo chế biến giảm đi rất nhiều. VD: Một hợp tác xã ở Cái Răng (Cần Thơ) đã xuất sang Singapore gạo jasmine với giá 305- 310 USD/tấn, tức khoảng 4.500 đ/kg gạo. Giá đó đã có lời. Tuy nhiên, so với Thái Lan, ta vẫn thua vì gạo jasmine của Thái bán trong siêu thị Singapore dao động từ 8.000-12.000đ/ kg. Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu Singapore khi thăm hợp tác xã Thanh Phong (Cái Răng, TP Cần Thơ) cho rằng vấn đề khơng phải là giá mà chính là chất lượng.

Tại sao gạo jasmine Thái bán được giá cao? Vì hầu hết đều đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng: gạo thơm, khô, mềm. Trong khi gạo jasmine của Việt Nam là gạo mới, dẻo thơm, nhưng không khô. Muốn làm được như vậy, gạo phải sấy khô, tồn trữ khoảng ba tháng. Ở nước ta nhiều nhà máy chú ý hiện đại hóa , mở rộng kho bãi, tồn trữ…, nhưng nhiều khi các mắc xích khác lại lỏng lẻo. Yếu nhất vẫn là khâu thu hoạch, vận chuyển, sấy tại gốc. Do nông dân vẫn quen dùng biện pháp truyền thống là dùng sân phơi, dù ai cũng biết làm sao sân phơi có thể cùng lúc làm khơ cả trăm tấn lúa, trong khi máy sấy có thể làm gấp 3-4 lần! Nhưng do chưa thấy hết ảnh hưởng dây chuyền nên mạnh ai nấy làm. Thêm nữa vì nước ta cịn nghèo nên sau khi thu hoạch các nơng dân đều đem bán hết, cịn các doanh nghiệp nhỏ đều yếu năng lực tài chính nên tồn trữ khơng mang lại hiệu quả. Trong khi đó ,các doanh nghiệp cung cấp gạo ở Thái Lan giàu hơn ta rất nhiều. Họ đủ khả năng đầu tư trọn gói, lo khâu sấy cũng như tồn trữ.

Một phần của tài liệu Tiểu luận lợi thế cạnh tranh của gạo việt nam xuất khẩu sang thị trường philippines (Trang 25 - 27)