Chiến lược, cơ cấu, sự cạnh tranh của công ty:

Một phần của tài liệu Tiểu luận lợi thế cạnh tranh của gạo việt nam xuất khẩu sang thị trường philippines (Trang 27 - 33)

b. Yếu tố tăng cường:

1.4 Chiến lược, cơ cấu, sự cạnh tranh của công ty:

Giá cả:

Trong vòng 5 năm 2001-2005, Việt Nam tuy đẩy ra thị trường thế giới tổng cộng hơn 20 triệu tấn gạo và thu về gần 4,5 tỉ USD, nhưng trong khi giá xuất khẩu bình quân của 4 cường quốc cịn lại so với giá bình qn của thế giới thấp nhất cũng là trên 91,6%, cao nhất là gần 120% thì giá của chúng ta chỉ bằng gần 80% giá bình qn của thế giới (220 USD/tấn). Đó là giá bán "bèo" nhất trong số 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới (xét theo khối lượng) theo thứ tự là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Pakistan.

Chính vì xuất khẩu với giá q bèo như thế, nên trong bảng xếp hạng theo kim ngạch xuất khẩu theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại thế giới, chúng ta chỉ đứng ở vị trí thứ 4, sau Thái Lan, Ấn Độ và Mỹ.

Trong đó, chúng ta xuất khẩu gạo nhiều hơn Mỹ tới 21,5%, nhưng số tiền thu được lại ít hơn 11%; cịn nếu so với Ấn Độ, trong khi khối lượng gạo xuất khẩu chỉ ít hơn rất khơng đáng kể, chỉ vỏn vẹn có gần 3%, nhưng số tiền thu được kém một trời một vực tới gần 22%.

Nếu nâng được giá gạo xuất khẩu lên bằng giá bình quân của thế giới, thì mỗi năm chúng ta đã có thể thu thêm được hơn 226 triệu USD, tương đương với hơn 3.600 tỉ đồng".

Do chất lượng gạo chưa cao nên giá bán bình qn các loại gạo xuất khẩu ln thấp hơn giá gạo bình quân của Thái Lan. Khoảng cách chênh lệch giá gạo xuất khẩu Việt Nam với Thái Lan loại 5% tấm năm 2000 là 40-50USD/tấn, nay tuy có rút ngắn nhưng gạo 5% tấm của ta vẫn thấp hơn từ 20- 35USD/tấn so với Thái Lan. Cịn so sánh bình qn tất cả các loại gạo xuất khẩu thì hàng của ta ln thấp hơn hàng Thái Lan khoảng 12-24 USD/tấn.

Tuy nhiên hiện nay do cung cầu gạo trên thế giới không ổn định, cầu lớn hơn cung, làm giá gạo thế giới gia tăng kéo theo giá gạo Việt Nam cũng tăng cao.Trong năm 2007, bình quân giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 295 USD/tấn, tăng 41 USD/tấn so với năm 2006. Điều đáng nói, lần đầu tiên, giá gạo Việt Nam xuất khẩu

ngang bằng với gạo Thái Lan cùng cấp các loại. Thậm chí, có thời điểm giá gạo loại 25% tấm của Việt Nam đã trúng thầu cao hơn gạo Thái Lan 8 USD/tấn.

Từ tháng 2/2008 đến nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục, chỉ trong 3 tháng tăng thêm 830 USD/tấn, từ 370 USD/tấn (tháng 2) lên 500 – 600 USD/tấn (tháng 3) rồi lên 600 – 800 USD/tấn – và 1.200 USD/tấn (tại cuộc đấu thầu ở Philippines giữa tháng 4 của HHLTVN). Trong khi đó, giá bán gạo của Thái Lan cũng đã đạt 1.000 USD/tấn (FOB - 100%B), 980 USD/tấn (FOB 5% tấm), tăng 24% - 25% so với tuần trước. Như vậy, so với cùng kỳ năm 2007, giá bán gạo của Thái Lan tăng 209% - 211%, gạo Việt Nam tăng 220% - 233%

Chi phí:

Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, có lợi thế hơn về chi phí nhân lực lao động rẻ, chi phí đầu tư cũng rẻ hơn hẳn so với Thái Lan.

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia tham gia đề án quốc gia về nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Việt Nam thì chi phí sản xuất lúa của Việt Nam hiện vẫn còn thấp nhất trong khu vực Đơng Nam Á. Thậm chí, với điều kiện tự nhiên thuận lợi, chi phí sản xuất lúa gạo tại đồng bằng sơng Cửu Long còn được coi là thấp nhất thế giới (bằng 80-95% so với Thái Lan). Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí cho lao động

chỉ bằng 1/3 so với Thái Lan và năng suất lúa cao hơn 1,5 lần. Tuy nhiên, những lợi thế trên đang dần mất đi trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Ngay trong tương lai ngắn và trung hạn, Việt Nam cần phải cạnh tranh nhờ chất lượng chứ không chỉ nhờ giá thành thấp.

Cùng với chi phí sản xuất thì chi phí vận chuyển, bốc dỡ cũng ảnh hưởng lớn đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam. Chi phí bốc dỡ, xếp hàng và các chi phí khác tại cảng Sài Gịn khoảng 40.000 USD/ tàu (cơng suất 10.000 tấn), chiếm tới 1,6% giá gạo xuất khẩu (trong khi chi phí này tại Thái Lan chỉ khoảng 20.000 USD).

Bên cạnh đó, cước phí vận chuyển gia tăng và Giá xăng dầu tăng góp phần làm tăng chi phí sản xuất, phân phối. Cụ thể cước luồng châu Á tăng từ 18-19 USD/tấn lên 26- 30USD/tấn; luồng vận tải đi châu Phi từ 80-90 USD/tấn lên tới 120-130 USD/tấn.

Chất lượng:

Trong khi Thái Lan đang ráo riết tập trung chiếm lĩnh thị trường gạo chất lượng tiêu dùng cao thì Việt Nam xuất khẩu các loại gạo có chất lượng trung bình là chủ yếu. Qua khảo sát cho thấy gạo xuất 5% tấm của Việt Nam mới đạt 35%; 15% tấm chiếm 40%; 25% tấm chiếm 12%; các loại khác là 13%. Các thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam vẫn tập trung ở khu vực châu Á (chiếm 76,58%), còn lại một tỷ trọng nhỏ xuất sang châu Phi (14,32%) và châu Mỹ (5,9%). Việt Nam chưa giành được thị trường tốt do vấn đề chất lượng gạo và chậm trong xây dựng thương hiệu và yếu trong xúc tiến thương mại. Trên thực tế, doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam khơng hồn toàn yếu kém về chất lượng, họ đã và đang đầu tư và phát triển cho nhiều sản phảm chất lượng cao và độc đáo như gạo thơm, gạo đồ nhưng chưa được người tiêu dùng thế giới biết đến.

Phẩm cấp thấp và sự kém đa dạng về chủng loại cũng là một bất lợi lớn của gạo Việt Nam. Theo số liệu nghiên cứu của Vụ Xuất nhập khẩu, trong khi gạo chất lượng cao (5- 10% tấm) của Việt Nam được đánh giá là đã tăng đáng kể từ 14,2% năm 1990 lên hơn 40% vào năm 2000 thì ở Thái Lan, tỷ lệ này thường xuyên chiếm trên 70% tổng lượng xuất khẩu và tiếp tục tăng do các nhà sản xuất nước này đang nghiên cứu để cho ra đời những giống mới có chất lượng cao hơn.

Nhược điểm lớn của gạo xuất khẩu Việt Nam là thường xuyên bị lẫn lộn nhiều giống, tạp hạt có màu và thời gian giao hàng cho khách thường chậm trễ, nên thương hiệu gạo Việt Nam khó tồn tại trong lịng người tiêu dùng lâu.

Ví dụ : Đã có nhiều doanh nghiệp Mỹ đặt vấn đề nhập khẩu gạo Kim Kê, khách hàng đã đồng ý về bao bì, quy cách, nhưng khi so sánh với chất lượng gạo của Thái Lan, khách hàng đã từ chối không mua. “Chất lượng gạo của Việt Nam thường không ổn định, cùng một loại gạo đặc sản, nhưng độ đồng đều của hạt gạo khơng có, chất lượng thì vụ đơng xuân khác vụ hè thu... điều này làm cho giá trị hạt gạo Việt Nam thua xa Thái Lan

Chất lượng gạo Việt Nam đơi khi bị pha lẫn. Q trình chà xát đã làm gạo bị gãy và khơng đảm bảo độ bóng, chất lượng thấp hơn so với yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, do đặc thù của Việt Nam là lượng mưa cao, ít tận dụng được ánh nắng mặt trời, cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt, đất lại tận dụng hết cho sản xuất nên tìm được một sân phơi gạo là rất khó.

Ngun nhân chính khiến chất lượng gạo Việt Nam chưa đồng đều là khâu giống. Do vậy, việc làm quan trọng nhất hiện nay là phải cải tạo được giống lúa. Trên một diện tích nhất định, Chính phủ Thái Lan đã khuyến cáo người dân chỉ nên gieo trồng một loại lúa, do các nhà chuyên sản xuất giống cung cấp. Trong khi đó ở Việt Nam, mặc dù giống tốt, nhưng nông dân lại tự tạo giống thế hệ sau nên sớm bị thoái hoá.

Trên một đồng ruộng Việt Nam, diện tích sản xuất lúa chỉ là 1ha, hay 2-3ha, đã được coi là nhiều. Khơng những thế, chỗ thì trồng giống lúa này, chỗ kia lại trồng giống lúa khác nên sự lai tạo đã làm cho chất lượng gạo không đều.

Chất lượng gạo phụ thuộc vào giống, cách chăm sóc (nước, phân, thuốc...) Trình độ thâm canh và canh tác của Việt Nam so với các nước khác không hề thua kém (chẳng hạn như thái lan) thậm chí cịn có thể hơn. Tuy nhiên, việc thiếu quy hoạch giống đồng bộ khiến cho chất lượng gạo nhìn chung cịn kém... và cơng đoạn thu hoạch bảo quản còn manh mún, lạc hậu về công nghệ đã khiến cho chất lượng gạo của Việt Nam giảm đi nhiều (ở giai đoạn này tỷ lệ mất mát hao hụt trên 30%) Khiến cho lợi nhuận sản xuất gạo ở Việt Nam không cao (người nông dân sản xuất ra nhiều nhưng khơng được giá và chi phí cao).

Trong những năm vừa qua để phù hợp với yêu cầu thị trường, chất lượng gạo của Việt Nam đã được cải thiện một bước đáng kể, loại gạo chất lượng trung bình chiếm tỷ lệ

từ 22,4% (năm 1996) tăng lên 85% (năm 2003). Loại gạo chất lượng thấp chiếm tỷ lệ 23% giảm xuống còn 8%. Nhưng so với gạo của Thái Lan thì gạo xuất khẩu của Việt Nam phần lớn có chất lượng trung bình. Qua khảo sát cho thấy gạo xuất 5% tấm của Việt Nam mới đạt 35%; 15% tấm chiếm 40%; 25% tấm chiếm 12%; các loại khác là 13%.

Vận chuyển:

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam còn thiếu khả năng cung cấp cho những đơn hàng thật lớn; khả năng giao hàng FOB kém; thiếu hệ thống cảng và đội tàu trọng tải lớn để đáp ứng các đợt hàng lớn và cần vận chuyển trong thời gian nhanh nhất. Điều này thì Việt Nam thua Thái Lan.

Ngồi ra, DN Việt Nam cịn gặp vướng về khâu thanh toán, số lượng. Khách hàng châu Phi thường chỉ mua 500, 1.000 hay 2.000-3.000 tấn mỗi lần, các công ty Việt Nam không thể thuê tàu nhỏ để vận chuyển. Thanh toán lại là trả chậm, hoặc trả bằng tiền mặt. Do đó, DN Việt Nam thường phải thơng qua một cơng ty nước ngồi, bởi họ đã kinh doanh tại thị trường này từ lâu.

 Hậu Giang: Hỗ trợ nhân giống lúa chất lượng

Nhằm giúp nông dân nâng cao chất lượng giống lúa cho vụ đông xuân 2010 – 2011. Các giống lúa chất lượng như: HG2, OM6162, OM4900. Đối tượng được chọn để hỗ trợ là các hợp tác xã, CLB nhân giống, các tổ hợp tác, CLB khuyến nông, tổ nông dân, hội phụ nữa liên kết sản xuất theo hình thức tập thể.

 Bình Thuận: Thực hiện hiệu quả mơ hình “3 tăng 3 giảm”

Sản xuất lúa theo mơ hình sản xuất “3 tăng 3 giảm”, (giảm lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tăng năng suất, chất lượng, sản lượng) và đang được nơng dân Bình Thuận thực hiện hiệu quả.

Lúc đầu sản xuất thí điểm theo mơ hình “3 tăng 3 giảm”, được hỗ trợ giống, vật tư và cán bộ chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật, nhưng không được nhiều người hưởng ứng. từ khi có những đám ruộng đối chứng của trung tâm, trạm khuyến nông tỉnh và huyện tổ chức thực hiện để chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.

cấy lúa phát triển, nông dân dễ phát hiện được sâu rầy và cơng tác phịng trừ sâu rầy kịp thời hơn, giảm được từ 50 – 70kg phân bón và giảm từ 500.000 – 700.000 đồng chi phí dùng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật trên 1 ha lúa.

 Dak Lak: 55 tỷ đồng quy hoạch phát triển vùng sản xuất lúa lai

55 tỷ đồng là tổng số vốn mà tỉnh Dak Lak đầu tư cho dự án quy hoạch vùng phát triển lúa lai trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

Mục đích của dự án là tăng năng suất lúa bình quân, tăng tổng sản lượng lương thực tồn tỉnh, đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói nghèo. Mặt khác, dự án cũng sẽ nâng cao trình độ canh tác cho người nơng dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giải quyết nhu cầu lương thực tại chỗ cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa.

 An Giang: Trồng lúa Nhật vụ hè thu

Trồng lúa Nhật với ưu điểm cây lúa cứng, ít đổ ngã, cây lúa dc chăm sóc tốt, xử lý kịp thời dịch bệnh hay có tình huống xảy ra, nơng dân cịn được ứng trước phân bón, hạt giống, các chi phí khác được trả chậm vào cuối vụ.

Trên 10 năm nay, An Giang triển khai trồng lúa Nhật duy nhất ở vụ đông xuân nhưng cũng rút được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, cũng như chọn lọc được thổ nhưỡng thích nghi cho cây lúa đạt năng suất tương đương với lúa chất lượng cao đang trồng phổ biến hiện nay

 Vĩnh Long: Đẩy mạnh công nghệ cao, tăng sự cạnh tranh

Hiện nay Vĩnh Long có trên 600 dây chuyền chế biến lúa gạo, trong đó nhiều dây chuyền được tự động hóa hồn tồn góp phần nâng cao giá trị hạt gạo xuất khẩu, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gạo Vĩnh Long. Bên cạnh thúc đẩy xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp Vĩnh Long cũng đầu tư, đa dạng sản phẩm gạo chế biến hướng đến thị trường nội địa, tăng năng lực cạnh tranh trên các thị trường.

Để phát huy lợi thế của vùng, nâng cao sức cạnh tranh của công nghiệp chế biến gạo, tỉnh Vĩnh Long tập trung đầu tư phát triển các cụm chế biến xay xát gạo chất lượng cao theo cơng nghệ liên hồn từ khâu sấy khô, bảo quản đến xay xát, chế biến, tạo ra sản

phẩm đạt tiêu chuẩn, có sức cạnh tranh và giá trị cao đồng thời hạ gái thành sản phẩm để nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Tiểu luận lợi thế cạnh tranh của gạo việt nam xuất khẩu sang thị trường philippines (Trang 27 - 33)