b. Yếu tố tăng cường:
1.5 Vai trị của chính phủ a Trợ cấp và trợ giá
a. Trợ cấp và trợ giá
Trợ cấp
Hướng dẫn trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở miền núi trồng rừng thay thế nương rẫy. Căn cứ Quyết định 100/2007/QĐ - TTg ngày 06 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 661/ QĐ - TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
Trợ giá
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ phải bảo đảm cho người trồng lúa có lãi từ 30% trở lên, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn cùng Bộ Tài chính và một số bộ, ngành điều tra thực địa và đưa ra mức giá bảo hiểm ngay trong vụ hè thu năm 2009 này là 3.800 đồng/kg. Nghĩa là trong vụ này, nếu giá lúa rớt xuống dưới 3.800 đồng/kg, người trồng lúa sẽ được bảo hiểm, tức là bù đủ 3.800 đồng/kg. đây là một chủ trương rất hay, khuyến khích người nơng dân trồng lúa trong cả nước yên tâm sản xuất. Mặt khác, theo tính tốn cụ thể của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn, Bộ Tài chính thì để sản xuất ra 1 kg lúa trong vụ hè thu này người nông dân phải chi hết 2.800 đồng. Để bảo đảm lãi 30% thì họ phải bán được với giá 3.800 đồng/1 kg. Đưa ra giá bảo hiểm như trên được coi là sát đúng nếu tính bình qn giá cả vụ và với năng suất như vụ lúa hiện nay đang thu hoạch.
b. Vốn
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động xem xét, giải quyết việc vay vượt 15% vốn tự có đối với 1 khách hàng và mức vay tối đa trong trường hợp này nếu Tổng công ty Lương thực miền Nam và Tổng cơng ty Lương thực miền Bắc có đề nghị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả giải quyết.
mua gạo xuất khẩu để phục vụ công tác điều hành sản xuất, tiêu thụ lúa gạo nhằm bảo đảm lợi ích cao nhất của người trồng lúa; báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc áp dụng thuế suất 0% thuế VAT đối với kinh doanh gạo nội địa để hỗ trợ các công ty kinh doanh lương thực tham gia ổn định và chủ động can thiệp có hiệu quả vào thị trường phân phối gạo trong nước khi có biến động.
Bộ Cơng thương chỉ đạo sát sao và có hiệu quả hoạt động xúc tiến, phát triển thị trường xuất khẩu gạo; chủ trì cùng các cơ quan hữu quan và Tổ Cơng tác điều hành xuất khẩu gạo theo dõi tình hình kinh doanh, thị trường lúa gạo trong, ngoài nước và chủ động xử lý các vấn đề phát sinh, kịp thời báo Chính phủ giải quyết các vấn đề vượt thẩm quyền.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa công tác tìm kiếm thị trường, khách hàng mới trong các năm 2009 - 2010; bảo đảm ký được các hợp đồng lớn, ổn định và có hiệu quả; hướng dẫn khung giá xuất khẩu và tổ chức đăng ký hợp đồng xuất khẩu linh hoạt đối với các hợp đồng thương mại đồng thời có tính đến u cầu cần bảo đảm đối với việc giao dịch, ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng tập trung có sự thoả thuận cấp cao nước ta và các nước.
c. Thuế
Quyết định số 104/2008/QĐ-TTg ban hành mức thuế tuyệt đối thuế xuất khẩu gạo và phân bón. Mức thuế tuyệt đối cao nhất với gạo là 2,9 triệu đồng/tấn
Thuế xuất khẩu gạo có thể dễ dàng điều chỉnh và cơng bằng hơn cho doanh nghiệp. Khi giá gạo nội địa q cao, Chính phủ có thể tăng thuế xuất khẩu để làm giảm lượng gạo xuất khẩu và ngược lại, khi giá gạo trong nước xuống thấp, có thể điều chỉnh giảm thuế để đẩy mạnh xuất khẩu, giúp tiêu thụ lúa gạo nội địa. việc áp dụng hạn ngạch sẽ làm triệt tiêu phần nào động lực kinh doanh của nhà xuất khẩu. Chẳng hạn, DN ký hợp đồng xuất khẩu gạo có giá thấp hơn giá định hướng của hiệp hội là không được xác nhận để xuất khẩu, trong khi hợp đồng đó họ có những tính tốn riêng. Cụ thể như:
Theo Quyết định trên, mặt hàng gạo chịu 8 mức thuế tuyệt đối được tính dựa vào giá gạo xuất khẩu theo giá FOB (giá giao tới mạn tàu chở hàng, chưa có bảo hiểm).
Gạo xuất khẩu có giá từ 600 đến dưới 700 USD/tấn chịu thuế 500.000 đồng/tấn, từ 700 USD/tấn đến dưới 800 USD/tấn chịu thuế 600.000 đồng/tấn...
Mức thuế tuyệt đối tăng lũy tiến từ 800 đồng/tấn - 2,9 triệu đồng/tấn theo mức tăng của giá xuất khẩu gạo tương ứng từ 800 USD/tấn - 1.300 USD/tấn.
Sau một thời gian áp dụng, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và Hiệp hội Lương thực Việt Nam kiến nghị bỏ thuế này để khuyến khích xuất khẩu gạo. Bộ Tài chính ra quyết định gạo xuất khẩu được chính thức ngưng đánh thuế từ ngày 19-12-2008.