- Giống nhau: Đều thực hiện quyền hành pháp, đưa pháp luật vào đời sống Khác nhau:
3.2.5. Bổ sung thêm quy định về chức danh Bộ trưởng không bộ
Ý tưởng này thực ra không mới. Trong lịch sử, CP nước ta từng có các Bộ trưởng đặc trách một số mặt công tác nhất định. Và đối với CP ở nhiều nước, sự xuất hiện của các Bộ trưởng không bộ khá phổ biến. Tất nhiên, chúng ta cần chọn lọc những vấn đề thực sự “nóng”, đặc biệt và cấp bách để giao cho một số cá nhân phụ trách, chẳng hạn vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề quy hoạch phát triển và quản lý đô thị, vấn đề giao thơng đơ thị... Những Bộ trưởng khơng bộ này ngồi nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước đối với một số mặt cơng tác được giao cịn có vai trị trực tiếp tham mưu, tư vấn cho Chính phủ, TTCP về những chủ trương, chính sách có liên quan, giống như những cố vấn, trợ lý của Thủ tướng trong công tác chỉ đạo, điều hành hàng ngày. Đây là giải pháp về nhân sự nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với việc đổi mới tổ chức bộ máy của Chính phủ, bởi nó đồng thời đạt được nhiều mục tiêu: vừa xác định rõ đầu mối chịu trách nhiệm chính trên những “mặt trận” cần sự “công phá” quyết liệt của Nhà nước đáp ứng yêu cầu của đời sống, vừa đảm bảo sự tinh gọn bộ máy CP do không cần phải thiết kế một tổ chức bộ hay cơ quan ngang bộ cồng kềnh, đồ sộ. Hơn nữa, việc bổ sung các Bộ trưởng không bộ sẽ làm cho cơ cấu thành viên của CP linh hoạt hơn, từ đó góp phần làm nên một CP năng động hơn, hiệu quả hơn.
Tiểu kết Chương 3
BMHPlà một trong bộ phận quan trọng của bộ máy nhà nước, vì vậy việc đổi mới, cải cách hay học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia đi trước trong tổ chức hoạt động BMHPlà việc làm cần thiết, đòi hỏi cần phải có sự chọn lọc. Từ việc so sánh chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của CP Việt Nam và Hoa Kỳ đã cho thấy được những ưu nhược điểm của từng BMHPcủa mỗi nước, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tinh giảm bộ máy hành pháp; thực hiện phân cấp, phân quyền nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả của bộ máy hành pháp; xem xét, thành lập các vị trí, cơ quan đã và đang có trong BMHPnhằm vận hành, giúp việc cho CP ngày một tốt hơn là những bài học kinh nghiệ cơ bản, phù hợp nhất đối với tổ chức bộ mày hành pháp hiện nay ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
Từ việc tìm hiểu mơ hình tổ chức BMHPcủa Nhà nước Hoa Kỳ và của Nhà nước Việt Nam, qua đó liên hệ so sánh chức năng, nhiệm vụ của CP hai quốc gia, tôi đưa ra kết luận sau:
BMHPlà một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, thực hiện quyền hành pháp và được thống nhất từ trung ương đến đến địa phương.
Do chính thể của mỗi nhà nước là khác nhau nên tổ chức, hoạt động của BMHPcủa mỗi nước sẽ khác nhau. Tuy nhiên trong q trình vận hành của từng bộ mãy sẽ khơng tránh khỏi những hạn chế, vướng mắc. Điều này cần đòi hỏi các nhà chức trách, các nhà làm luật phải không ngừng cải tiến, đổi mới bộ máy để Nhà nước quản lý xã hội một cách hiệu quả, dễ dàng nhất. Đặc biệt đặt trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, việc cải cách, đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước nói chung, BMHPnói riêng để phù hợp với xu thế thời đại là việc làm cấp bách. Bên cạnh việc phát huy những kinh nghiệm có sẵn của các quốc gia đi trước thì Việt nam cũng cần phải tiếp thu, kế thừa có chọn chọn những tinh hoa văn hóa nhân loại. Tác giả cũng đã đưa ra một số bài học kinh nghiệm giúp hoàn thiện tổ chức BMHPở Việt Nam hiện nay.