Việt Nam cho bán hàng đa cấp
Bán hàng đa cấp (multi- level marketing) thực chất là một phương thức tiếp thị của bán hàng trực tiếp (direct selling). Với phương thức này người tham gia bán hàng đa cấp (BHĐC) ngoài việc được hưởng hoa hồng cao từ sản phẩm mình bán được, cịn phải tuyển dụng người tham gia khác vào nhóm của mình để được hưởng hoa hồng trên sản phẩm do những người tham gia này bán.
Có nhiều ý kiến cho rằng nên cấm tuyệt đối hình thức BHĐC. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc triệt tiêu hoàn toàn hoạt động BHĐC quả thật không phải là cách xử lý hợp lý. Thêm vào đó, điều quan trọng hơn là cần luật hố hoạt động này để nó trở nên có tác động tích cực. Bởi lẽ, BHĐC là một phương thức tận dụng được các lao động dư thừa của xã hội, giảm chi phí trung gian như: mơi giới, khuyến mại, quảng cáo quy mơ lớn,... góp phần cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm có giá thành rẻ.
1.
Quá trình hình thành và phát triển những quy định về bán hàng đa cấp tại Việt Nam
Năm 2009, Hiệp hội Bán hàng Đa cấp Việt Nam được thành lập.
Ngày 15/06/2009, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 935/QĐ-BNV, quyết định cho phép thành lập Hiệp hội bán hàng đa cấp tại Việt Nam.
Ngày 02/10/2009, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 1363/QĐ-BNV về việc phê duyệt bản Điều lệ của Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam. Theo Bản Điều lệ thì mục đích của Hiệp hội bán hàng đa cấp là nhằm “tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên, nâng cao đạo đức kinh doanh, nắm bắt kịp thời những chủ trương chính sách của Nhà nước, từ đó kinh doanh đúng pháp luật, góp phần vào việc phát triển kinh tế-xã hội”
Bán hàng đa cấp được Luật Cạnh tranh thừa nhận là loại hình kinh doanh hợp pháp, pháp luật chỉ cấm đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính và cho tới thời điểm hiện tại, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quản lý loại hình kinh doanh này. Hành lang pháp lý về bán hàng đa cấp đã dần hình thành theo sự phát triển của ngành bán hàng đa cấp, cụ thể như sau:
Ngày 01-07-2005, Luật Cạnh tranh có hiệu lực thi hành trong đó có những điều khoản quy định về bán hàng đa cấp.
Ngày 24-08-2005, Chính phủ ban hành Nghị định 110/2005/NĐ-CP quy định về Quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Sự ra đời của Nghị định này đã phần nào đã tạo ra một hành lang pháp lý để bảo vệ các cơng ty và nhà phân phối chân chính. Tuy nhiên, Nghị định vẫn cịn nhiều kẽ hở khiến cho một số cơng ty lợi dụng.
Ngày 08-11-2005, Bộ Thương mại ban hành Thông tư 19/2005/TT-
BTM hướng dẫn một số nội dung tại Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý bán
hàng đa cấp.
Ngày 30-09-2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2005/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh. Điều 58 Nghị định này quy định xử lý đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính.
Ngày 09-12-2005, Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành Quyết định
số 92/2005/QĐ-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng
Ngày 24/9/2007, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định
103/2007/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý hoạt động bán
hàng đa cấp trên địa bàn Hà Nội. Ngày 18/05/2011, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định 16/2011/QĐ-UBND về ban hành quy chế phối hợp quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn Thành phố Hà Nội thay thế Quyết định 103/2007/QĐ-UBND ngày 24/9/2007 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.
Ngày 16-01-2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2008/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại. Điều 53 Nghị định này quy định các biện pháp xử lý hành chính đối với một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực bán hàng đa cấp
2.
Những điểm chặt chẽ trong nghị định mới
Điều 2- Nghị định của Chính phủ về giám sát hoạt động BHĐC. Theo đó, nếu xét về hình thức thì các cơng ty hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng chính là doanh nghiệp BHĐC và đương nhiên cũng phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại điều 3- Dự thảo Nghị định. Tuy nhiên, kinh doanh bảo hiểm là một ngành kinh doanh đặc thù; điều chỉnh hoạt động kinh doanh này đã có những quy định pháp luật riêng. Vì vậy, cần bổ sung thêm một quy định mang tính phân biệt hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng như những hoạt động kinh doanh đặc thù khác với hoạt động bán hàng đa cấp, loại trừ chúng ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Nghị định. Ví dụ: "Các quy định của Nghị định này không áp dụng đối với những hoạt động kinh doanh hàng hoá- dịch vụ mang dấu hiệu của hoạt động bán hàng đa cấp nhưng đã được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật riêng về loại hình kinh doanh hàng hố- dịch vụ đó".
Điều 14 - Nghị định đã đề cập đến "Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp" và những điều kiện cần thiết để có được giấy chứng nhận. Có ý kiến cho rằng khơng cần thiết phải ra đời thêm một loại "giấy phép con" như thế. Bởi thực chất BHĐC khơng phải là một loại hình hay ngành kinh doanh mà chỉ là một phương thức tiếp thị kinh doanh. Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương thức tiếp thị khác nhau miễn là không trái pháp luật. Nhưng thiết nghĩ nếu "Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp" thực sự khơng cần thiết thì vấn BHĐC cũng khơng cần thiết phải được điều chỉnh riêng bởi một Nghị định ban hành song song với Luật cạnh tranh. Lẽ nào chúng ta thừa nhận rằng vấn đề BHĐC rất cần được luật hoá mà lại phủ nhận tầm quan trọng của việc giám sát nó bằng các điều kiện chặt chẽ?
3.
Những điểm còn sơ hở
Điều 3- khoản 11- điểm b- Luật cạnh tranh quy định: " Hàng hoá được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia.
Nếu căn cứ vào điều kiện này thì hoạt động BHĐC ln diễn ra ngồi doanh nghiệp, nghĩa là không thể diễn ra tại trụ sở hay chi nhánh, cơ sở sản xuất hay bất kỳ bộ phận kinh doanh, phân phối nào khác của doanh nghiệp. Điều đó dẫn đến hai hệ quả: một là, quyền lợi của người tiêu dùng không được bảo đảm; hai là, việc quản lý, giám sát của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng trở nên khó khăn. Khách hàng chỉ có mối liên hệ với mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp mà khơng được chăm sóc, bảo hành, hưởng các dịch vụ hậu mãi như ở hình thức bán hàng trực tiếp đơn cấp. Sự tự phát hình thành một mạng lưới bán hàng theo kiểu di động như vậy sẽ gây ra áp lực cho nhà quản lý, cho xã hội. Vì vậy, trong Nghị định về giám sát hoạt động BHĐC cần bổ sung thêm quy định cụ thể hoá điều 3- khoản 11- điểm b- Luật cạnh tranh theo hướng: nếu hàng hoá được người tham gia bán hàng tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại các cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp và đáp ứng đủ hai điều kiện tại điểm a và điểm c của điều 3- khoản 11 thì vẫn được coi là BHĐC và được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật về giám sát hoạt động BHĐC.
Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý bán hàng đa cấp chỉ mới đưa ra những qui định để đưa hoạt động bán hàng đa cấp vào nề nếp, chưa có gì gọi là chặt chẽ. Số tiền phạt khi vi phạm còn quá nhẹ so với lợi nhuận DN đạt được.
Nguồn: Bài viết “Vấn đề luật hóa hoạt động bán hàng đa cấp từ góc nhìn của luật sư” – LS. Đỗ Minh Ánh.